Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 2

Hà Nội………………………………………………………………… ............…


DANH MỤC SƠ ĐỒ



Trang

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDKTTK số 5 Hà Nội ..................

42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005, quy định về mục tiêu của giáo dục THPT như sau: “Giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Trong quá trình thực hiện giáo dục nghề phổ thông (GDNPT) và giáo dục hướng nghiệp (GDHN), HS cần tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp phổ biến trong xã hội, để định hướng nghề nghiệp và thấy rõ sự phù hợp của năng lực bản thân, với yêu cầu của những ngành, nghề cụ thể, được rèn luyện các kỹ năng, tác phong lao động cần thiết. Thông qua GDNPT, học sinh được vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học ở các môn NPT, môn Công nghệ và các môn học khác, vào thực tiễn đời sống và sản xuất, trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. GDNPT đồng thời góp phần rèn luyện phẩm chất, thói quen lao động, có kế hoạch, có kỷ luật, có kỹ thuật và có ý thức bảo đảm an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường. Qua hơn 30 năm hình thành, phát triển, hệ thống các trung tâm GDKTTH đã đáp ứng phần nào nhu cầu của xã hội. Nó đã và đang là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục tiêu của Giáo dục Việt Nam nhằm phát triển toàn diện năng lực của HS, ngay từ các cấp học PT. Tuân theo nguyên lý giáo dục: “học đi đôi với hành, giáo dục, học tập kết hợp với LĐSX”. Do vậy, ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, hệ thống Trung tâm GDKTTH, được thành lập trong hệ thống các cơ sở GDPT. Chỉ tính riêng ở Hà Nội đến đầu những năm 90, có tổng cộng 6 Trung tâm GDKTTH, được đặt tên từ 1 đến 6. Sau năm 2008, khi sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội thì Hà Nội có 15 Trung tâm GDKTTH. Các Trung tâm GDKTTH là các cơ sở GD trục thuộc quản lý của Sở GD&ĐT Hà Nội. Hệ thống các Trung tâm GDKTTH đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục Việt Nam. Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục, sát nhập các loại hình Trung tâm giáo dục, dạy nghề trên địa bàn mỗi quận, huyện thành một Trung tâm duy nhất với tên gọi mới: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên.

Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, được quyết định thành lập từ năm 1987, với gần 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành. Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đã có được những thành tích GD đáng tự hào, có nhiều đóng góp cho hoạt động GD thủ đô,

cũng như nền GD nước nhà. Tích cực góp phần cung ứng nguồn nhân lực địa phương và trong cả nước. Quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội cũng đã có được những thành công nhất định, tuy nhiên công tác QL hiện nay cũng gặp phải không ít khó khăn, lúng túng, chưa hiệu quả trong quá trình hoạt động [25, tr. 4- 12].

Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là giáo viên và là cán bộ quản lí chuyên môn, tôi luôn băn khoăn: làm thế nào để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay? Trả lời cho các câu hỏi trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với tiêu đề: Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất biện pháp QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH.

3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

3.3. Đề xuất một số biện pháp QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

5. Phạm vi nghiên cứu

Quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội và sử dụng các số liệu thứ cấp của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội qua các báo cáo trong những năm gần đây.

6. Câu hỏi nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, cần có những biện pháp QL nào, để hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đạt kết quả cao?

7. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đã và đang được thực hiện nhưng còn nhiều điều bất cập. Việc nâng cao nhận thức về hoạt động

QL và áp dụng một số biện pháp QL phù hợp, thì chất lượng DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội sẽ được nâng lên rõ rệt.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH. Cung cấp cơ sở khoa học để khảo sát thực trạng và đề xuất một số biện pháp QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Và có thể áp dụng cho các Trung tâm GDKTTH khác có điều kiện tương tự.

9. Phương pháp nghiên cứu

9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, so sánh các tài liệu liên quan

9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng bảng hỏi: phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng, mở về vấn đề QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Đối tượng khảo sát sẽ là GV, HS, CBQL Trung tâm từ bộ môn đến BGĐ.

- Phỏng vấn: kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn và tập trung vào GV và CBQL.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu sản phẩm của giáo viên, của học sinh qua các giờ học NPT để đánh giá thực trạng công tác quản lý DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

9.3. Các phương pháp nghiên cứu khác

- Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp của Trung tâm GDKTTH số 5 qua các báo cáo trong những năm gần đây.

- Đề tài sử dụng thuật toán thống kê để sử lý số liệu thu thập được.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: cơ sở lý luận về QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH.

Chương 2: thực trạng QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN.

Chương 3: đề xuất biện pháp QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP

1.1.Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH

1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động DHNPT nói chung và ở Trung tâm GDKTTH nói riêng

Giáo dục nghề, hướng nghiệp cho học sinh, đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đã triển khai từ những thập niên 50, 60 của thế kỷ thứ 19. Trên thực tế, nó đã trở thành một lĩnh vực tác nghiệp chuyên môn và được tích hợp chặt chẽ trong các hệ thống giáo dục, đào tạo. Giáo dục trung học phổ thông không chỉ có mục tiêu chuẩn bị nguồn cho giáo dục đại học, mà cần phải chuẩn bị cho học sinh những hiểu biết về “thế giới nghề nghiệp”, có được những kiến thức cơ bản nhất về một số nghề phổ thông, hình thành những kĩ năng kĩ thuật ban đầu trong lao động nghề, phát triển năng lực sáng tạo, ý thức tổ chức kỉ luật của người lao động.

Vào giữa thế kỉ XIX, ở Pháp xuất hiện cuốn sách “Hướng nghiệp chọn nghề”. Nội dung cuốn sách đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề do sự phát triển công nghiệp, qua đó khẳng định tính cấp thiết phải giúp đỡ thanh thiếu niên học sinh đi vào “Thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng hiệu quả lao động trẻ tuổi. Sang thế kỷ XX, các nước châu Âu (Pháp, Đức, Ba Lan), châu á (Nhật Bản, Ôxtrâylia) và Liên bang Nga đã đặc biệt quan tâm đến việc dạy môn Kỹ thuật, Công nghề, giáo dục Nghề cho học sinh. Ở Nhật Bản, công trình “Cải cách giáo dục Nhật Bản hướng tới thế kỉ 21” của Magumi Nishino (Viện nghiên cứu giáo dục Nhật Bản) đã nghiên cứu khá sâu sắc vấn đề bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết cho học sinh phổ thông. Jacques Delors, chủ tịch Uỷ ban quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỉ XXI của UNESCO, khi phân tích “Những trụ cột của giáo dục” đã viết: “Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại”, đó là 4 trụ cột mà ủy ban đã trình bày và minh họa những nền tảng của giáo dục . Theo tác giả vấn đề GDHN và học nghề của học sinh phổ thông là một căn bản không thể thiếu được trong giáo dục. Tác giả đã nhấn mạnh việc học sinh có cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp song song với việc học tập tri thức.

Dạy nghề phổ thông là xu thế mà nhà trường phổ thông của nhiều nước trên đang áp dụng có hiệu quả như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Sing-Ga-Po, Ma- Lai-XiA… cung cấp cho học sinh những cơ sở khoa học về tự nhiên, xã hội và tư duy rèn luyện các kỹ năng thực hành chuẩn bị các cơ sở ban đầu cho việc tiếp thu

khoa học kỹ thuật nghề nghiệp và bước vào cuộc sống. Dạy nghề trong nhà trường phổ thông mang tính giáo dục tiền nghề nghiệp, chuẩn bị nghề cho học sinh là chủ yếu. Ở đây chỉ trang bị những kiến thức, kỹ năng lao động cơ bản giúp cho học sinh làm quen với lao động và nghề nghiệp, khả năng vận dụng và thích ứng với cơ chế thị trường.

Ở Việt Nam, trước hết phải kể đến quan điểm mang tính định hướng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Bác, một nhà trường vì nhu cầu “học, làm, sống tốt” của xã hội học tập là “nhà trường xã hội chủ nghĩa”: “Học đi với lao động. Lý luận đi với thực hành. Cần cù đi với tiết kiệm”: học tốt (học đi với lao động, với thực hành), làm tốt (lao động, thực hành đi với học), sống tốt (cần, kiệm).

Nghị quyết TW2 của Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII đề ra nhiệm vụ của ngành giáo dục cả nước là cần mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp. Tới Đại hội X và XI, Đảng ta đã xác định đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo, yêu cầu dạy học phân ban và tự chọn ở cấp THPT trên cơ sở làm tốt công tác GDKTTH, HN và phân luồng từ THCS. Đây cũng là cơ sở mở đường cho công tác nghiên cứu và DHNPT hiện nay- [13, tr. 53].

Liên tiếp từ năm 1981 đến nay, Ban Giáo dục hướng nghiệp, Bộ Giáo dục đã nghiên cứu biên soạn tài liệu DHNPT và Sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và các lớp khối PTTH.Trong những năm gần đây, các nhà tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học đã tiếp cận nhiều đến vấn đề dạy NPT và hoạt động GDHN cho học sinh phổ thông ở các khía cạnh khác nhau. Mục tiêu “Đổi mới công tác hướng nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường. Quán triệt chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các Trung tâm KTTH - HN - DN” xác định cần: “Chú trọng việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra việc làm”, đồng thời: “Tiếp sau quá trình hướng nghiệp, dứt khoát phải dạy nghề cho học sinh... đây sẽ là một nguyên tắc rất cơ bản”- [11, tr.74].

Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp đã được tác giả làm sáng tỏ: “Trong cơ chế đổi mới hiện nay vấn đề chuẩn bị nghề nghiệp là một yêu cầu nóng bỏng của thực tế xã hội”- [11, tr. 97]. Học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp có phần giao thoa ngày càng rõ theo hướng mô đun hoá ở mức phổ thông. Phần giao thoa đó ngày càng lớn nghĩa là công tác GDHN và DNPT được tiến hành sớm và phát triển mạnh, đó là cơ sở cho việc định hướng và phân luồng học sinh, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Kết quả nghiên cứu của tác giả hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới

của giáo dục trung học hiện nay, giáo dục trung học đang ngày càng không còn là nền giáo dục cho một số ít người như vào đầu thế kỷ XX, giáo dục trung học ngày nay không phải chỉ để cho người học lên, mà còn chuẩn bị cho thanh niên đi vào thế giới lao động nghề nghiệp, đặc biệt cho những ai chỉ có thể học hết bậc trung học.

Từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy kỹ thuật, giáo dục nghề nghiệp cho HSPT, điển hình là các tác giả Phạm Tất Dong, Nguyễn Minh Đường, Đặng Danh Ánh, Phan Văn Kha, Nguyễn Đức Trí, Trần Khánh Đức. Điển hình như bài: “Một số giải pháp tổ chức hoạt động dạy học kĩ thuật ứng dụng (NPT) cho học sinh bậc TH tại các trung tâm KTTH- HN- DN” của tác giả Hà Thế Truyền.

Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu và từ kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục nghề nghiệp cho HSPT cho thấy: DHNPT không chỉ cung cấp cho HS có kiến thức, mà còn phải thực hành để có tay nghề, vào đời có thể lao động được ngay, không bỡ ngỡ; phát triển GD gắn liền với phát triển KT-XH; nội dung, hình thức tổ chức GD nghề nghiệp cho HSPT có sự khác nhau, nhưng nhìn chung đều coi đây là giai đoạn GD “tiền nghề nghiệp” hết sức quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi HS và với KT-XH.

Luận văn rút ra kết luận như sau: các công trình nghiên cứu đã thể hiện quan điểm GD của Đảng: Học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất - Nhà trường gắn liền với xã hội; chắt lọc những thành quả nghiên cứu ở nước ngoài để áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn GD Việt Nam, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm GDKTTH. Đó là những cơ sở ban đầu rất quan trọng để học sinh tiếp tục vào học tại các trường nghề. Hình thành kỹ năng nghề nghiệp, phát huy sáng tạo thành thời gian lao động tư duy. Trung tâm GDKTTH là đơn vị GD thuộc bậc PTTH trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần tạo nền tảng vững chắc để phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động DHNPT nói chung và ở Trung tâm GDKTTH nói riêng

Song song với những nghiên cứu khoa học về hoạt động DHNPT, trong những năm qua cũng có nhiều nghiên cứu về quản lý hoạt động DHNPT nói chung, về quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH nói riêng. Nổi bật trong các nghiên cứu khoa học, có liên quan tới hướng nghiên cứu của đề tài phải kể đến: “Một số

nét đổi mới công tác QL tại Trung tâm KTTH-HN Dạy nghề Phan Rang - Ninh Thuận”, tạp chí KHGD, tác giả Bùi Đức Tú (2006), viện Chiến lược và Chương trình GD, Bộ GD&ĐT; “Công tác dạy NPT- Thực trạng và giải pháp QL”, tạp chí KHGD, tác giả Bùi Đức Tú (2007), viện Chiến lược và Chương trình GD, Bộ GD&ĐT; “Biện pháp QL hoạt động DHNPT tại trung tâm GDKTTH-HN Hải Phòng”, luận văn Thạc sĩ QLGD, tác giả Vũ Văn Ngôn (2009); “Một số biện pháp chỉ đạo, quản lý có hiệu quả hoạt động DHNPT tại trung tâm GDKTTH-HN Ngũ Điền”, SKKN của tác giả Lê Quang Đại, Giám đốc trung tâm GDKTTH-HN Ngũ Điền (2014)…

Tuy nhiên trong đề tài “Quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” chúng tôi muốn đi sâu vào công tác QL hoạt động DHNPT ở đơn vị chúng tôi và từ đó đề xuất một số biện pháp QL, nhằm nâng cao chất lượng DHNPT cho HSPT tại cơ sở GD của mình và có thể áp dụng được cho các Trung tâm GDKTTH khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.2. Trung tâm GDKTTH

1.2.1. Khái niệm trung tâm GDKTTH

*GDKTTH: Giáo dục kỹ thuật tổng hợp (GDKTTH) Theo K.Marx, GDKTTH là cho HS "làm quen với những nguyên lý cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất và đồng thời trang bị cho trẻ em hay thanh thiếu niên những kỹ xảo sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sản xuất". Mục tiêu của GDKTTH là hình thành ở HS người lao động tương lai - khả năng thích ứng, khả năng di chuyển ngành nghề trong điều kiện cách mạng KHCN biến đổi; Nhiệm vụ chính của GDKTTH là "Bù đắp lại những nhược điểm do phân công lao động gây nên, sự phân công này đã cản trở HS tiếp thu những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp của mình".

V. I. Lênin coi GDKTTH là nguyên tắc chủ đạo, bắt buộc đối với GDPT, để hình thành tri thức, kỹ năng trong từng HS.

*Trung tâm GDKTTH: Tên gọi khác là Trung tâm KTTH- HN một trong những cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ chủ yếu là: dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ giáo dục đào tạo, góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT; nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về GDKTTH, HN, DN cho HSPT, thử nghiệm ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; mở lớp dạy nghề, liên kết với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục để đào tạo và tư vấn HN cho HS, thanh thiếu niên và đối tượng khác khi có nhu cầu… Trung tâm GDKTTH thực

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí