quả cao trong hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.
3.2.6. Biện pháp 6: KTĐG kết quả học NPT của HS, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, theo hướng phát triển năng lực
3.2.6.1.Mục đích
Phần đông HS cũng như CMHS có quan điểm, động cơ, học NPT để được cộng điểm khuyến khích, khi xét tuyển vào lớp 10 THPT và xét tốt nghiệp THPT, không thấy được mục tiêu chính là học để làm người, học để phát triển. Do vậy, nhiều HSPT tới Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội học NPT một cách miễn cưỡng. không tự giác, không hứng thú là khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân sâu xa được xác định, là do cách KTĐG kết quả học NPT, của HS ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội hiện nay, chủ yếu theo hướng tiếp cận nội dung, chương trình học NPT, chưa có được sự quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được bộ thang đo phù hợp với đặc thù của dạy học NPT và phù hợp với PPDH mới.
Nhằm khắc phục tồn tại nêu trên, bên cạnh công tác đổi mới phương pháp DHNPT, ở trung tâm GDKTTH, đi từ bộ ba truyền thống trong dạy học: kiến thức - kĩ năng - thái độ, sang bộ ba mới đi từ: phương pháp tự tìm tòi lấy tri thức, tức là đi từ thái độ sang kĩ năng, phương pháp, rồi đến kiến thức. Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội phải thực hiện đổi mới KTĐG kết quả học NPT của HS ở Trung tâm theo hướng phát triển năng lực. Thực hiện tốt điều đó, học sinh sẽ có được thái độ tốt, xác định được động cơ học môn NPT một cách đúng đắn, các em sẽ hào hứng trong học tập, phát triển được nội lực, năng lực của bản thân thông qua học NPT.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Xây dựng các tiêu chí đánh giá HS học NPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội theo hướng phát triển năng lực: để đánh giá HS cần căn cứ vào tính tích cực và hiệu quả của người học trong việc tham gia vào các tương tác với môi trường, GV và HS trong quá trình học tập để chiếm lĩnh nội dung kiến thức theo mục tiêu đã định. Kết quả học tập được đánh giá trên 3 lĩnh vực về: nhận thức, xúc cảm và năng lực hoạt động thực tiễn.
Nhận thức bao gồm:
- Tri thức: Nhận biết sự vật, hiện tượng, sự kiện
- Kĩ năng: Hiểu sự vật, sự kiện và hiện tượng đó; Áp dụng sự nhận biết và sự hiểu vào các tình huống học tập tương tự trên cơ sở trí nhớ, nhớ lại và làm theo mẫu.
- Kĩ năng mở rộng: phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận, đánh giá
Xúc cảm bao gồm:
- Kĩ năng cảm thụ và phán xét giá trị- thừa nhận, chấp nhận,phản đối, phê phán
- Kĩ năng biểu đạt thái độ: bất bình, hài lòng
- Kĩ năng ứng xử tình cảm và văn hoá thẩm mĩ phù hợp với nội dung học tập của từng môn NPT.
Năng lực hoạt động thực tiễn gồm:
- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng sống
- Kĩ năng di chuyển kiến thức và phương thức thực hiện trong các tình huống thực tế thay đổi.
- Kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề từ những hiện tượng, sự kiện thực tiễn.
Cách thức đánh giá: Đánh giá tính tích cực và hiệu quả khi người học tham gia các tương tác SP được thực hiện thông qua quá trình quan sát trực tiếp và tham khảo ý kiến của học sinh cùng tham gia học NPT.
Đánh giá kết quả học NPT của HS, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, được thông qua các bài kiểm tra, bài thi. các tiêu chí đánh giá kết quả (về nhận thức, tình cảm và khả năng biểu cảm, năng lực hoạt động thực tiễn) được sử dụng để xây dựng thang điểm và biểu điểm. Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm riêng cho các kì thi và kiểm tra. Tuy nhiên trong đào tạo thì không được lạm dụng hình thức này. Vì nhược điểm cơ bản của trắc nghiệm khách quan là khó đánh giá được khả năng sáng tạo cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Trung tâm GDKTTH số 5 HN, chịu trách nhiệm chính trong công tác KTĐG nhưng không phải là BGĐ Trung tâm mà chính là GV và HS. Do xác định GV có trách nhiệm cao trong công tác KTĐG , nên cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận và phương pháp KTĐG, cho đội ngũ GV và CBQL Trung tâm.
Thực hiện tuyên truyền cho GV Trung tâm thấy rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, hiệu quả mang lại nếu thực hiện tốt KTĐG kết quả học NPT của HS theo hướng phát triển năng lực của người học. KTĐG là một khâu rất quan trọng trong quá trình DHNPT. Kiểm tra đánh giá không chỉ là công cụ cho quản lý chất lượng GD của các cấp quản lý và của GV, mà còn là quyền lợi, niềm vui và cơ hội cho HS học NPT.
Đổi mới KTĐG theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, là một hướng mới phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn diện GD hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng DHNPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng các tiêu chí cho KTĐG kết quả học NPT của HS theo hướng phát triển năng lực của người học, tổ chức các buổi tập huấn cho CBQL, GV Trung tâm hiểu rõ và sử dụng tốt công cụ KTĐG mới trong dạy học NPT.
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi, của những biện pháp quản lý hoạt động DHNPT, được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu câu hỏi với 8 CBQL các cấp ở Trung tâm và 24 GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.
3.3.1. Tính cấp thiết
Bảng 3.3. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay
Biện pháp | Tính cấp thiết | ||||||
Rất cấp thiết | Cấp thiết | Không cấp thiết | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Biện pháp1: Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội | 32 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Biện pháp 2: Tchức phân công LĐ, củng cố và phát triển đội ngũ TT GDKTTH số 5 HN, đáp ứng yêu cầu DHNPT trong giai đoạn hiện nay. | 26 | 81,2 | 6 | 18,8 | 0 | 0 |
3 | Biện pháp 3: Điều chỉnh danh mục NPT, cải tiến ND chương trình, đổi mới phương pháp DHNPT, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. | 31 | 96,8 | 1 | 3,2 | 0 | 0 |
4 | Biện pháp4: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, với các trường PT trong quản lý DHNPT. | 32 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5 | Biện pháp 5: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả CSVC- thiết bị dạy học phục vụ hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà nội, trong giai đoạn hiện nay | 30 | 93,7 | 2 | 6,3 | 0 | 0 |
6 | Biện pháp 6: KTĐG kết quả học NPT của HS, theo hướng phát triển năng lực. | 23 | 71,8 | 9 | 28,2 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Và Hs Về Mức Độ Thực Hiện Một Số Nội Dung Qlhs Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội.
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dhnpt, Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội, Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Biện Pháp 4: Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Giữa Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội, Với Các Trường Pt Trong Quản Lý Dhnpt
- Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 15
- Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Qua kết quả bảng 3.3 cho thấy: Biện pháp 1 và biện pháp 4 có 100% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức rất cấp thiết; Biện pháp 3 và biện pháp 5 có trên 90% ý
kiến đánh giá ở mức rất cấp thiết; Biện pháp 2 có được trên 80% ý kiến đánh giá ở mức rất cấp thiết; Biện pháp 6 có 71,8% ý kiến đánh giá ở mức rất cấp thiết. Kết quả điều tra, khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ CBQL, GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, về tính cấp thiết của các biện pháp đưa ra về quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, hầu hết các ý kiến đều đánh giá ở mức rất cấp thiết, không có ý kiến nào đánh giá ở mức không cấp thiết.
Như vậy có thể đưa ra kết luận, 6 biện pháp đưa ra ở trên là rất cấp thiết, đối với công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.
3.3.2. Tính khả thi
Bảng 3.4. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay
Biện pháp | Tính khả thi | ||||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Biện pháp1: Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. | 27 | 84,4 | 5 | 15,6 | 0 | 0 |
2 | Biện pháp 2: Tchức phân công LĐ, củng cố và phát triển đội ngũ TT GDKTTH số 5 HN, đáp ứng yêu cầu DHNPT trong giai đoạn hiện nay. | 30 | 93,7 | 2 | 6,3 | 0 | 0 |
3 | Biện pháp 3: Điều chỉnh danh mục NPT, cải tiến ND chương trình, đổi mới phương pháp DHNPT, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. | 29 | 90,6 | 3 | 9,4 | 0 | 0 |
4 | Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 HN với các trường PT trong quản lý DHNPT. | 31 | 96,8 | 1 | 3,2 | 0 | 0 |
5 | Biện pháp 5: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả CSVC- thiết bị dạy học phục vụ hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà nội, trong giai đoạn hiện nay | 26 | 81,2 | 6 | 18,8 | 0 | 0 |
6 | Biện pháp 6: KTĐG kết quả học NPT của HS, theo hướng phát triển năng lực. | 22 | 68,7 | 10 | 31,3 | 0 | 0 |
Kết quả bảng 3.4 cho thấy cho thấy: có 3 biện pháp 2, 3 và 4 nhận được trên 90% ý kiến đánh giá là rất khả thi; các biện pháp 1 và 5 có trên 80% ý kiến được hỏi, đánh giá ở mức rất khả thi; Biện pháp 6 có 68,7% ý kiến đánh giá ở mức rất khả thi. Kết quả điều tra, khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ CBQL, GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, về tính khả thi của các biện pháp đưa ra về quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, nhận được hầu hết các ý kiến đều đánh giá ở mức rất khả thi, không có ý kiến nào đánh giá ở mức không khả thi.
Như vậy có thể kết luận rằng, 6 biện pháp đưa ra ở trên đều có tính khả thi rất cao, nếu sử dụng nghiêm túc, có sự vào cuộc của lãnh đạo Trung tâm, nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 3
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng DHNPT và quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng DHNPT và quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp quản lý đề xuất, có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này lại là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia; chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng góp phần nâng cao chất lượng DHNPT và quản lý DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận khoa học về DHNPT, từ thực trạng hoạt động DHNPT và công tác quản lý DHNPT, đồng thời xuất phát từ những kết quả khảo sát đội ngũ CBQL, GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đưa ra, áp dụng ở môi trường Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Có thể kết luận rằng: 6 biện pháp đề xuất ở trên là rất cấp thiết, rất khả thi, nếu được ứng dụng hợp lý, hiệu quả vào môi trường DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay, sẽ mang lại thành công trong hoạt động DHNPT và công tác quản lý DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ
1. Kết luận
Đảng và Nhà nước ta đã xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi người được học tập và phát triển hết khả năng của bản thân. DHNPT ở Trung tâm GDKTTH, trong giai đoạn hiện nay, đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, nó có những đóng góp không nhỏ giúp hoàn thành nhiệm vụ giáo dục HSPT, thành những con người phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế.
Quản lý DHNPT trên bình diện cả nước nói chung và ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội nói riêng, trong những năm qua đã có được những thành công nhất định, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, từ những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, làm cho hoạt động DHNPT và công tác quản lý DHNPT còn tồn tại nhiều yếu kém, nhất là trong lĩnh vực quả lý DHNPT. Với mong muốn, có những đóng góp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã tập chung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn, từ đó đề xuất những biện pháp cấp thiết, khả thi trong công tác quản lý, hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, giai đoạn hiện nay.
1.1.Về lý luận
Để tài đã ng.cứu một cách có hệ thống các cơ sở lý luận KH về các vấn đề:
- Dạy học, quản lý DH và nhất là DHNPT và quản lý DHNPT.
- Các chủ trương, chính sách, sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của các cấp chính quyền về DHNPT và quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTT.
- Nghiên cứu về loại hình Trung tâm GDKTTH, hoạt động dạy học NPT ở Trung tâm GDKTTH, quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH và các yếu tố tác động tới nó.
- Giúp tác giả có được cái nhìn logic, biện chứng, có được cơ sở lý luận, cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
1.2.Về thực trạng
Luận văn tiến hành khảo sát, tìm hiểu những nét cơ bản về đặc điểm kinh tế- xã hội của Hà Nội, về Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, về GDKTTH trên địa bàn cả nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội và ở tại địa phương. Tập trung đi sâu khảo sát, đánh giá một cách chi tiết, đầy đủ và cụ thể thực trạng các vấn đề:
- Nhận thức của đội ngũ trung tâm, của HS và CMHS về DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.
- Hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.
- Quản lý hoạt động DHNPT ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.
Kết quả điều tra, thu nhận từ thực tế các ý kiến đóng góp từ nhiều nguồn thông tin, từ nhiều đối tượng của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, từ đó có được cái nhìn bao quát, tổng thể về thực trạng hoạt động DHNPT, quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thời cơ và cả những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.
- Điểm mạnh: Có đội ngũ CBQL nhiệt tình, năng động, công tác quản lý hoạt động DHNPT luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. Đội ngũ Trung tâm có trình độ, năng lực sư phạm tương đối đồng đều, nhiệt huyết trong công tác DHNPT và quản lý DHNPT. Trong công tác DHNPT và quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp lãnh đạo, quản lý. Công tác quản lý ở Trung đã thực hiện được một số biện pháp quản lý tương đối hiệu quả trong lĩnh vực quản lý đội ngũ GV, quản lý HS ở Trung tâm.
- Điểm yếu: Chưa có được biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực như: Nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT; tổ chức, phân công lao động trong Trung tâm còn có nhiều bất cập, chưa kịp thời đổi mới cho phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của Trung tâm; chưa kịp thời điều chỉnh, đổi mới danh mục đào tạo các môn NPT, chậm cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp DHNPT ở Trung tâm; chưa quản lý tốt cơ chế phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội với các nhà trường PT, trong quản lý HS học NPT ở Trung tâm; Khai thác, sử dung CSVC- thiết bị dạy học NPT ở Trung tâm chưa hợp lý, hiệu quả; Chưa đổi mới công tác KTĐG học sinh học NPT để có được chất lượng, hiệu quả cao…Cán bộ lãnh đạo, đội ngũ CBQL Trung tâm cần chú trọng quan tâm khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên. Đây cũng là cơ sở để luận văn đề xuất các biện pháp quản lý, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đề xuất các biện pháp
Từ các cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội nêu trên, luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý dưới đây, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động
DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. các biện pháp đó là:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT .
- Biện pháp 2: Tổ chức phân công lao động, củng cố và phát triển đội ngũ GV dạy NPT.
- Biện pháp 3: Điều chỉnh danh mục NPT, cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp DHNPT.
- Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, với các trường PT trong quản lý DHNPT.
- Biện pháp 5: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả CSVC- thiết bị dạy học phục vụ hoạt động DHNPT.
- Biện pháp 6: KTĐG kết quả học NPT của HS, theo hướng phát triển năng lực.
Chúng tôi tin tưởng rằng, từ thực tế, từ sự tâm huyết của tác giả thực hiện đề tài, đã gắn bó gần trọn cuộc đời với loại hình Trung tâm GDKTTH, hiểu rõ, hiểu sâu về những thăng trầm của hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH, nếu nội dung đề tài nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, nhất là sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, ứng dụng các biện pháp quản lý đề xuất ở trên, vào thực hiện ở Trung tâm, nhất định sẽ mang lại những thành công trong công tác quản lý DHNPT, quản lý Trung tâm GDKTTH số 5 HN trong giai đoạn hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Xây dựng một bộ máy quản lý hệ thống Trung tâm GDKTTH, ổn định lâu dài, có chất lượng, phù hợp với sự phát triển của hệ thống giáo dục Việt nam hiện nay.
- Thể chế hoá nhanh chóng, kịp thời, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trong lĩnh vực DHNPT, thành những cơ chế, chính sách chi tiết, cụ thể. Kịp thời soạn thảo, ban hành, chỉ đạo, thực hiện, các văn bản dưới Luật giáo dục và Bộ luật lao động trong lĩnh vực GDKTTH và dạy NPT, nhằm có được một hệ thống chính sách đồng bộ, thông thoáng, đủ sức, tạo động lực, thúc đẩy hoạt động DHNPT và quản lý DHNPT phát triển.
- Sớm ban hành quy định riêng, cụ thể về “bộ chuẩn quốc gia” đối với DHNPT, với những nét đặc thù riêng của nó, nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động DHNPT.
- Nghiên cứu để sớm chỉ đạo, ban hành quy chế liên thông giữa DHNPT cấp THCS với DHNPT cấp THPT.