Bảng 2.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Nội dung quản lý | Mức độ thực hiện, Số lượng % | ||||
Tốt | Khá | TB | Chưa tốt | ||
1 | Phổ biến cho giáo viên các văn bản quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp loại học sinh. | 80 80,0% | 20 20,0% | 0% | 0 |
2 | Quy định thời điểm kiểm tra theo phân phối chương trình từng học kỳ, cả năm. | 90 90,0% | 10 10% | 0% | 0 |
3 | Quy định hình thức chấm chéo, tập trung và việc chấm trả bài cho học sinh đúng quy chế. | 65 65,0% | 25 25,0% | 10 10,0% | 0 |
4 | Tổ chức kiểm tra vở của học sinh, sổ điểm định kỳ, đột xuất. | 80 80,0% | 20 20,0% | 0% | 0 |
5 | Xây dựng chế độ thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. | 35 35,0% | 50 50,0% | 15 15,0% | 0 |
6 | Xử lý các trường hợp vi phạm. | 95 95,0% | 5 5,0% | 0% | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Hoạt Động Học Môn Tiếng Việt Của Học Sinh Tiểu Học
- Vài Nét Khái Quát Về Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội, Giáo Dục Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Học Môn Tiếng Việt Của Học Sinh Tiểu Học
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Ở Các Trường Ptdt Bán Trú Tiểu Học Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Biện Pháp 2 Quản Lý Việc Thực Hiện Chương Trình Và Kế Hoạch Dạy Học Môn Tiếng Việt
- Biện Pháp 5 Tổ Chức Tốt Việc Dự Giờ, Thăm Lớp Dạy Học Môn Tiếng Việt
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Kết quả thu được cho thấy, hiệu trưởng các trường đã thường xuyên thực thực hiện việc phổ biến các văn bản, quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh và chỉ đạo giáo viên tổ chức kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng, đảm bảo đúng công bằng, đồng thời hiệu trưởng cũng đã có biện pháp xử lý các trường hợp sai phạm về điểm số, về kết quả đánh giá xếp loại học sinh. Kết quả khảo sát các nội dung này cho thấy 100% phiếu đánh giá là khá, tốt.
Tuy nhiên; nội dung hình thức chấm chéo, tập trung, việc chấm trả bài cho học sinh đúng quy chế và nhất là chế độ báo cáo thông tin kết quả học tập giữa gia đình và nhà trường, theo phiếu đánh giá hiệu trưởng thực hiện chưa
thường xuyên, kết quả thực hiện ở mức trung bình. Nguyên nhân là do hiệu trưởng chưa có biện pháp quy định cụ thể cho giáo viên, quản lý chưa chặt chẽ, các biện pháp chưa mang được hiệu quả cao.
Bảng 2.8. Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh
Nội dung quản lý | Mức độ thực hiện, Số lượng % | ||||
Tốt | Khá | TB | Chưa tốt | ||
1 | Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nề nếp, kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp. | 90 90,0% | 10 10,0% | 0% | 0 |
2 | Chỉ đạo, tổ chức họp phụ huynh đầu năm, giữa học kỳ, cuối kỳ và cuối năm để thông báo tình hình học tập và giáo dục học sinh. | 95 95,0% | 5 5,0% | 0% | 0 |
3 | Chỉ đạo đánh giá, nắm chắc tình hình và năng lực học tập môn Tiếng Việt. | 60 60,0% | 32 32,0% | 8 8,0% | 0 |
4 | Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt. | 46 46,0% | 54 54,0% | 0% | 0 |
5 | Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh học sinh thông báo tình hình học tập qua sổ liên lạc hàng tháng. | 30 30,0% | 55 55,0% | 10 10,0% | 5 5,0% |
Kết quả điều tra cho thấy, các nhà trường đã làm một số công việc quản lý hoạt động học của học sinh như sau:
Biên chế lớp một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đồng đều giữa các lớp, đã tổ chức tốt việc họp phụ huynh đầu năm học, để nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho phụ huynh học sinh nắm được kế hoạch và phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, thông qua họp phụ huynh nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh các biện pháp giáo dục học sinh của lớp trong năm học.
Vì vậy kết quả điều tra, nhà trường chưa thực hiện triệt để nội dung quản lý đánh giá, nắm bắt tình hình và năng lực học tập môn Tiếng Việt, tỉ lệ trung bình 32%, chưa tốt 8%.
Thông qua sổ liên lạc giáo viên chủ nhiệm thông báo cho phụ huynh học sinh tình hình học tập của con em mình trên lớp, đồng thời giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh nắm bắt được việc học tập ở nhà của học sinh. Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo hoạt động học của học sinh theo kế hoạch, song vẫn còn nhiều hạn chế đó là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên chủ nhiệm chưa duy trì thường thường xuyên việc thông báo tình hình học tập của học sinh qua sổ liên lạc và thể hiện ở mức chưa tốt được đánh giá là 5%.
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.4.1. Các yếu tố khách quan
Huyện Nậm Pồ là một huyện khó khăn thuộc vùng biên giới của tỉnh Điện Biên với hơn 90 % dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, 8/15 xã thuộc xã biên giới.
Do đặc thù văn hóa dân tộc và vùng miền đó là huyện Nậm Pồ được thành lập từ năm 2013 trên cơ sở những xã đặc biệt khó khăn của hai huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, Nậm Pồ có xuất phát điểm kinh tế thấp, trình độ dân trí lạc hậu, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. theo kết quả rà soát năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Nậm Pồ là 67,97%.
Do tập quán di canh, di cư của một số dân tộc thiểu số cũn là yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Ngoài ra do cuộc sống khó khăn nên một số hộ đi trung quốc làm thuê, phó mặc con cái cho nhà trường.
Quá trình phát triển tự nhiên về tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là dân tộc Hmông chiếm 69,18%; dân tộc Thái chiếm 18,50%; dân tộc Dao chiếm 4,15%; dân tộc
Hoa chiếm 1,52% dân tộc Kháng chiếm 0,91%; dân tộc Cống chiếm 0,75%; và các Dân tộc khác chiếm 0,2%. Các thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong môi trường tự nhiên ở gia đình, cộng đồng và xã hội. các thao tác tư duy cơ bản của trẻ được hình thành, củng cố và phát triển bằng tiếng mẹ đẻ. do vậy các em vẫn còn chưa thông thạo tiếng phổ thông, không biết sử dụng tiếng phổ thông trong các tình huống giao tiếp dẫn đến nhút nhát, rụt rè, lảng tránh và thiếu tự nhiên.
Trong quá trình học tập sự biến đổi nhận thức của người học chịu sự tác động của lực lượng giáo dục, của nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và các hình thức dạy học, trong điều kiện dạy và học cụ thể, dưới ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội.Phong tục tập quán, lối sống, những giá trị văn hóa truyền thống đã được hình thành ở học sinh. Như vậy đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc bao gồm những yếu tố đã ổn định và những yếu tố mới hình thành và phát triển trong quá trình dạy học và giáo dục.
2.4.2. Các yếu tố chủ quan
Để đáp ứng với xu thế đổi mới của nền Giáo dục hiện nay, người hiệu trưởng phải có khả năng xử lý thông tin các thông tư, chỉ thị và nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục phải được cập nhật và triển khai một cách nhanh chóng, toàn diện. Phải xây dựng mạng lưới quan hệ giữa nhà trường với gia đình, giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể xã hội, giữa giáo viên và người quản lý, giữa giáo viên với học sinh. Có giao tiếp tốt, phản hồi nhanh, người hiệu trưởng phải biết vận động và thuyết phục hơn ra lệnh, biết quyết đoán, trung thực và liêm khiết, biết tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả đi đúng với chủ trương đường lối và chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện. Đáp ứng mục tiêu giáo dục thời đại mới.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số thông tin chưa được cập nhật nhanh chóng. Tư duy của một số người quản lý cũng như giáo viên vẫn chưa linh hoạt và sáng tạo còn tồn tại một số ý kiến máy mọc, rập khuân, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục đối với vùng, miền.
2.5. Nhận xét chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.5.1. Ưu điểm và hạn chế
Qua nghiên cứu về Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. tác giả đã khái quát một số ưu điểm và những mặt hạn chế trong quá trình Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng các nhà trường.
* Ưu điểm
- Về mặt tác động tới nhận thức của giáo viên: Giáo viên nhận thức được vai trò quan trọng của người thầy trong quá trình dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người giáo viên trong công tác giảng dạy, nghiêm túc thực hiện mọi nội quy, quy chế của nhà trường và của ngành đề ra.
- Về quản lý hoạt động của giáo viên: Cán bộ quản lý nhà trường là người có tư tưởng lập trường vững vàng, có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, luôn là người nhiệt tình thiết tha trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.
Hiệu trưởng là người đề ra kế hoạch chung, kế hoạch phải phù hợp với thực tế của nhà trường, có những quyết định đúng đắn kịp thời, tổ chức công việc một cách khoa học.
Việc quản lý chương trình dạy học ở nhà trường được thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng dạy dồn, hay cắt xén chương trình, do vậy nhà trường đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát chương trình.
Hàng năm nhà trường đều tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập quy chế, nhiệm vụ năm học mới, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại và đã thực hiện tốt.
Đánh giá việc dự giờ tham lớp, rút kinh nghiệm bài giảng qua các đợt thao giảng và được tổ chức thường xuyên, có tác dụng tốt trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.
Duy trì chế độ kiểm tra chuyên môn định kỳ, đột xuất, phối hợp chặt chẽ với tổ chức trong nhà trường để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đại và học.
Xây dựng được chế độ tuyên dương khen thưởng kịp thời, tác dụng đẩy mạnh thi đua trong nhà trường.
- Về quản lý hoạt động của học sinh: Thực hiện tốt việc phân công đội ngũ cán bộ lớp là những em gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích học tập cao, nhiệt tình, có năng lực điều hành quản lý hoạt động của lớp.
* Những mặt hạn chế:
- Về mặt nhận thức: Bản thân hiệu trưởng chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc quản lý dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học, một số cán bộ quản lý còn làm theo cảm tín, chưa được khoa học.
Việc tác động đến ý thức và nhận thức của giáo viên tuy đã được thực hiện song còn chưa thường xuyên nên một số giáo viên chưa có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.
Về quản lý hoạt động của giáo viên: Về khâu chuẩn bị bài lên lớp, đổi mới phương pháp dạy học, quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh còn chưa chặt chẽ, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, cụ thể là:
Việc xây dựng kế hoạch phần đa chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn của các tổ chuyên môn, và của cá nhân còn sơ sài, chiếu lệ, nên tính khả thi chưa cao.
Về tổ chức, thực hiện kế hoạch, còn thiếu tính thường xuyên, việc quản lý chuẩn bị bài soạn trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng và hình thức, chưa quan tâm đến chất lượng giáo án, vẫn còn hiện tượng dạy chay, chưa chú ý tới phương pháp, nội dung và cách thức tổ chức lớp học mà chủ yếu chỉ kiểm tra, đánh giá các bước lên lớp.
Việc chỉ đạo dạy học theo phương pháp day học tích cực còn lúng túng, phương pháp dạy học còn nặng nề truyền thụ một chiều, ít phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Công tác chỉ đạo chuyên môn, phát động phong trào làm đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chưa thường xuyên.
Do thiếu thiết bị đồ dùng dạy học, tài liệu của môn học chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trong tình hình mới, nhà trường chưa chú ý bổ sung sách tham khảo cho giáo viên, trong thư viện chủ yếu là sách được cấp phát.
Việc chỉ đạo thời gian dự giờ tham lớp, đúc kết kinh nghiệm của tổ chuyên môn và việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề chưa được bồi dưỡng thường xuyên.
2.5.2. Các nguyên nhân thành công và hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Nguyên nhân thành công và hạn chế về Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. tác giả đã khái quát một số nguyên nhân thành công và nguyên nhân hạn chế trong quá trình Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng các nhà trường.
* Nguyên nhân thành công
Được sự quan tâm của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ, Phòng GD&ĐT đã tạo điều kiện về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực để cho ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ ngày càng phát triển, với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đa số đạt trên chuẩn, tỉ lệ các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng, các thành tích hoạt động văn hóa giáo dục và các hoạt động đều đạt chất lượng. Đội ngũ giáo viên dạy môn Tiếng Việt nói riêng và dạy tiểu học nói chung hàng năm đều đạt được giáo viên dạy giỏi, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt được Chiến sĩ thi đua cơ sở. Hiệu trưởng ở các trường đều quan tâm đến nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Đã xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển thông qua phân tích thực trạng giáo dục để có căn cứ đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học.
* Nguyên nhân hạn chế
Do một số giáo viên còn khá trẻ, một số giáo viên ít năm nữa về hưu nên hạn chế về phương pháp giảng dạy hoặc tâm huyết, việc quản lý tự học và tự
bồi dưỡng,quản lý hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy của giáo viên, quản lý việc chuẩn bị thiết kế bài dạy và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh chưa cao. Quản lý thực hiện chương trình, nội dung hoạt động thông qua kế hoạch bài giảng, các loại hồ sơ chuyên môn chưa thực sự hiệu quả, mặc dù giáo viên chủ động trong việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy theo quy định, vì vậy việc thực hiện còn thụ động, mang tính chất đối phó, chưa chủ động và linh hoạt trong thực hiện cho phù hợp với đối tượng học sinh, việc xây dựng kế hoạch bài soạn khá đầy đủ song chất lượng chưa được chi tiết và chưa thể hiện các tình huống xảy ra trong quá trình dạy học. Thiết bị dạy học chưa được coi là phương tiện hữu hiệu trong việc khai thác kiến thức của bài học, vẫn coi việc sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là hình thức. Chưa có kế hoạch cụ thể về đánh giá kết quả giảng dạy và đưa vào tiêu chí công tác chuyên môn một cách tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục của nhà trường.