Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nội dung

1.

BGH

Ban giám hiệu

2.

CBQL

Cán bộ quản lý

3.

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

4.

CNTT

Công nghệ thông tin

5.

CSVC

Cơ sở vật chất

6.

CT

Chỉ thị

7.

CT GDPT

Chương trình giáo dục phổ thông

8.

DH

Dạy học

9.

ĐTB

Điểm trung bình

10.

GD

Giáo dục

11.

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

12.

GV

Giáo viên

13.

HĐDH

Hoạt động dạy học

14.

HĐND

Hội đồng nhân dân

15.

HS

Học sinh

16.

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

17.

KTDH

Kỹ thuật dạy học

18.

KTKN

Kiến thức kỹ năng

19.

KTXH

Kinh tế xã hội

20.

NQ/TW

Nghị quyết/ Trung ương

21.

PPCT

Phân phối chương trình

22.

PPDH

Phương pháp dạy học

23.

PTNL

Phát triển năng lực

24.

QLGD

Quản lý giáo dục

25.

SGK

Sách giáo khoa

26.

SHCM

Sinh hoạt chuyên môn

27.

TBDH

Thiết bị dạy học

28.

THPT

Trung học phổ thông

29.

TTCM

Tổ trường chuyên môn

30.

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực - 2

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Các nội dung dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực 15

Bảng 1.2. So sánh một số đặc trưng cơ bản của dạy học theo cách tiếp cận truyền thống và theo tiếp cận phát triển năng lực người học 16

Bảng 1.3. Bảng so sánh giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học 17

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh các năm học 2015

- 2016 đến năm học 2017-2018 45

Bảng 2.2. Số giải học sinh giỏi các cấp môn Tiếng Anh từ 2015 đến 2017 ...46 Bảng 2.3. Thực trạng CSVC phục vụ dạy và học năm học 2017 - 2018 46

Bảng 2.4. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 50

Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo hướng giao tiếp hàng ngày 51

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng PPDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 52

Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 53

Bảng 2.8. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 54

Bảng 2.9. Thực trạng quản lí phát triển chương trình và xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 55

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 57

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo việc soạn giáo án của giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 59

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo việc lên lớp của giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 60

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 61

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 63

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực 65

Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy theo tiếp cận năng lực 67

Bảng 2.17. Thực trạng quản lí các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 69

Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 72

Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 73

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 96

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả khảo sát các nội dung quản lý hoạt động

dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 71

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp quản lý đề xuất 97


Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý 9

Sơ đồ 1.2. Quan hệ các chức năng quản lý 10

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Với xu thế hội nhập, ngoại ngữ đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, giáo dục, du lịch, thương mại và đời sống hàng ngày... Ngoại ngữ không chỉ góp phần trang bị cho HS những tri thức cần thiết về các đối tượng nhận thức thế giới khách quan thuộc các lĩnh vực chuyên ngành mà còn là một công cụ rất quan trọng giúp cho họ nắm chắc hơn các tri thức cơ sở của các chuyên ngành khác, đồng thời giúp cho việc phát triển năng lực trí tuệ của họ được phát triển hơn. Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp mới, giúp người học nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của mình qua việc tiếp xúc, tìm hiểu và chọn lọc những tri thức văn hóa không những của riêng dân tộc đó mà còn của cả loài người.

Trước những yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp nhằm phát triển giáo dục vững chắc và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới đó là đổi mới việc quản lý tổ chức hoạt động dạy học ngoại ngữ trong hệ thống GDQD để cung cấp cho thế hệ trẻ một phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong môi trường đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Theo số Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ: “...yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những đòi hỏi bức xúc phải đổi mới căn bản quá trình dạy và học ngoại ngữ cho thể hệ trẻ...” [1]. Ngoại ngữ đã trở thành nhu cầu ngày càng phát triển cùng với sự phát triển đi lên của toàn xã hội. Chính vì vậy việc học ngoại ngữ nói chung, dạy học tiếng Anh nói riêng vừa là xu hướng tất yếu, vừa là một nhiệm vụ của các nhà trường hiện nay.

Trong những năm qua, việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống GDQD đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp của HS còn hạn chế. Nguyên nhân là do việc tổ chức dạy học ngoại ngữ ở các cấp học còn nhiều bất cập, một bộ phận GV dạy ngoại ngữ còn hạn chế về năng lực chuyên môn, phương pháp chưa đổi mới, chưa thích ứng với sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ bắt buộc được đưa vào dạy học ở trường bậc học khác nhau trong hệ thống GDQD. Thực tế cho thấy việc dạy học tiếng Anh ngày nay ở nước ta đang phát triển với nhiều thuận lợi. Số lượng người có nhu cầu học ngày càng tăng: Hệ thống tài liệu dạy học phong phú; Các trang thiết bị hỗ trợ dạy học đa dạng, hiện đại,... Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong thực tế dạy học bộ môn này. Người dạy, người học còn lúng túng trong việc lựa chọn tài liệu, phương pháp, phương tiện dạy học hữu hiệu nhất.

Các nhà QLGD đang tìm phương pháp QL hiệu quả tốt nhất đổi với quá trình dạy học bộ môn tiếng Anh. Hoạt động dạy học bộ môn này ở các lớp ở Trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long trong thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về thực hiện nội dung chương trình để phù hợp với trình độ HS, việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ, đội ngũ GV chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, trang thiết bị cho dạy học được đầu tư nhiều nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả. Việc QL các khâu trong quá trình dạy học bộ môn còn chưa chặt chẽ. Việc dạy học ngoại ngữ chưa được coi trọng đúng mức, môn tiếng Anh thường bị coi là môn phụ, một số HS học tiếng Anh chưa tự giác. Tuy nhiên, để hình thành năng lực ngoại ngữ cho học sinh, có một số công trình đã nghiên cứu, nhưng dựa trên tiếp cận phát triển năng lực và triển khai ở trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long còn chưa được nghiên cứu.

Chính vì những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực” được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo phương pháp phát triển năng lực người học tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Anh cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS theo tiếp cận phát triển năng lực.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS Hồng Hải, TP. Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS Hồng Hải, TP. Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực chưa đạt được kết quả tốt do một số hạn chế từ phía người quản lý, giáo viên và cơ sở vật chất... Nếu dựa vào các nội dung quản lý hoạt động dạy học để đề xuất và áp dụng một số biện pháp quản lý phù hợp và tác động đồng bộ đến các nhân tố của hoạt động dạy học môn tiếng Anh như: chương trình, người dạy, người học và các điều kiện phục vụ dạy và học… sẽ góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Anh cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh ở trường THCS.

5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THCS Hồng Hải, TP. Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực và phân tích nguyên nhân của thực trạng.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THCS Hồng Hải, TP. Hạ Long theo

tiếp cận phát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Đề tài dựa trên tiếp cận phát triển năng lực và quản lý nội dung và điều kiện của hoạt động dạy học để triển khai nghiên cứu

6.2. Giới hạn về khách thể điều tra

Đề tài đã tiến hành làm các phiếu hỏi (xem phụ lục) để khảo sát đối với 35 người, bao gồm:

01 Phó giám đốc, 01 chuyên viên phụ trách tiếng Anh của Sở GD&ĐT. 02 chuyên viên Phòng GD&ĐT.

03 Ban giám hiệu.

07 giáo viên dạy Tiếng Anh của trường THCS Hồng Hải. 21 giáo viên dạy Tiếng Anh trọng cụm chuyên môn số 3.

6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Đề tài sử dụng số liệu thống kê của ba năm học gần đây (từ năm học 2015-2016 đến năm 2017-2018).

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa,… các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Anh, học sinh THCS về thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Phương pháp này cũng sử dụng để đánh giá các biện pháp được đề xuất.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, mô hình quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí