- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin về thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
- Phương pháp phỏng vấn: Xin ý kiến trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Anh của trường trung học cơ sở Hồng Hải và của các trường trong cụm chuyên môn số 3, thành phố Hạ Long nhằm đánh giá về trực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh trong nhà trường, nguyên nhân của thực trạng quản lý.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu báo cáo tổng kết, sơ kết, hồ sơ dạy học, quản lý của nhà trường trong các năm học gần đây nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Qua ý kiến chuyên gia, có thể điều chỉnh các nhận định, nội dung khảo sát và đề xuất các biện pháp quản lý của nghiên cứu này.
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá các kết quả điều tra thu được.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở theo tiếp cận phát triển năng lực.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực - 1
- Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực - 2
- Các Nội Dung Dạy Học Theo Tiếp Cận Phát Triển Năng Lực
- Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Và Hình Thành Năng Lực Tiếng Anh
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Tại Trường Trung Học Cơ Sở Theo Tiếp Cận Phát Triển Năng Lực
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá, vai trò của Tiếng Anh ngày càng được khẳng định. Nội dung chương trình, phương pháp dạy học tiếng Anh đã được thay đổi, các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc dạy học tiếng Anh cũng được đầu tư và phát triển. Nhận thức của phụ huynh HS và xã hội về vai trò của tiếng Anh ngày càng được nâng cao. Trong bậc học THPT, việc dạy và học môn Tiếng Anh như thế nào nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế đã được đề cập đến trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ năm học 2005 - 2006. Chính phủ và Bộ giáo dục đã ban hành nhiều văn bản và tài liệu hướng dẫn, tổ chức các hội thảo ở nhiều cấp độ về đảm bảo chất lượng môn ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông, nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh, đổi mới phương pháp giảng dạy...
Các vấn đề về dạy học và dạy học tiếng Anh đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu và tổng hợp thành các lí luận liên quan tới quản lý và giảng dạy tiếng Anh. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Teaching English Cambridge University Press, 1995” của Adrian Doff; "English Brainstormers" của Jack Umstatter, "The Learner Centered Curriculum" của Nunan D, "Approaches and Methods in Language Teaching" của Richards, J.C an Rogers,…
Kế thừa những thành tựu về dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực người học của một số nước trên thể giới, ở nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu và những bài viết của các tác giả như: Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2011), Lý luận dạy học hiện đại; Đỗ Ngọc Thống (2011), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực; Trần Khánh Đức - Trịnh Văn Minh (2013), Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô
hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục; Nguyễn Thu Hà (2014),
Giảng dạy theo năng lực trong giáo dục: một số vấn đề lý luận cơ bản,…
Các nghiên cứu hiện nay đã hướng vào nghiên cứu dạy học để phát triển năng lực cho người học, tuy nhiên, tập trung vào dạy học các môn học cụ thể, nhằm hình thành các năng lực cụ thể, đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 thì còn chưa nhiều.
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ theo tiếp cận phát triển năng lực
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học và dạy học môn tiếng Anh, còn có những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực người học.
Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng tiến hành các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục nói chung, có thể đề cập đến mọt số công trình nghiên cứu sau: Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường [2]; Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý [17]…
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình phát triển giáo dục trung học, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết giá học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ) [4].
Ngoài ra, một loạt các luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục đề cập đến vấn đề quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực trên các địa bàn cụ thể:
Trần Thị Nhài (2016), Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS Hoà Bình, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng;Vũ Thị Lan (2017); Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THPT Đào Duy Từ, thành phố Hà Nội; Nguyễn Đức Mạnh(2018), Quản lý dạy học môn toán THPT theo định hướng phân hóa dựa trên năng lực nhận thức của học sinh tại địa bàn huyện Kim Bảng, Hà Nam; Ngô Tùng Lâm (2018), Chỉ đạo hoạt động dạy học môn Toán tại các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Nguyễn Thị Bằng Nga (2019), Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng
Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới tại Trường trung học phổ thông chuyên khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Mý (2019), Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ liêm, thành phố Hà Nội… [22, 16, 19, 15, 21, 20].
Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đây đã tập trung phân tích thực trạng quản lý, tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập các môn học, trong đó có môn tiếng Anh. Trong đó các nghiên cứu cũng đã xác định một trong những nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục không được nâng cao chính là do biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh chưa phù hợp. Tuy nhiên, để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ở bậc THCS, cần có nghiên cứu mới để chuẩn bị về các nguồn lực, về điều kiện để phát triển chương trình môn học,… trong đó có nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.
Vì vậy, đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS trường THCS Hồng Hải, TP. Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực” được nghiên cứu với các điều kiện, bối cảnh quản lý cụ thể của trường THCS Hồng Hải, TP. Hạ Long nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lí nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
a) Khái niệm
Nói đến quản lý, có khá nhiều những khái niệm, định nghĩa khác nhau tùy theo cách tiếp cận.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì:
Quản lý = quản + lý (quản: giữ; lý: chính sửa) Quản lý = Ồn định và phát triển
Quản lý = Tập quyền và tán quyền
Quản lý = Nắm và buông
Quản lý = Học thuật và nghệ thuật [2].
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [17].
Qua các khái niệm trên, có thể hiểu khái niệm quản lý bao gồm các nội hàm chủ yếu: quản lý là hoạt động được tiến hành trong một tổ chức; với cáctác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý, nhằm phối hợp nỗ lực của các cá nhân để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.
Có thể mô tả mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của hệ thống quản lý qua sơ đồ sau:
Chủ thể quản lý
Quyết định
Xác lập
Công cụ quản lý
Thực hiện
Đối tượng quản lý
Mục tiêu quản lý
Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý [17]
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.
Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các quan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác nhau; là các nhiệm vụ cần giải quyết để tổ chức thực hiện sử mạng của mình...
b) Các chức năng cơ bản của quản lý: Quản lý có bốn chức năng chính như sau:
- Chức năng kế hoạch hoá.
- Chức năng tô chức.
- Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo).
- Chức năng kiểm tra.
Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tắt cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý, Tác giả Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quản lý: "Không có thông tin, không có quản lý” [17].
Mối liên hệ các chức năng quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế hoạch
Kiểm tra
Thông tin
Tổ chức
Chỉ đạo
Sơ đồ 1.2. Quan hệ các chức năng quản lý [17]
Như vậy, thuật ngữ quản lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Có thể nói rằng: quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, là hoạt động khoa học, bởi lẽ các hoạt động quản lý có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ thể. Đồng thời, quản lý cũng là một nghệ thuật vì nó vận dụng sáng tạo trên những điều kiện cụ thể trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yêu tổ khác nhau trong xã hội.
1.2.1.2. Quản lý nhà trường
Quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông chính là xây dựng mối quan hệ quản lý giữa các hình thức công tác tập thể, cách đối xử giữa học sinh và giáo viên. Tất cả những điều đó đặt ra yêu cầu cao đối với việc quản lý nhà trường, việc tổ chức hợp lý quá trình giáo dục, học tập, việc xây dựng các điều kiện vật chất kỹ thuật, tổ chức sư phạm và việc tạo ra những điều kiện khác của lao động, của giáo viên, của học sinh.
Theo Đặng Quốc Bảo "Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo, giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố: Thầy - trò. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và guồng máy của hệ thống GDQD” [2].
Quản lý nhà trường chính là những công việc mà người cán bộ quản lý nhà trường thực hiện chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình. Vì vậy, quản lý nhà trường là quản lý toàn diện. Bao gồm:
- Quản lý đội ngũ nhà giáo;
- Quản lý học sinh;
- Quản lý quá trình dạy - học;
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học;
- Quản lý tài chính trường học;
- Quản lý mỗi quan hệ giữa con người và cộng đồng…
Nhà trường cần tận dụng các nguồn lực đầu tư cũng như các lực lượng xã hội đóng góp, xây dựng hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường đạt được mục tiêu, kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường đến một trạng thái mới.
1.2.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Hoạt động của thầy là hoạt động điều khiển, hoạt động của trò là đối tượng của quá trình dạy học” [14].
Dạy học là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất giữa hai mặt của các chức năng hoạt động dạy và hoại động học. Đó là quá trình vận động và phát
triển của các thành tố tạo nên hoạt động dạy học. Hiệu quả của hoạt động dạy học phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác, sự hỗ trợ của hoạt động dạy và hoạt động học, hoạt động dạy học “là một quá trình bộ phận, một phương tiện trao đổi học vấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng nhận thức và thực hành”. Nói cách khác, hoạt động dạy học là quá trình vận động kết hợp giữa hoạt động dạy và học nhằm đạt được nhiệm vụ của dạy học.
Bản chất của hoạt động dạy học thể hiện tính thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động dạy học trong quá trình triển khai hoạt động dạy học.
Dạy và học là hệ thống hoạt động thống nhất biện chứng còn bởi tính quy định lẫn nhau của các hoạt động này cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, có thể định nghĩa: Hoạt động dạy học là quá trình hoạt động thống nhất giữa GV và HS. Trong đó, dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của GV, HS tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.
1.2.3. Hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực
Khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu là thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực cũng được hiểu là khả năng, công suất của một doanh nghiệp, thẩm quyền pháp lý của một cơ quan.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có giải thích: Năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [23].
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành