Chính Sách Tiền Tệ Mở Rộng Trong Hệ Trục Mức Giá - Sản Lượng

Việc tăng đầu tư làm dịch chuyển đường chi tiêu lên phía trên như trong hình

3.28 và tạo ra mức sản lượng cân bằng cao hơn. Sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 . Lưu ý rằng trong khi cầu tiền phụ thuộc vào lãi suất danh nghĩa, kí hiệu là i, thì đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thực tế, ký hiệu là r. Vì ở đây chúng ta giả thiết mức giá không thay đổi, nên lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế bằng nhau, tức là r = i. Điều quan trọng mà chúng ta phải ghi nhớ là giả định này không phải luôn đúng.


AS

AD0

AD1

P


Y0 Y1 Y

Hình 3.28: Tác động của chính sách tiền tệ


45o

AE



AE1 AE0


0 Y0 Y1 Y

Hình 3.29: Chính sách tiền tệ mở rộng trong hệ trục mức giá - sản lượng

Đường tổng chi tiêu giả thiết mức giá không thay đổi. Tăng cung tiền làm tăng tổng chi tiêu tại mỗi mức giá. Chúng ta đã chỉ ra cách thức xây dựng đường tổng cầu bằng cách lần theo giao điểm giữa đường tổng chi tiêu và đường 450 tại mỗi mức giá. Vì mức sản lượng cân bằng cao hơn tại mỗi mức giá cho trước, đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. trong chương này, chúng ta đang nhấn mạnh đến tình huống trong đó mức giá cố định và nền kinh tế có nhiều nguồn lực chưa được sủ dụng. Trong

hình 3.29 chúng ta thấy sự dịch chuyển của đường tổng cầu được chuyển thành sự gia tăng của tổng sản lượng từ Y0 đến Y1 như thế nào.

Kết quả này cho ta thấy khi nền kinh tế có các nguồn lực chưa được sử dụng và

giá cả cứng nhắc, tăng cung tiền thường có tác dụng kích thích nền kinh tế tạo ra mức sản lượng cao hơn.


3.5. THẤT NGHIỆP – LẠM PHÁT

3.5.1. Thất nghiệp

3.5.1.1. Tác hại của thất nghiệp

Thất nghiệp là hiện tượng thiếu việc làm so với những mong muốn của người lao động được làm việc. Thất nghiệp gằn liền với việc không có thu nhập để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình. Thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường, cho dù quốc gia đó có trình độ phát triển như thế nào. Khi thất nghiệp ở mức độ cao, hoạt động sản xuất kém hiệu quả, nguồn tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư bị giảm, nền kinh tế gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực xã hội. Nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội phát triển. Người ta có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của thất nghiệp thông qua sự giảm sút to lớn về sản lượng, có khi còn kéo theo lạm phát. Sự thiệt hại về mặt kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nhiều nước to lớn đế mức có thể so sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Những kết quả điều tra xã hội học cho thấy thất nghiệp phát triển luôn gắn với sự gia tăng các tệ nạn xã hội, làm xói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người.

3.5.1.2. Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp

- Những người trong độ tuổi lao động

Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp.

- Lực lượng lao động (Labor force)

Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.

- Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học (học sinh chuyên nghiệp, học nghề, sinh viên các trường cao đẳng và đại học) người nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.

- Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.

- Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn có việc làm và đang tìm kiếm việc làm.

- Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate): là tỷ lệ giữa những người thất nghiệp trong tổng số lực lượng lao động của nền kinh tế.


Dân số


Trong độ tuổi lao động


Lực lượng lao động

Có việc làm

Thất nghiệp

Ngoài lực lượng lao động (ốm, đau…) nội trợ, không muốn tìm việc



Ngoài độ tuổi lao động


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 22

Sơ đồ 3.1: Miêu tả nội dung các khái niệm

Những khái niệm trên chỉ có tính quy ước thống kê. Do tình hình kinh tế và đặc điểm thất nghiệp không giống nhau giữa các nước nên việc xác định các tiêu thức để đo lường thất nghiệp thật không dễ dàng. Mặc dù vậy những thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp đã trở thành vấn đề lớn đối với mỗi quốc gia. Có thể xem những số liệu phản ánh tình trạng về công ăn việc làm và về thất nghiệp là các số liệu kinh tế toàn diện và được tính toán một cách cẩn thận nhất của mỗi quốc gia. Những số liệu này được thu thập hàng tháng, hàng năm theo phương thức "điều tra chọn mẫu" tức là lấy một cách ngẫu nhiên trong tổng số đối tượng điều tra một nhóm nhỏ dân cư rồi tiến hành khảo sát, phỏng vấn với những câu hỏi về công ăn việc làm của họ trong một khoảng thời gian nào đó.

Cuộc khảo sát đã tiến hành việc chia số dân cư ở độ tuổi từ 16 và lớn hơn thành 3 nhóm:

- Nhóm có công ăn việc làm: Đây là những người làm một việc gì đó và được trả công, cũng như những người có công việc nhưng nghỉ vì ốm đau, đình công hoặc nghỉ hè.

- Nhóm thất nghiệp: Nhóm này gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm hoặc đang chờ để được trở lại làm việc. Nói một cách chính xác hơn, một người được gọi là thất nghiệp nếu người đó hiện không có việc làm và đã có những cố gắng cụ thể để tìm kiếm việc làm nhưng chưa kiếm được.

Những người hiện có công ăn việc làm và cả những người hiện đang thất nghiệp đều nằm trong lực lượng lao động xã hội.

- Nhóm những người khác, "không nằm trong lực lượng lao động xã hội", số này bao gồm những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá ốm đau không đi làm được hoặc đã thôi không tìm việc làm nữa.

Như vậy có thể rút ra quy tắc chung đo lường thất nghiệp là: người có việc là những người đi làm, người không có việc làm nhưng đang tìm việc làm là người thất nghiệp. Những người không có việc làm nhưng không tìm việc là những người ở ngoài lực lượng lao động.

3.5.1.3.Tỷ lệ thất nghiệp

Hàng ngày có một số công nhân mất việc hoặc bỏ việc, và một số công nhân tìm được việc làm. Sự lên xuống đó quyết định tỷ lệ lực lượng lao động của xã hội bị thất nghiệp. Để chỉ ra những yếu tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế, chúng ta có thể xây dựng một mô hình phản ánh động thái lực lượng lao động.

Nếu ký hiệu lực lượng lao động là L (Labor force), số người có việc làm là E (Employed), số người thất nghiệp là U (Unemployment). Vì mọi công nhân đều có thể có việc làm hoặc bị thất nghiệp, nên L = E + U, nghĩa là lực lượng lao động bằng tổng số người có việc và thất nghiệp.

Nếu gọi u là tỷ lệ thất nghiệp, ta sẽ xác định được u theo công thức:

u = U *100%

L


MẤT VIỆC (S)

CÓ VIỆC

TÌM ĐƯỢC VIỆC (F)

THẤT NGHIỆP




Hình 3.30: Quá trình chuyển từ có việc sang mất việc

Để tập trung nghiên cứu các yếu tố quyết định thất nghiệp chúng ta giả định quy mô lực lượng lao động là không đổi. Quá trình chuyển từ trạng thái có việc làm sang trạng thái thất nghiệp được minh hoạ trong hình vẽ trên. Hãy ký hiệu S là tỷ lệ mất việc, tức số người đang có việc nhưng mất việc mỗi tháng; F ký hiệu là tỷ lệ tìm được việc làm, tức số người đang thất nghiệp nhưng tìm được việc làm mỗi tháng. Chúng ta giả định cả hai tỷ lệ này không thay đổi và phân tích xem chúng cùng nhau quyết định tỷ lệ thất nghiệp như thế nào.

Nếu tỷ lệ thất nghiệp không tăng mà cũng không giảm, có nghĩa là khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng, thì số người tìm được việc làm phải bằng số người mất việc.

F U = S E

Chúng ta có thể biến đổi phương trình để xác định tỷ lệ thất nghiệp trong trạng thái cân bằng. Vì E = L - U, nghĩa là số người có việc làm bằng lực lượng lao động trừ đi số người thất nghiệp.

Điều này hàm ý: F U = S (L - U) Chia cả hai vế phương trình cho L, ta được:

F U S(1 U )

L L

Giải phương trình này ta tìm được tỷ lệ thất nghiệp:

u = U

L

S

L F

Phương trình này phản ánh tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ mất việc S và tỷ lệ kiếm được việc làm F. Tỷ lệ mất việc càng cao, thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao. Tỷ lệ tìm được việc làm càng cao, thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp.

Sau đây là một ví dụ bằng số: Giả sử 1% số người đang làm việc bị mất việc mỗi tháng (S = 0,01) và điều này có nghĩa là việc làm bình quân kéo dài 100 tháng hay 8 năm. Chúng ta tiếp tục giả định rằng khoảng 20% số người thất nghiệp tìm được việc làm mỗi tháng (F = 0,20) điều này hàm ý mỗi lượt người thất nghiệp bình quân kéo dài 5 tháng. Trong trường hợp này, tỷ lệ thất nghiệp ở trạng thái trên là:

u = U

L

0,01

0,01 0,20

0,0479

Tỷ lệ thất nghiệp trong ví dụ trên vào khoảng 5%.

Mô hình tỷ lệ thất nghiệp có một ý nghĩa to lớn đối với các chính sách vĩ mô của nhà nước.

Bất kỳ chính sách nào nhằm cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đều phải giảm tỷ lệ mất việc hoặc tăng tỷ lệ tìm được việc làm. Tương tự, bất kỳ chính sách nào tác động tới tỷ lệ mất việc hoặc tỷ lệ tìm được việc cũng thay đổi tỷ lệ thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế nên còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt ở các nước đang và kém phát triển.

3.5.1.4. Phân loại thất nghiệp

a. Phân theo loại hình thất nghiệp

Thất nghiệp đồng nghĩa với sự cùng quẫn của con người ngay cả trong lòng của xã hội giàu có. Nhưng gánh nặng đó giáng vào đâu? Vào bộ phận dân cư nào, ngành nào… Điều này cần phải được làm rò, để hiểu đầy đủ về đặc điểm, tính chất và mức độ tác hại của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng những tiêu thức phân loại sau đây:

- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)

- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, miền xuôi, miền núi......)

- Thất nghiệp chia theo nhóm dân tộc, tôn giáo

- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi đời, tuổi nghề)

- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành hàng, nghề nghiệp).

b. Phân loại theo lý do thất nghiệp

Thất nghiệp có thể chia thành 3 loại sau:

- Mất việc, bỏ việc

+ Mất việc: số người bị sa thải hoặc trở nên dư thừa, các hãng cho thôi việc do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

+ Bỏ việc: số người tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau.

- Nhập mới: số người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (ví dụ: sinh viên tốt nghiệp chờ công tác, thanh niên đến tuổi lao động chưa tìm được việc làm…)

- Tái nhập: những người đã rời khỏi lực lượng lao động do không hững thú làm việc muốn quay lại làm việc, nhưng chưa tìm được việc làm.

Qua cách phân loại trên những tiêu thức khác nhau cho chúng ta một nhận xét: Những người thất nghiệp trong một nền kinh tế không phải là con số vĩnh viễn. Thực tế cho thấy có những người bỏ việc hay bị mất việc… Sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc, nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải rời khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc hay có thể còn vì một lý do khác. Như vậy, số người thất nghiệp là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian. Thất nghiệp là một quá trình vận động từ có việc đến mất

việc rồi trở thành thất nghiệp, sau đó lại tìm được việc và lại trở thành người có việc. Vì vậy, việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa.

Khi nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp ta nhận thấy: giả sử ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm thì đầu vào của dòng thất nghiệp là những người gia nhập quân đội này và là đầu ra những người ra khỏi thất nghiệp. Nếu trong cùng một thời kỳ, khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ giảm xuống. Khi dòng thất nghiệp cân bằng thì quy mô thất nghiệp sẽ không thay đổi, tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời phản ánh sự vận động hoặc những biến động của các thị trường lao động.

Quy mô của thất nghiệp còn gắn với khoảng cách thời gian thất nghiệp trung bình. Trong một đợt thất nghiệp mỗi người có một thời gian thất nghiệp liên tục nhất định. Độ dài thời gian này có sự khác nhau giữa các cá nhân. Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình là độ dài bình quân thời gian thất nghiệp của toàn bộ số người thất nghiệp trong cùng một thời kỳ.

Ví dụ: Giả sử một người bị thất nghiệp 6 tháng, 4 người bị thất nghiệp 1 tháng thì khoảng thời gian thất nghiệp trung bình sẽ là:

t' =

N * t 1* 6 4 *1 2 tháng

N 1 4

Trong đó: t': khoảng thời gian thất nghiệp trung bình

N: số người thất nghiệp trong mỗi loại t: thời gian thất nghiệp của mỗi loại

Khi dòng vào cân bằng với dòng ra, tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi. Nhưng nếu thời gian thất nghiệp trung bình lại rút ngắn thì cường độ (quy mô) của dòng vận động thất nghiệp lại tăng lên, thị trường lao động biến động mạnh, việc tìm kiếm việc làm trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nếu hoạt động của thị trường lao động yếu kém thì thời gian thất nghiệp sẽ tăng và tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng.

Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp và thời gian thất nghiệp đều kéo dài, xã hội sẽ có đông đảo người thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp cao và dài hạn thường xảy ra trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng. Tuy nhiên thất nghiệp dài hạn cũng có thể xảy ra ngay cả khi xã hội có nhiều công ăn việc làm.

c. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp

Tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc phân tích về thực trạng thất nghiệp để từ đó tìm ra các phương thức giải quyết nạn thất nghiệp.

Có thể chia thành các loại sau:

- Thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp cơ học - frictionnal unemployment)

Loại hình thất nghiệp này xảy ra khi có sự di chuyển của con người giữa các vùng, các công việc làm khác nhau. Nó bao gồm số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng, hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này, chỉ có sự khác nhau về quy mô số người và thời gian thất nghiệp.

Trên thực tế chúng ta nhận thấy rằng, công nhân mỗi người có những sở thích và năng lực khác nhau, do đó việc làm của mỗi người cũng có những thuộc tính khác nhau. Hơn nữa, các luồng thông tin về người muốn tìm việc làm và chỗ làm việc còn trống không trùng pha, ăn khớp. Sự cơ động về mặt địa lý của công nhân cũng không diễn ra ngay lập tức. Quá trình tìm kiếm việc làm đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực, vì vậy trong thời gian tìm kiếm việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời.

Thất nghiệp tạm thời ở một mức độ nào đó lại là sự cần thiết trong nền kinh tế luôn có sự thay đổi. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn các loại sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra và hộ gia đình có nhu cầu sử dụng luôn thay đổi theo thời gian. Khi nhu cầu về hàng hoá thay đổi thì nhu cầu về lao động để sản xuất ra các hàng hoá đó cũng thay đổi theo. Sự dịch chuyển lao động giữa các ngành thường xuyên xảy ra vì công nhân cần có thời gian để thay đổi ngành nghề của mình, nên thất nghiệp tạm thời luôn luôn tồn tại. Ngoài nguyên nhân đó ra thì thất nghiệp tạm thời còn xảy ra khi công nhân có thể bất ngờ bị mất việc, khi các doanh nghiệp bị phá sản, khi kết quả lao động của họ không chấp nhận được hoặc khi người ta không cần tới chuyên môn của họ. Công nhân cũng có thể bỏ việc để thay đổi ngành nghề hoặc chuyển tới vùng khác phù hợp hơn. Khi cung và cầu về lao động của các doanh nghiệp thay đổi. Vì vậy thất nghiệp tạm thời là điều không thể tránh khỏi.

- Thất nghiệp có tính cơ cấu (structural unemployment)

Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động, các ngành nghề chuyên môn… Sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động thì tăng còn mức cầu đối với một loại lao động khác lại giảm đi, trong khi mức cung lại không được điều chỉnh một cách nhanh chóng, kịp thời.

Như vậy, những mất cân đối trong các nghề nghiệp hoặc trong các vùng do lĩnh vực này phát triển hơn so với các lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, nếu tiền công thật sự linh hoạt thì sự mất cân đối trên các thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền công hạ xuống trong những khu vực có mức cầu lao động cao. Khi mức tiền công là cứng nhắc, thì sự mất cân đối giữa cung và cầu về lao động tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp cơ cấu.

- Thất nghiệp do thiếu cầu (thất nghiệp kiểu Keynes):

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí