a. Về cơ cấu, tổ chức nhà trường
Nhà trường có tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, 08 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng. Nhà trường là một Đảng bộ có 79 đảng viên và 08 Chi bộ trực thuộc. HS nhà trường có 02 khối: 08 lớp THCS khối song ngữ Tiếng Pháp với 256 HS và 39 lớp THPT với 1491 HS.
b. Về đội ngũ CBQL, GVNV
Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ GV, CBNV trường THPT Hòn Gai năm học 2017-2018
Nội dung | Tổng số | Trình độ đào tạo | Ghi chú | |||
TS | ThS | ĐH | ||||
Tổng số GV, CBQL và nhân viên | 114 | |||||
I | GV | 105 | ||||
Trong đó số GV dạy môn: | ||||||
1 | Toán | 13 | 12 | 1 | ||
2 | Lý | 9 | 5 | 4 | ||
3 | Công nghệ | 2 | 2 | |||
4 | Hóa | 7 | 5 | 2 | ||
5 | Sinh | 5 | 5 | |||
6 | Văn | 16 | 14 | 2 | ||
7 | Sử | 4 | 2 | 2 | ||
8 | Địa | 5 | 2 | 3 | ||
9 | GDCD | 4 | 2 | 2 | ||
10 | TD | 8 | 1 | 7 | ||
11 | Nhạc | 1 | 1 | |||
12 | Họa | 1 | 1 | |||
13 | Tiếng Anh | 12 | 5 | 7 | ||
14 | Tiếng Pháp | 14 | 1 | 13 | ||
15 | Tin | 4 | 4 | |||
II | CBQL | 4 | ||||
1 | Hiệu trưởng | 1 | 1 | |||
2 | Phó hiệu trưởng | 3 | 3 | |||
III | Nhân viên | 5 | ||||
1 | Nhân viên văn thư | 1 | 1 | |||
2 | Nhân viên kế toán | 1 | 1 | |||
3 | Nhân viên y tế | 1 | 1 | |||
4 | Nhân viên thư viện | 1 | 1 | |||
5 | Nhân viên thiết bị | 1 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy Học Môn Ngữ Văn Ở Trường Thpt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs
- Mục Tiêu Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Ptnl Hs Ở Trường Thtp
- Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Ngữ Văn Ở Trường Thpt Theo Định Hướng Ptnl Hs
- Nghiên Cứu Nội Dung Bài Dạy, Tài Liệu Tham Khảo Có Liên Quan Đến Nội Dung Bài Dạy.
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Hs.
- Yêu Cầu Quản Lý Hđdh Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs Ở Trường Thpt Hòn Gai - Thành Phố Hạ Long
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Từ bảng 2.1 cho thấy số lượng CBQL, GV, NV trường THPT Hòn Gai đều cơ bản đủ so với quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ “ Về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở GD phổ thông công lập”. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường triển khai thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. CBQL của nhà trường không được đào tạo chính quy về QLGD. Tất cả đều là những GV có năng lực chuyên môn tốt, được công nhận danh hiệu GVDG các cấp, được cử đi học lớp bồi dưỡng về QLGD và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Hiệu phó sau đó mới tham gia học sau đại học chuyên ngành QLGD. Điều này dẫn đến tình trạng hầu hết CBQL xử lý các vấn đề trong các hoạt động GD của nhà trường theo kinh nghiệm chứ không được soi sáng bằng lý luận quản lý. Đây là một khó khăn và gây trở ngại không nhỏ đến công tác quản lý của nhà trường.
Về chất lượng đội ngũ, trường THPT Hòn Gai có đội ngũ cán bộ GV tốt, đủ về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Năm học 2017-2018, trường có 111 cán bộ, GV, nhân viên, trong đó: CBQL có 04 đ/c; 102 GV, 05 nhân viên. Trình độ thạc sĩ có 59 người, GVDG cơ sở là 72 đ/c, GVDG cấp tỉnh 61 và ở các tổ chuyên môn đều có GV là cốt cán chuyên môn của Sở GDĐT Quảng Ninh. Đội ngũ cán bộ, GV nhà trường luôn luôn được bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng GD.
c. Về CSVC, trang TBDH
Để đáp ứng các yêu cầu về đổi mới PPDH và đảm bảo thực hiện đúng CT GD trung học, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH và ứng dụng CNTT, hàng năm, trường THPT Hòn Gai đã trang bị đầy đủ TBDH cho tất cả các môn học và các HĐGD theo chương trình GD của nhà trường.
Nhìn bảng thống kê 2.2 dưới đây cho thấy nhà trường có CSVC đầy đủ, hiện đại với 48 phòng học kiên cố trong đó có 06 phòng học thông minh dành cho các bộ môn, có thư viện, nhà tập đa năng, sân chơi, tất cả các phòng học được trang bị đủ máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, kết nối internet. Ngoài ra, CSVC của nhà trường hàng năm đều được tu bổ, đây là điều kiện cần thiết đáp ứng được phần lớn yêu cầu của việc tổ chức các HĐDH và GD, đặc biệt là yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT.
Bảng 2.2. Thống kê CSVC, trang TBDH trường THPT Hòn Gai năm học 2017-2018
Nội dung | Số lượng | |
I | Số phòng học | 48 |
II | Loại phòng học | |
1 | Phòng học kiên cố | 48 |
2 | Số phòng học bộ môn | 06 |
3 | Bình quân lớp/phòng học | 1/1 |
4 | Bình quân HS/lớp | 37/lớp |
III | Tổng số diện tích đất (m2) | 11.930 |
IV | Tổng diện tích sân chơi, bãi tập (m2) | 5350 |
V | Tổng diện tích các phòng | 5342 |
1 | Diện tích phòng học (m2) | 57 - 65,7 |
2 | Diện tích phòng học bộ môn (m2) | 65,7 |
3 | Diện tích phòng chuẩn bị (m2) | 60 |
3 | Diện tích thư viện (m2) | 120 |
4 | Diện tích nhà tập đa năng (Phòng GD rèn luyện thể chất) (m2) | 340 |
5 | Diện tích phòng khác (….)(m2) | 500 |
VI | Tổng số TBDH tối thiểu (Đơn vị tính: bộ) | 26 |
V | Tổng số máy vi tính đang sử dụng phục vụ học tập (Đơn vị tính: bộ) | 90 |
III | Tổng số thiết bị đang sử dụng | 202 |
1 | Ti vi | 8 |
2 | Cát xét | 14 |
3 | Đầu Video/đầu đĩa | 3 |
4 | Máy chiếu OverHead/projector/vật thể | 47 |
5 | Thiết bị khác: tăng âm, loa | 28 |
6 | Máy nước nóng lạnh dùng cho GV - HS | 03 |
7 | Điều hòa nhiệt độ dùng trong lớp học | 94 |
8 | Điều hòa nhiệt độ phòng Hội đồng, phòng họp, phòng lãnh đạo | 25 |
9 | Máy in (bộ) | 10 |
10 | Máy photocopy | 03 |
IX | Nhà vệ sinh đạt chuẩn | 34 |
X | Đường truyền Internet ADSL/FTTH, WIFI (phủ sóng toàn bộ các khu nhà) | 04 |
d. Về quy mô HS và chất lượng GD
Năm học 2017-2018 nhà trường có 47 lớp với 1747 HS. Riêng năm 2018-2019, nhà trường được phép tuyển sinh 549 HS, nhiều hơn so với những năm học trước (năm học 2017-2018 là 455 HS).
Năm học 2017-2018 HS nhà trường đạt nhiều thành tích nổi bật trong GD như: có 05 giải HSG Quốc gia môn tiếng Pháp, 01 sản phẩm đạt giải Nhì quốc gia về KHKT, các
giải HSG duyên hải Bắc bộ, Olympic Hùng Vương, 134 giải HSG cấp tỉnh các môn văn hóa và nhiều thành tích thuộc các lĩnh vực.
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hai mặt năm học 2016-2017 và học kì I năm học 2017-2018
Tổng số HS | Xếp loại hạnh kiểm (SL) | Xếp loại học lực (SL) | ||||||||
Tốt | Khá | Tb | Yếu | Giỏi | Khá | Tb | Yếu | Kém | ||
2016-2017 | 1624 | 95,2 | 4,4 | 0,6 | 0 | 42,6 | 52,7 | 4,7 | 0 | 0 |
2017-2018 | 1747 | 96,4 | 3,4 | 0,2 | 0 | 51,9 | 41,4 | 6,3 | 0,4 | 0 |
* Nhận xét chung:
Số liệu thống kê trên cho thấy hiện tại trường THPT Hòn Gai có số lớp học nhiều nhất trong toàn tỉnh, đây cũng là điều kiện để nhà trường có thể tổ chức được các HĐDH và GD có quy mô lớn. Song đây cũng là những thách thức đòi hỏi đội ngũ CBQL và GV nhà trường phải có năng lực quản lí, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học và GD tốt và không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tiếp cận đổi mới. Mặt khác, quy mô lớp học lớn, số HS trong một lớp đông, trung bình là 37 HS/ lớp cũng là một điều khó khăn để triển khai việc dạy học theo định hướng PTNL HS.
Về chất lượng GD, trường THPT Hòn Gai có nhiều thành tích trên các mặt GD, số giải HSG quốc gia, HSG cấp tỉnh, HSG toàn diện, HS khá có tỉ lệ cao nhất so với các trường THPT không chuyên trong tỉnh. Đồng thời, GD của nhà trường luôn được quan tâm đầu tư, để phát triển tốt song chất lượng GD ở các môn học không đồng đều, trong đó có chất lượng dạy học môn Ngữ văn chưa cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học chưa đáp ứng được mục tiêu như:
CBQL nhà trường đang được trẻ hóa, có năng lực, nhiệt huyết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt nhưng còn thiếu kinh nghiệm quản lý, rất cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý Nhà nước, QLGD đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Hiện tại, nhà trường có 59/105 GV có trình độ thạc sĩ, 100% CBQL có trình độ thạc sĩ trong đó có 50% không học hệ tập trung và năng lực chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều ở các GV.
Còn nhiều tồn tại, bất cập trong quản lý đổi mới PPDH, một số GV cao tuổi sức ỳ lớn, chậm đổi mới về PPDH, đặc biệt là khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học còn hạn chế. Điều này là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng GD toàn diện nói chung và chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói riêng.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD theo định hướng PTNL HS thì rất cần những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng GD của nhà trường và môn Ngữ. Nhà trường cần phải cố gắng nhiều hơn trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ GD; tích cực đổi mới trong công tác quản lý; đổi mới PPDH và có các giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng HS, đáp ứng được mục tiêu đáp ứng mục tiêu GD của nhà trường là trở thành trường THPT chất lượng cao trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng GD của ngành.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Giới thiệu chung về khảo sát thực trạng
2.2.1.1. Mục đích khảo sát
Quản lí HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng môn Ngữ văn và chất lượng GD của nhà trường. Với vai trò là môn học công cụ nên Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là công tác quản lí HĐDH theo hướng PTNL HS. Từ đó có biện pháp tác động để điều chỉnh PP giảng dạy của GV nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Qua khảo sát thực trạng HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai để thấy được hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS và sự quản lý HĐDH môn Ngữ văn của CBQL nhà trường. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý trong HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS THPT.
2.2.1.2. Nội dung khảo sát
* Đối với CBQL nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng): 04 người Tiến hành khảo sát các vấn đề sau:
- Nhận thức về PP, nội dung, CTDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS.
- Biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo theo định hướng PTNL HS.
- Các nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL cho HS.
- Thuận lợi, khó khăn của CBQL đối với công tác quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL cho HS.
- Nguyện vọng đề xuất của cá nhân trong công tác quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL cho HS.
* Đối với GV: 16 người
- Nhận thức của GV về PP, NDCT dạy học môn Ngữ văn cấp THPT.
- Cách thức tổ chức các HĐDH môn Ngữ văn ở cấp THPT.
- Những biện pháp quản lý HĐDH mà Ban giám hiệu áp dụng trong nhà trường.
- Những nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn THPT.
- Những thuận lợi và khó khăn của GV trong HĐDH ở trường THPT hiện nay.
- Nguyện vọng đề xuất của GV trong HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS.
* Đối với HS: 300 HS thuộc các khối 10, 11, 12
- Hiểu biết của HS về PP học tập theo định hướng PTNL HS ở trường THPT.
- Nguyện vọng, mong muốn của HS trong hoạt động học tập môn Ngữ văn ở trường THPT.
2.2.1.3. PP khảo sát
- PP phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến CBQL, GV, HS làm sáng tỏ biện pháp quản lý HĐDH tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS.
- PP quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS của CBQL ở trường THPT Hòn Gai.
- PP nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; Kế hoạch đổi mới PP giảng dạy, đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL HS; Báo cáo sơ kết học kì; Báo cáo tổng kết năm học; Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học; Kế hoạch hoạt động từng tháng từ năm học 2015 - 2016 đến năm 2016 - 2017; PPCT nhà trường. Tổ chức nghiên cứu hồ sơ của TCM và GV dạy Ngữ văn; qua đó thu thập các minh chứng cụ thể làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận định khái quát về việc quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai.
- PP quan sát: Quan sát thực tế HĐDH môn Ngữ văn của nhà trường, viêc quản lý HĐDH môn Ngữ văn của hiệu trưởng và dự giờ các tiết học để có những nhận định xác thực hơn về mức độ thực hiện.
- Phát phiếu cho các đối tượng đã xác định và thu về để xử lý. Các phiếu thu được sẽ phân loại phiếu điền đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin; các câu hỏi theo thang 3 bậc quy ra điểm số trung bình. Trong đó loại tốt, rất cần thiết tương ứng với 3 điểm; loại Trung bình, cần thiết 2 điểm; loại chưa tốt, ít cần thiết 1 điểm. Các câu hỏi thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý xác định theo tỷ lệ %, các câu mở tổng hợp theo các nhóm ý kiến để đưa ra nhận định chung. Số lượng phiếu phát ra, thu về, thông tin đối tượng tham gia khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát
Tỷ lệ phản hồi | |||
Số phiếu phát ra | Số phiếu trả lời trên 50% số lượng câu hỏi | Tỷ lệ (%) | |
CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) | 04 | 04 | 100% |
GV | 16 | 16 | 100% |
HS | 300 | 300 | 100% |
Kết quả khảo sát thực trạng được tổng hợp và trình bày trong các mục tiếp theo.
2.2.2. Thực trạng HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực HS
Để đánh giá khách quan thực trạng HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai - thành phố Hạ Long, tác giả đã tiến hành điều tra trưng cầu ý kiến của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn, GV dạy môn Ngữ văn và HS của trường THPT Hòn Gai các vấn đề như: nhận thức về sự cần thiết của HĐDH theo định hướng PTNL HS; xây dựng và thực hiện NDCT; sử dụng PP và HTTC dạy học; sử dụng phương tiện, TBDH và KTĐG HS theo định hướng PTNL. Kết quả đánh giá thực trạng HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai như sau:
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV và CBQL nhà trường về dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai
Khi phỏng vấn các CBQL và GV Ngữ văn: “Xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết của việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS trường THPT Hòn Gai hiện nay?”. Kết quả phỏng vấn là hầu hết CBQL và GV cho rằng: việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS là rất cần thiết và cần được đặc biệt quan tâm. HS học môn tốt môn Ngữ văn sẽ có được những kĩ năng cần thiết làm cơ sở để học tập các môn học khác trong nhà trường. Đặc biệt hơn, các kĩ năng HS rèn luyện được sau khi học môn Ngữ văn sẽ giúp ích các em rất nhiều trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này.
Cô V.T.P- Phó Hiệu trưởng cho biết: “Việc dạy học theo định hướng PTNL HS trong giai đoạn hiện nay không chỉ là rất cần thiết mà còn là yêu cầu bắt buộc theo chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT Quảng Ninh về thực hiện CTGD phổ thông hiện hành theo định hướng PTNL và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018. Riêng “Môn Ngữ văn là một môn khó có thể đo được chính xác kết quả học tập của HS bằng thông số định lượng. Bởi vậy, việc thay đổi nhận thức của GV và HS về việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS được nhà trường quan tâm.
2.2.2.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS
a. Việc xây dựng chương trình dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS
Qua nghiên cứu hồ sơ quản lí HĐDH, hồ sơ tổ chuyên môn và kế hoạch dạy học của GV dạy Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai, tác giả được biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Quảng Ninh, từ năm học 2013 - 2014 đến nay, trường THPT Hòn Gai đã chỉ đạo, tổ chức cho tổ chuyên môn, GV Ngữ văn triển khai thực hiện việc rà soát nội dung CT, SGK hiện hành; cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của môn học theo định hướng PTNL HS thành những bài học mới; xây dựng kế hoạch dạy học, PPCT mới của môn học, HĐGD phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế nhà trường. PPCT mới của môn học sẽ được Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phê duyệt và trở thành nội dung mang tính pháp lí, buộc tất cả GV trong tổ chuyên môn phải thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình của môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai thực chất mới chỉ là sự sắp xếp lại các bài học từ PPCT khung của Sở GDĐT Quảng Ninh theo các chủ đề, theo từng nhóm kiểu văn bản, từng nhóm kiến thức phân môn Văn, làm văn, tiếng Việt; bổ sung nội dung tích hợp GD đạo đức cho từng bài học theo Đề án triển khai của Sở GDĐT. Khi xây dựng CT, GV mới chỉ quan tâm chủ yếu về tính bất hợp lí về mặt thời lượng cho từng bài học trong SGK, từng chủ đề dạy học; đã có quan tâm nhất định đến tính bất hợp lí về kiến thức, nội dung nhưng chứ chưa mạnh dạn loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu; chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các HĐGD và bổ sung
các HĐGD khác; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của nhà trường theo mục tiêu dạy học định hướng PTNL HS. Chính vì thế CT dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai được xây dựng mới chỉ bước đầu thực hiện được mục tiêu: hình thành và rèn luyện một số kĩ năng học tập cho HS ở từng kiểu nhóm bài học, kiểu nhóm kiến thức; định hướng một số năng lực của môn học cần phát triển và điều chỉnh số tiết dạy cho từng bài học một cách hợp lí theo kinh nghiệm giảng dạy của GV dựa trên tổng số tiết của chương trình khung.
b. Việc thực hiện chương trình môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai
Bảng 2.5. Thực trạng việc thực hiện chương trình môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai
Nội dung chương trình | Mức độ thực hiện | X | Thứ hạng | |||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa khi nào | ||||
1. | Thực hiện theo PPCT, chuẩn kiến thức kỹ năng | 13 | 3 | 0 | 2.81 | 1 |
2. | Lựa chọn những nội dung kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu môn học | 12 | 4 | 0 | 2.75 | 2 |
3. | Hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tự đọc, tự sưu tầm tài liệu, tự học ở nhà | 7 | 9 | 0 | 2.44 | 4 |
4. | Nhấn mạnh những vấn đề mà HS cần chú ý trong SGK, tài liệu tham khảo | 11 | 5 | 0 | 2.69 | 3 |
5. | Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp | 4 | 12 | 0 | 2.25 | 7 |
6. | Thiết kế nội dung dạy học theo chủ đề liên môn, tích hợp | 3 | 10 | 3 | 2.0 | 8 |
7. | Giảm nội dung lý thuyết, tăng nội dung thực hành, luyện tập | 8 | 8 | 0 | 2.5 | 6 |
8. | Tăng cường định hướng cho HS PP tự học | 5 | 11 | 0 | 2.31 | 5 |
Có được bảng số liệu trên, tác giả đã tiến hành khảo sát 16 GV văn trường THPT Hòn Gai, số người trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 16 người. Cách thức điều tra gồm 8 nội dung. Mức độ đánh giá: Thường xuyên 3 điểm, thỉnh thoảng 2 điểm, chưa khi nào 1 điểm.
Như vậy, khi thực hiện nội dung CT môn Ngữ văn, GV đã chú ý đến việc hình thành và PTNL HS, cụ thể: GV đã thực hiện đúng nội dung CT của nhà trường và