Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Ngữ Văn Ở Trường Thpt Theo Định Hướng Ptnl Hs

- Chỉ đạo mỗi cụm trường, mỗi trường, mỗi tổ/nhóm chuyên môn và từng GV xây dựng kế hoạch riêng về việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS.

- Vận dụng linh hoạt các PP, KTDH tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án, bàn tay nặn bột, trải nghiệm…từng bước áp dụng các hình thức/mô hình tổ chức dạy học mới như trường học gắn với thực tiễn, trường học kết nối, mô hình trường học mới…Chuyển từ dạy học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học.

- Tăng cường quản lý theo chất lượng sản phẩm HĐDH. Nhân rộng các nhân tố điển hình, các mô hình đổi mới tích cực trong nhà trường và địa phương.

Từ đó Hiệu trưởng phải xác định được nhiệm vụ chuyên môn của mỗi nhà trường là tập trung đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng GD đại trà, chất lượng HS giỏi theo định hướng PTNL HS ở các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.

- Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn rà soát chương trình hiện hành, phát hiện những bất cập từ đó xây dựng chương trình môn học riêng của nhà trường; xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với thực tiễn.

- Tích cực tổ chức các Hội thảo, chuyên đề cấp trường về thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS để thực hiện công tác tự bồi dưỡng đội ngũ tại chỗ.

- Xây dựng các chủ đề dạy học. Có 3 loại chủ đề dạy học: chủ đề tích hợp, chủ đề liên môn và chủ đề môn học. Mỗi tổ nhóm chuyên môn xây dựng và thực hiện ít nhất 2 chủ đề dạy học/học kì. Nội dung cấu trúc các chủ đề dạy học bám sát kế hoạch số 984/KH-BGD&ĐT.

- Tổ chức các cuộc thi cấp trường và có sản phẩm tham gia các cuộc thi: dạy học tích hợp, nghiên cứu khoa học.

- Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:

+ Dự giờ theo hướng phân tích hoạt động của HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

+ 100% GV tham gia sinh hoạt chuyên môn trên diễn đàn trường học kết nối.

Có sản phẩm minh chứng theo yêu cầu.

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực HS - 5

+ Các tổ nhóm chuyên môn tổ chức cho từng GV đăng ký sản phẩm hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS.

+ Tổ chức ít nhất 01 hoạt động trải nghiệm sáng tạo/năm.

+ Ban giám hiệu họp giao ban với GV chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn hàng tháng để kiểm tra, đôn đốc, phát hiện, điều chỉnh các hoạt động chuyên môn phù hợp, kịp thời. Lưu giữ toàn bộ sản phẩm minh chứng của việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng PTNL HS trong hồ sơ của tổ chuyên môn và nhà trường.

Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, nhà trường cần phải tổ chức các chuyên đề, các bài dạy minh họa về đổi mới PPDH; thông qua chuyên đề, đánh giá chuyên đề, thông qua tọa đàm về đổi mới PPDH, chia sẻ kinh nghiệm của GV, kinh nghiệm khi thiết kế giáo án và sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, tổ chức hội giảng,...

* Quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV

Đẩy mạnh công tác kiện toàn đội ngũ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ GV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường, một nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết của các nhà quản lý trường học, bởi vì ĐNGV là tạo động lực thực hiện dạy tốt và học tốt.

Về nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV phải là một việc làm thường xuyên của các nhà quản lý giúp cho GV nâng cao và mở rộng tri thức mới để theo kịp những thay đổi của nội dung, CT, trang TBDH, PPDH và những kỹ năng sư phạm đáp ứng tinh thần đổi mới hiện nay.

Về hình thức bồi dưỡng: dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn; sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm tham dự các chuyên đề về giờ lên lớp, hội giảng, đặc biệt coi trọng hình thức bồi dưỡng thường xuyên gắn với thực tiễn bài học, lớp học, môn học, ngoài ra tạo điều kiện cho GV được đi học tập nâng cao trình độ; tổ chức phổ biến áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm.

1.3.2.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS

KTĐG có vai trò vừa tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động QLGD vừa xác nhận sự tiến bộ thành tích học tập theo chuẩn đầu ra được quy định trong CT GD. Đánh giá phải hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực người học thông qua mức độ đạt chuẩn của chương trình; cung cấp được các thông tin đúng, khách quan, kịp thời làm cơ sở thực tiễn đưa ra các giải pháp điều chỉnh các HĐDH.

Quản lý KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.

* Những nội dung quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

- Tổ chức cho GV xác định năng lực và các mục tiêu nhận thức tương ứng làm cơ sở cho dạy học nói chung và cho KTĐG.

Thông thường, đầu năm học Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng các Tổ trưởng chuyên môn căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, khối, lớp cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đánh giá của môn học đồng thời xác định các mức độ năng lực của người học. Ngoài ra có thể tham khảo CBQL của các đơn vị GD khác. Trên cơ sở mục tiêu và mức độ năng lực đã xác định của môn học sẽ yêu cầu GV giảng dạy xây dựng mục tiêu cụ thể và xác định các phương diện năng lực mà HS cần hình thành và phát triển qua môn học.

- Xây dựng kế hoạch KTĐG.

Kế hoạch KTĐG được thực hiện chính là hệ thống các mẫu biểu, thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra.

- Tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG trong QTDH.

Các PP KTĐG phải phù hợp với mục tiêu của môn học và mục tiêu của cả CT cho nên phải do người quản lí quyết định. Việc lựa chọn chính xác PP và hình thức

kiểm tra sẽ góp phần rất lớn đến việc nâng cao chất lượng GD. Các hình thức KTĐG môn Ngữ văn cấp THPT đang thực hiện là:

+ Kiểm tra thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào mà không cần phải thông báo trước, đây là những bài kiểm tra được tính điểm hệ số 1. Với hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm và tự luận ngắn hoặc có thể là một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

+ Kiểm tra định kì: Gồm kiểm tra 45 phút, 90 phút được tiến hành vào cuối một giai đoạn, thời gian đã định trước có tính chất thống nhất cho tất cả HS cùng một chương trình học tập. Bài kiểm tra định kì được tính hệ số 2 khi tính điểm trung bình môn học. Kiểm tra định kì thường sử dụng theo cấu trúc đề thi do Bộ GD&ĐT hướng dẫn.

+ Kiểm tra học kì (tổng kết) được thực hiện khi kết thúc một học kì, hình thức này được sử dụng nhằm đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức và kĩ năng của HS sau khi học xong một kì. Đây là dạng bài kiểm tra có tính chất tổng hợp để đánh giá năng lực của HS. Đề bài là các câu hỏi tự luận theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, các câu hỏi, bài tập tập trung vào nhiều phần kiến thức khác nhau trong các nội dung đã học tập. Điểm kiểm tra học kì được nhân hệ số 3 khi tính điểm trung bình môn học.

- Tổ chức để GV theo dõi sự tiến bộ của HS.

Sử dụng kết quả KTĐG để theo dõi, thúc đẩy, hỗ trợ sự tiến bộ của HS; để điều chỉnh PP dạy của GV và PP học tập của HS, cũng như điều chỉnh mục tiêu dạy học và GD.

- Thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ HS.

Thu thập kịp thời chính xác những thông tin về mức độ đã hoặc chưa đạt được trên các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập của HS căn cứ vào mục tiêu và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn. Xác định khách quan, chính xác mức độ năng lực học tập môn Ngữ văn của HS vào những thời điểm nhất định, có tính chiến lược theo mục tiêu môn học và mặt bằng chất lượng chung của HS. Tìm đúng nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Ngữ văn trên cả hai phương diện tiêu cực và tích cực. Đưa ra những quyết định đúng vào các giai đoạn để điều chỉnh hoạt động dạy và học để có được kết quả tốt nhất. Nhận định và thông báo kết quả, thành tích học tập môn Ngữ văn của HS tới mọi người để giúp HS, phụ huynh, GV, nhà quản lí... biết kết quả học tập môn học của HS, định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch bổ trợ, nâng cao chất lượng học tập của HS3.

* Những yêu cầu về quản lí hoạt động KTĐG trong giai đoạn hiện nay

Muốn quản lý hoạt động KTĐG hiệu quả theo tinh thần “đổi mới căn bản và toàn diện” (Nghị quyết TW8 khóa XI) phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có mục tiêu, kế hoạch KTĐG cụ thể, khoa học phù hợp với thực tiễn nhà trường.

- Có quy trình KTĐG phù hợp.

- Phối hợp sử dụng kết quả KTĐG trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện KTĐG theo đúng quy trình. Xây dựng “ma trận” đề trong KTĐG đảm bảo đánh giá kiến thức một cách toàn diện, tránh học tủ, hướng tới PTNL người học.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động KTĐG để có các điều chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng KTĐG.

1.3.2.6. Quản lý CSVC, sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT phục vụ cho HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS

CSVC là điều kiện quan trọng nhất cho nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc tổ chức nâng cao chất lượng dạy và học. Quản lý và quản lý sử dụng CSVC và TBDH là vô cùng cần thiết để đảm bảo việc tổ chức dạy học trong nhà trường tránh việc dạy chay, dạy lí thuyết đơn thuần. Riêng với bộ môn Ngữ văn, CSVC, TBDH không đòi hỏi nhiều như các môn thí nghiệm thực hành nhưng lại có đặc trưng riêng như: sách tham khảo, băng đĩa nhạc, ngâm thơ, từ điển và cả các thiết bị dạy học hiện đại.

Nội dung quản lý CSVC - trang thiết bị dạy và học trong nhà trường:

+ Quản lý trường lớp, phòng học, bàn ghế, bảng và các điều kiện khác phục vụ cho lớp học.

+ Quản lý trang thiết bị phục vụ cho dạy học, …

+ Quản lý thư viện trường học với các sách báo, tài liệu phục vụ cho giảng dạy của GV và học tập của HS.

+ Quản lý đồ dùng học tập của HS.

Hiện nay với định hướng thực hiện dạy học theo PTNL thì việc đầu tư trang thiết bị càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trang thiết bị phục vụ HĐDH ngày càng hiện đại càng có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo định hướng PTNL. Tuy nhiên, để khai thức và sử dụng hiệu quả các trang TBDH đó, cần thiết phải bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV, nhân viên nhà trường về khía cạnh này.

Thay vì việc quản lý chỉ đạo GV sử dụng các phương tiện TBDH hiện có trong thư viện, CBQL cần có biện pháp khuyến khích và bắt buộc GV dạy Ngữ văn tăng cường khai thác các từ nguồn tư liệu mở trên internet, trên trường học kết nối...

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS

1.4.1. Nhận thức của CBQL, GV nhà trường về dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS

Nhiều GV đã có nhận thức đúng đắn và xác định rõ sự cần thiết phải đổi mới PPDH, đã vận dụng được các PPDH và kỹ thuật DH tích cực trong quá trình GD. Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận GV về vấn đề này còn hạn chế, chưa nghiên cứu sâu lý luận về PPDH hoặc vận dụng chắp vá nên chưa tạo sự đồng bộ và do đó chưa đạt hiệu quả. Tình trạng DH theo lối truyền thụ một chiều, đọc - chép ở bộ môn Ngữ văn vẫn còn tồn tại.

1.4.2. Trình độ năng lực của đội ngũ GV, CBQL nhà trường đáp ứng các yêu cầu về dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS

- Về trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng phải là người am hiểu mục tiêu GD, nguyên lý GD, PP GD và PPDH; có khả năng lãnh đạo, tiếp thu các chủ trương, các chương trình, kế hoạch một cách sâu sắc; có khả năng triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung dạy, đổi mới PP GD, PPDH; Hiệu trưởng phải là người có hiểu biết về tâm lý quản lý, có uy tín, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế ở một số nhà trường năng lực chỉ đạo đổi mới PPDH của BGH nhà trường còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV dạy học môn Ngữ văn: GV là đội ngũ chủ lực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, làm nên chất lượng dạy học của nhà trường.

+ Trình độ, năng lực GV hiện nay: cơ bản đáp ứng đủ về số lượng và chất lương dạy học, đa số GV đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhưng trong thực tế năng lực chuyên môn, nhận thức về đổi mới PPDH còn ở các mức độ khác nhau.

+ Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp: Người GVphải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm gương trong việc thực hiện ý thức đạo đức, nghề nghiệp của mình. Đặc biệt với GV dạy môn Ngữ văn thì khả năng diễn đạt, việc sử dụng ngôn từ phải mang tính chuẩn xác để làm gương cho HS.

Như vậy, trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của GV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, chất lượng GD của nhà trường.

1.4.3. Điều kiện đảm bảo để dạy học và quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS

Một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường học tập: nhà trường, HS, gia đình. Đây là những nhân tố cơ bản có tác động tích cực để xây dựng môi trường học tập theo quan điểm PTNL:

- Về phía gia đình: Gia đình giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giúp HS hình thành những chuẩn mức đạo đức, ý thức trách nhiệm, thực hiện chức năng cơ bản của mình; Để có chức năng xã hội hóa tốt hình thành nhân cách con người, đồi hỏi phải có sự chăm sóc, dạy bảo, hướng dẫn, rèn luyện của các bậc phụ huynh giúp các em làm quen và thực hiện những chuẩn mực, nền nếp trong gia đình và ngoài xã hội.

- Về phía nhà trường: Tập trung tạo điều kiện về CSVC, trang TBDH, cảnh quan môi trường tạo ra môi trường học tập thân thiện; tập trung đổi mới PPDH, giảm áp lực dạy học theo hình thức, tiếp cận nội dung, thực hiện theo quan điểm PTNL; giảm áp lực về hình thức đánh giá HS như vậy mới có thể có môi trường học tập tích cực để HS không cảm thấy ngại khi học Ngữ văn. Như vậy, các em sẽ phát huy được tích cực, phát huy khả năng, năng lực của mình trong môn học.

1.4.4. Sự phối hợp của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường trong quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS

Những năm qua Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến phát triển và đổi mới GD. Từ năm 2002 bắt đầu đã triển khai chương trình SGK phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Ngành GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH qua các đợt tập huấn, hội thảo chuyên môn các cấp; đổi mới sinh hoạt CM dựa trên nghiên cứu bài học; dạy học theo định hướng PTNL HS; dạy học trải nghiệm, dạy học theo chủ đề… Triển khai thí điểm phát triển CT GD nhà trường phổ thông theo Hướng dẫn số 791/HD- BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT.

Nguồn lực phục vụ quá trình đổi mới PPDH trong trường như: CSVC, thiết bị DH, hạ tầng CNTT...dù đã được chú ý nhưng còn chưa đồng bộ làm hạn chế các PPDH hiện đại.

Áp lực từ phía xã hội với GD có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của nhà trường.

Vậy ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, nhà quản lý phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐDH, biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình, nhà trường và xã hội, thực hiện đúng các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đưa HĐDH nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đạt kết quả cao nhất.

Kết luận chương 1


Dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS là việc tổ chức HĐDH môn Ngữ văn nhằm hình thành, tăng cường và nâng cao hệ thống năng lực, phẩm chất của HS, giúp HS vận dụng vào các cấp học cao hơn hoặc hoạt động nghề nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả, chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Quản lí HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS là sự tác động của chủ thể quản lý tới QTDH môn Ngữ văn nhằm đảm bảo dạy học không chỉ dừng ở mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực mà còn nhằm đạt mục tiêu cao hơn là phát triển các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn cho người học nhằm chuẩn bị cho HS năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Nội dung quản lí HĐDH môn Ngữ văn ở trường THTP theo định hướng PTNL HS bao gồm: (1) Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS; (2) Quản lý hoạt động dạy môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS; (3) Quản lý hoạt động học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS; (4) Quản lý PP, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS;

(5) Quản lý KTĐG học tập môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS;

(6) Quản lý CSVC, sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT phục vụ cho HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS là: (1) Nhận thức của CBQL, GV nhà trường về dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS; (2) Trình độ năng lực của đội ngũ GV, CBQL nhà trường đáp ứng các yêu cầu về dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS; (3) Điều kiện đảm bảo để dạy học và quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS; (4) Sự phối hợp của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường trong quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL HS.

Phần lý luận về HĐDH môn Ngữ văn và quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở chương 1 được sử dụng làm cơ sở để:

Phân tích thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long trong chương 2.

- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai trong chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐDH MÔN NGỮ VĂN

Ở TRƯỜNG THPT HÒN GAI - THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS‌


2.1. Khái quát về thành phố Hạ Long và trường THPT Hòn Gai

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có vùng vịnh biển với tiềm năng du lịch lớn, có nhiều khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp mỏ, là trung tâm giao thương, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2. Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt. Theo số liệu thống kê năm 2016, thành phố Hạ Long có 55.172 hộ dân với hơn 21 vạn người, trong đó ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác, đó là: Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan... với 2.073 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Sán Dìu, Tày, Hoa. Gồm 20 phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vừa là cơ hội thuận lợi để phát triển phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch và GD đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là đòi hỏi về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương cũng như cho đất nước. Trên địa bàn thành phố hiện có các loại hình GD đào tạo, các trường học từ bậc đại học đến bậc học mầm non như: Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Đại học Hạ Long cơ sở 2, Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm và 4 trường Trung cấp dạy nghề, 12 trường THPT (Cả các trường liên cấp), 38 trường Trung học cơ sở, PTCS và Tiểu học và nhiều trường Mầm non đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân địa phương và các tỉnh thành khác (ở bậc Cao đẳng, Đại học).

2.1.2. Khái quát về Trường THPT Hòn Gai

Trường THPT (THPT) Hòn Gai thành lập tháng 8 năm 1959, là trường THPT đầu tiên và hiện cũng là trường THPT lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Trường đặt tại trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh, là trường trung tâm của thành phố Hạ Long, được quan tâm đầu tư về mọi mặt và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và nâng cao chất lượng GD. HS của nhà trường phần lớn sinh sống tại các phường có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, hầu hết bố mẹ là trí thức, công nhân, tiểu thương có điều kiện đầu tư cho việc học tập và rèn luyện của các em.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí