Nghiên Cứu Nội Dung Bài Dạy, Tài Liệu Tham Khảo Có Liên Quan Đến Nội Dung Bài Dạy.

chuẩn KTKN (xếp thứ 1); Lựa chọn những nội dung kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu môn học (xếp thứ 2); trong QTDH GV đã biết nhấn mạnh những vấn đề mà HS cần chú ý trong SGK và tài liệu tham khảo, hướng dẫn, hỗ trợ cho HS khi tự học, tự nghiên cứu, tự đọc, chuẩn bị bài ở nhà từ đó phát huy năng lực tự học cho các em. Việc thiết kế chủ đề dạy học tích hợp và dạy học liên môn; bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp trong giờ dạy vẫn còn hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học theo định hướng PTNL HS.

Để có căn cứ thuyết phục hơn về việc thực hiện nội dung CT môn Ngữ văn, tác giả đã phỏng vấn một số GV dạy Ngữ văn. Hầu hết GV Ngữ văn được phỏng vấn cho rằng mình đã thực hiện theo đúng quy định của CT mà nhà trường đã phê duyệt vì đây là quy chế chuyên môn. Tuy nhiên, trong QTDH, số ít GV thỉnh thoảng không thực hiện đúng theo PPCT do việc xây dựng CT môn học mới đang thực hiện ở giai đoạn đầu, khi xây dựng chương trình tổ chuyên môn chưa đánh giá được đầy đủ nên cần tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp ở những năm tiếp theo. Kết quả phỏng vấn này đã được minh chứng khi tác giả quan sát hệ thống sổ ghi đầu bài của các lớp trong trường THPT Hòn Gai.

CBQL nhà trường cho rằng GV dạy môn Ngữ văn đã thực hiện đầy đủ nội dung dạy học theo quy định của PPCT được phê duyệt; nội dung học tập được tinh giản gọn nhẹ hơn; nội dung học tập theo chủ đề khá hấp dẫn, phát huy được năng lực học tập cho HS và được xây dựng theo tinh thần bồi dưỡng PP tự học cho HS. HS học môn Ngữ văn khá tích cực, ôn tập những nội dung đã được GV giảng dạy trên lớp, đồng thời có nghiên cứu, chuẩn bị nội dung học tập trước khi lên lớp. Hiệu trưởng dựa trên chương trình môn học đã phê duyệt để có các biện pháp quản lí GV và HS nhằm nâng cao chất lượng GD.

Với câu hỏi: “Vì sao khi thực hiện CT môn học thầy/cô lại chưa quan tâm nhiều đến việc Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp và Thiết kế nội dung dạy học theo chủ đề liên môn, tích hợp?” thì GV được phỏng vấn cho rằng, nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn chỉ là nội dung phụ nên chưa được đầu tư; còn việc GV chưa cập nhật những nội dung thông tin mới là do tâm lí e ngại, sợ sai, ngại tìm tòi nên trung thành với SGK là tốt nhất. Như vậy là từ nhận thức về vai trò của việc dạy học theo định hướng PTNL HS đến hành động cụ thể còn có một khoảng cách khá xa đòi hỏi CBQL phải tăng cường chỉ đạo, quản lí, giám sát.

Việc chuẩn bị bài dạy của GV dạy môn Ngữ văn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy cũng như kết quả quản lí của hiệu trưởng. Nhận thức được đây là một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của GV dạy Ngữ văn trường THPT Hòn Gai.

Thầy/cô cho biết, việc chuẩn bị giảng dạy của GV là thực hiện các công việc nào sau đây, mức độ thực hiện?

1. Thực hiện theo đúng chương trình dạy học.

2. Nghiên cứu nội dung bài dạy, tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài dạy.

3. Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết.

4. Luôn chuẩn bị và lựa chọn trang TBDH phù hợp với nội dung bài dạy.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, đa số GV dạy môn Ngữ văn trường THPT Hòn Gai có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc thực hiện nề nếp dạy học, các GV đã thực hiện tốt các nội dung chuẩn bị giảng dạy của mình, cụ thể: GV luôn bám sát vào PPCT, kế hoạch dạy học đã được nhà trường phê duyệt; chủ động nghiên cứu tài liệu, tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài dạy. Đặc biệt, GV đã chủ động soạn giáo án thể hiện đầy đủ yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ, các bước lên lớp và phản ánh đầy đủ các hoạt động của GV, HS; luôn chuẩn bị và lựa chọn trang TBDH phù hợp với nội dung bài dạy. Tuy nhiên, kết quả dạy học vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, vẫn tập trung vào định hướng nội dung hơn là định hướng năng lực, kiến thức cần đạt thì làm tốt nhưng mục tiêu PTNL HS, kết quả lại rất hạn chế. Như vậy là từ nhận thức đến hành động của GV còn có một khoảng cách khá rộng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó quan trọng là việc quản lí của Ban Giám hiệu nhà trường về việc thực hiện ct theo định hướng PTNL HS chưa chặt chẽ.

2.2.2.3. Thực trạng sử dụng PP và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

Qua phỏng vấn CBQL và tổ trưởng tổ Ngữ văn, được biết trong những năm học qua việc đổi mới PP và HTTC dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS đã được quan tâm chỉ đạo và triển khai. Ngay từ đầu năm học, căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT, BGH nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai việc sử dụng PP và HTTC dạy học theo định hướng PTNL HS tới các tổ chuyên môn và từng GV. Sau đó tổ trưởng chuyên môn sẽ cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường thành kế hoạch của tổ và triển khai tới tất cả các GV; từ đó tất cả GV tiếp tục xây dựng kế hoạch môn học riêng theo nhiệm vụ được phân công. Tất cả các kế hoạch này đều được Ban giám hiệu, Tổ trưởng ký duyệt trước khi thực hiện.

Qua quan sát hồ sơ GV, nhận thấy GV Ngữ văn đã từng bước lựa chọn và thực hiện các PPDH theo định hướng PTNL HS kết hợp hài hòa với PP đặc thù bộ môn; quan tâm hình thành PP học tập cho HS đặc biệt là PP tự học; coi trọng và khích lệ tinh thần độc lập suy nghĩ và cá tính sáng tạo của HS trong giờ học Ngữ văn. GV đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, chủ đề môn học; tổ chức cho HS thay đổi các HTTC dạy học như dạy trong lớp học, dạy học phân hóa theo nhóm.

Khi tiến hành điều tra bằng phiếu với 300 HS trường THPT Hòn Gai về việc GV sử dụng các PP và HTTC dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS thì kết quả thu được có sự khác biệt với kết quả tổng hợp từ việc phỏng vấn CBQL, GV. Mức độ đánh giá: Thường xuyên 3 điểm, thỉnh thoảng 2 điểm, chưa khi nào 1 điểm.

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các PP và HTTC dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS


Stt


Các PP và HTTC dạy học

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào

TB

Xếp

thứ

A. PP dạy học

1

Thuyết trình

276

24

0

2.92

1

2

Vấn đáp

273

27

0

2,91

2

3

Giải quyết vấn đề

150

147

3

2,49

3

4

Thảo luận

81

103

116

1,88

5

5

Đóng vai

26

54

220

1,35

6

6

Thực hành

206

33

61

2,48

4

7

Dự án

0

9

291

1,03

11

8

Công não

0

14

286

1,05

9

9

Trò chơi

0

37

263

1,12

8

10

Tình huống

18

29

253

1,22

7

11

Bàn tay nặn bột

0

12

288

1,04

10

12

Trải nghiệm

0

0

300

1,0

12

B. Hình thức tổ chức dạy học

1

Dạy học cả lớp

300

0

0

3

1

2

Dạy học phân hóa theo nhóm

126

103

71

2.18

3

3

Dạy học trong lớp bình thường

100

0

0

3

1

4

Dạy học trong môi trường giả định

0

0

100

1

5

5

Dạy học trong môi trường thực tế

0

0

100

1

5

6

Dạy học trong phòng học bộ môn

30

93

177

1.51

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực HS - 7

Theo đánh giá của HS, mức độ GV sử dụng các PPDH và HTTC dạy học mới còn chưa thường xuyên, các thầy cô giáo chủ yếu vẫn sử dụng các PPDH truyền thống như thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thực hành trong hầu hết các giờ học Ngữ văn do đặc thù của môn học. Các PPDH tích cực đã được sử dụng nhưng mức độ không thường xuyên như PP thảo luận, đóng vai, tình huống; cá biệt có PP HS cho rằng GV dạy Ngữ văn chưa bao giờ sử dụng là PP trải nghiệm. Nhìn chung, việc sử dụng các PP dạy học tích cực để phát triển năng lực HS vẫn còn hạn chế. Đa số GV chỉ tập trung vào việc dạy học sao cho kết quả thi, kiểm tra đạt cao. Mục đích học tập của HS cũng chỉ phục vụ cho thi, kiểm tra nên những kỹ năng khác trong cuộc sống các em rất hạn chế.

Về HTTC dạy học, qua khảo sát cho thấy: các thầy cô đều dạy học trong lớp truyền thống và HTTC dạy học cả lớp. Một số GV đã chú ý dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng HS. Hình thức dạy học trong môi trường giả định, môi trường thực tế GV không áp dụng. Về phía các nhà trường, chưa tổ chức cho các em đi thực tế do điều kiện kinh phí và lo lắng về khâu an toàn cho HS.

Đổi mới HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS đã từng bước tạo được sự tiến bộ trong nhận thức và hành động của cả GV và HS. Tuy nhiên, việc thực hiện từ kế hoạch đến thực tế còn là một khoảng cách lớn và còn không ít khó khăn từ nhiều phía, cả chủ quan và khách quan dẫn đến hiệu quả đạt được còn chưa cao, còn những hạn chế cần tiếp tục phải khắc phục trong thời gian tới.

2.2.2.4. Thực trạng sử dụng phương tiện, TBDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

Hiện nay, việc sử dung PTDH, TBDH để nâng cao chất lượng giờ dạy đối với tất cả các môn học ở trường THPT Hòn Gai đang được quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Nhà trường đã huy động các nguồn lực trang bị đầy đủ các phương tiện và TBDH hiện đại tại tất cả các phòng học như máy chiếu, bảng thông minh, có kết nối mạng Internet để GV khai thác hiệu quả PTDH giúp cho tư liệu dạy học trở nên phong phú hơn. Việc ứng dụng CNTT trong giờ học Ngữ văn đã tạo hứng thú hơn cho HS; khơi gợi được sự sáng tạo và tinh thần tự học.Tuy nhiên, trong thực tế không phải giờ học nào việc sử dụng PTDH đã thực sự hiệu quả. Nhiều giờ, GV lạm dụng CNTT thay cho hoạt động của GV mà không xem xét đến đặc thù của môn học và vai trò của người thầy trong giờ dạy học văn. Nhìn chung, việc khai thác sử dụng đa dạng các thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân cả từ phía GV và HS.

2.2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS

Tác giả tiến hành khảo sát đối với 04 CBQL, 16 GV và 300 HS, số người trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 320 người. Cách thức điều tra gồm 7 nội dung. Mức độ đánh giá: Thường xuyên 3 điểm, thỉnh thoảng 2 điểm, chưa khi nào 1 điểm.

Kết quả khảo sát cho thấy GV dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai đã thực hiện tốt việc tổ chức đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo đúng quy định; làm tốt việc đánh giá chuyên cần, thái độ học tập của HS; tăng cường đánh giá việc chuẩn bị bài, tự học của HS đồng thời công bố cho HS biết ý kiến đánh giá của mình. Phần lớn GV đã chú trọng trong đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc đổi mới hình thức KTĐG HS và theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia mới của Bộ GD&ĐT. Điều này thể hiện nhà trường đã có nhiều biện pháp KTĐG đảm bảo khách quan, công bằng đối với HS.


STT


Cách thức KTĐG

Mức độ thực hiện

X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào


1.

Đánh giá việc chuẩn bị bài, tự học của HS đồng thời công bố cho HS biết ý kiến

đánh giá của GV


221


85


14


2.65


3

2.

Tổ chức đánh giá qua các bài kiểm tra

thường xuyên, định kỳ theo đúng quy định

258

56

6

2.79

1

3.

Thực hiện đánh giá độ chuyên cần, thái

độ học tập của HS

259

52

9

2.78

2

4.

Trả bài kiểm tra, bài chuẩn bị ở nhà của

HS và có nhận xét cụ thể của GV

201

81

38

2,51

6

5.

Kiểm tra bằng hình tự luận

205

108

7

2,62

4

6.

Tổ chức cho HS tự kiểm tra, đánh giá lẫn

nhau trong các giờ học

196

88

36

2,5

7

7.

Cho điểm sản phẩm cá nhân, sản

phẩm nhóm

206

94

20

2,58

5

Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS‌


Tuy nhiên các nội dung: chỉ đạo GV bồi dưỡng HS khả năng đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá; ra đề theo ma trận, đảm bảo sự phân hóa HS và việc chỉ đạo GV thực hiện đa dạng các PP, hình thức KTĐG HS chưa được thực hiện tốt. Đa số GV môn Ngữ văn mới chú ý vào việc hoàn thành điểm số theo quy chế, chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới KTĐG theo hướng PTNL HS. Đề kiểm tra, đề thi vẫn nặng về nội dung kiến thức hơn là rèn luyện kĩ năng cho HS, chưa chú trọng tổ chức cho HS tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau trong các giờ học; cho điểm sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm. Đây là những hạn chế làm ảnh hưởng đến dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL cho HS. Qua đây đòi hỏi GV dạy văn phải có phải có biện pháp thích hợp khắc phục những hạn chế trong công tác KTĐG năng lực HS.

2.2.3. Thực trạng quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long theo định hướng PTNL HS

2.2.3.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

a. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

Mục tiêu môn học là chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học sau khi HS hoàn thành chương trình học tập, mục tiêu được cụ thể trong kế hoạch bài dạy và kế hoạch kiểm tra của GV.

Hiện nay, việc thiết kế mục tiêu của chương trình dạy học môn Ngữ Văn đã có những thay đổi căn bản, chuyển đổi của chương trình dạy học theo nội dung hoặc các

chủ đề cơ bản sang chương trình thiết kế theo yêu cầu cần đạt về năng lực hoặc kĩ năng cần thiết đối với HS. Cách thiết kế chương trình này thể hiện quan điểm dạy học hướng tới mục tiêu định hướng PTNL HS. Điều này đặt ra những yêu cầu mới cho xây dựng các nội dung, PP và hình thức KTĐG kết quả học tập của HS trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn cần hình thành và phát triển cho HS.

Kết quả điều tra về việc nắm mục tiêu môn học

- Kết quả điều tra GV:

+ Tỉ lệ GV nắm rất rõ mục tiêu môn học: 10/16 = 62,5%

+ Tỉ lệ GV nắm rõ mục tiêu môn học: 4/16 = 25%

+ Tỉ lệ GV chưa nắm rõ mục tiêu môn học: 2/16 = 12,5%

- Kết quả điều tra HS:

+ Tỉ lệ HS nắm rất rõ mục tiêu môn học: 62/300 = 20.6%

+ Tỉ lệ HS nắm rõ mục tiêu môn học: 152/300 = 50.6%

+ Tỉ lệ HS chưa nắm rõ mục tiêu môn học: 86/300 = 28,8 %

Qua đây cho thấy vẫn còn một bộ phận GV không nắm rõ mục tiêu môn học, (chủ yếu tập trung ở những GV trẻ, năng lực chuyên môn hạn chế). Như vậy, việc quản lí mục tiêu dạy học môn Ngữ văn của tổ chuyên môn và CBQL ở trường THPT Hòn Gai chưa chặt chẽ, bao quát đến tất cả GV và HS. Thực trạng này rất cần có sự quản lí, giám sát và vai trò định hướng từ tổ trưởng chuyên môn và CBQL nhà trường đến GV và HS để tất cả GV và HS thực hiện được mục tiêu môn học.

GIÁO VIÊN HỌC SINH

70


60

62.5

50

50.6

40


30

28.8

20

20.6

25

10

12.5

0

Nắm rất rõ

Nắm rõ

Chưa nắm rõ

Biểu đồ 2.1. Khảo sát tỉ lệ GV và HS nắm rõ mục tiêu môn học

b. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Ngữ văn theo theo định hướng PTNL HS

Chương trình giảng dạy hiện hành (CT khung) môn Ngữ văn THPT thực hiện trong 37 tuần có cập nhật nội dung giảm tải theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trường THPT Hòn Gai đã chỉ đạo rất sát sao đặc biệt là khâu xây dựng, thực hiện CT, việc thực hiện kiểm tra tiến độ chương trình, kiểm tra hoạt động sư phạm GV, kiểm tra việc ghi sổ đầu bài, dự giờ đột xuất, tổ chức kiểm tra chất lượng học kỳ môn Ngữ văn theo đề chung của trường. Qua đó đã thúc đẩy GV nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên phải có sự quản lý chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn để nắm bắt được việc thực hiện CT cũng như kế hoạch thời gian, thực hiện kiểm tra, kịp thời phát hiện những thiếu sót, chỉ đạo điều chỉnh khắc phục. Việc thực hiện đúng và đủ chương trình là yêu cầu bắt buộc với mỗi GV. Những trường hợp dạy dồn tiết, cắt xén chương trình là vi phạm quy chế chuyên môn, là căn cứ để xếp loại thi đua GV.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

Để đánh giá được thực trạng quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS, tác giả đã tiến hành phỏng vấn CBQL nhà trường với câu hỏi:

Thầy/cô cho biết, ở trường mình, việc quản lý hoạt động dạy của GV Ngữ văn theo định hướng PTNL HS đã làm tốt ở những khâu nào?

Thầy N.L - Hiệu trưởng trường THPT Hòn Gai cho rằng: “Trong quản lý việc thực hiện hoạt động dạy của GV Ngữ văn theo định hướng PTNL HS nhà trường đã làm tốt ở các khâu như: Chỉ đạo dạy học môn Ngữ văn đúng nội dung, chương trình đã được xây dựng và phải phê duyệt theo định hướng PTNL HS trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình GD THPT; quản lý giờ lên lớp; quản lý hồ sơ chuyên môn của GV Ngữ văn nhưng lại làm còn mức độ ở các khâu quản lý như: quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp; Chỉ đạo GV KTĐG theo định hướng PTNL; chỉ đạo GV thiết kế và thực hiện bài học theo hướng PTNL; quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và của GV. Cụ thể là:

* Quản lý việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp của GV.

Việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp là khâu đầu tiên, là cơ sở quan trọng nhất để có một tiết dạy tốt; bài soạn của GV phải thể hiện được việc đổi mới PPGD; đổi mới KTĐG; các năng lực cần đạt của HS sao cho phù hợp. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều GV mới chỉ tập trung nhiều vào việc có bài soạn là chính, còn chất lượng bài soạn ít được quan tâm. Có tình trạng này là bởi Ban giám hiệu chấp thuận cho GV soạn giáo án trên máy vi tính. Một số GV nhận thức không đúng, không tự mình soạn bài mà sử dụng giáo án trên mạng rồi sửa sơ sài; nếu tự soạn bài thì sử dụng sách soạn mẫu chép lại, từ đó các giáo án sẽ có đủ về mặt hình thức và nội dung còn việc chuẩn bị có đầu tư

để có một giáo án có chất lượng và quan tâm đổi mới PP giảng dạy thì ít được quan tâm. Như vậy trong quản lý chuẩn bị soạn giảng có lẽ là một vấn đề cần được chú ý nhiều hơn trong thời gian khâu tới ở trường THPT Hòn Gai.

* Quản lý hình thức tổ chức dạy học trên lớp.

Thực hiện HĐDH chính là quá trình thi công của việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, tuy nhiên trong việc thực hiện GV phải rất linh động, xử lý khéo léo với các tình huống phát sinh ngoài giáo án, có thể thay đổi PP, điều chỉnh nội dung, mức độ kiến thức cho phù hợp với đối tượng người học, giúp người học tiếp thu được kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành năng lực. Có thể nói nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp khá cao, tất cả đều quan tâm, đề cao việc xây dựng, quản lý nền nếp học tập và lựa chọn PPDH phù hợp; hướng dẫn HS PP tự học. Trong khi đó việc sử dụng TBDH chưa được đánh giá cao. Về việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho dạy học, hiện tượng lạm dụng CNTT của một số GV biến việc dạy ứng dụng CNTT thành hình thức trình chiếu một cách máy móc vẫn còn tồn tại. Nội dung “phải dạy hết kiến thức trong SGK và chuẩn kiến thức kỹ năng được GV quan tâm khá nhiều. Điều đó chứng tỏ GV đang thực hiện PPDH theo hướng tiếp cận nội dung. Nguyên nhân một phần là do việc đánh giá giờ dạy của các cấp quản lý trong các đợt thanh tra, kiểm tra; trong các Hội thi GV dạy giỏi, hoặc các chuyên đề tại các trường, việc chấm điểm, rút kinh nghiệm của người dự chủ yếu tập trung vào đánh giá hoạt động dạy của GV, không chú ý nhiều đến hoạt động học của HS; chưa quan tâm xem HS học được gì, hình thành được năng lực gì.

2.2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Ngữ văn của HS theo định hướng PTNL HS

Để đánh giá được thực trạng quản lí hoạt động học tập của HS chúng tôi đã dùng phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến của CBQL, GV, HS về hệ thống các biện pháp quản lý các hoạt động học tập của HS.

Kết quả khảo sát dưới đây cho thấy điểm bình quân X = 2.25 mức độ quan tâm khá cao, trong đó mức độ quan tâm đến ý thức động cơ học tập có điểm bình quân X

= 2.74 xếp ở mức quan tâm nhất. Điều đó cho thấy GV đã rất quan tâm đến ý thức,

động cơ học tập đúng đắn của HS. Nhưng mức độ thực hiện cho nội dung này lại được thực hiện ở mức gần thấp nhất =2.36. Trong khi đó việc quản lý nền nếp có điểm X =2.51 được xếp thứ hạng năm, nhưng mức độ thực hiện quản lý nền nếp thì

được xếp thứ 2. Việc quản lý chặt chẽ nền nếp trong giảng dạy không phải dễ dàng,

bởi ở độ tuổi HS THPT các em chưa có sự ổn định về tâm sinh lý. Mặt khác điều kiện về cơ sơ vật chất, số lượng HS trên lớp cộng với chương trình hiện hành, việc đổi mới PP của GV hiện nay chưa đủ sức thu hút, hấp dẫn HS dẫn đến hiện tượng không tập trung, gây mất trật tự trong giờ học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022