Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Hs.

Bảng 2.8. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của HS.


T


T Nội dung

Nhận thức về

mức độ cần thiết

Đánh giá về

mức độ thực hiện

Rất cần thiết (3đ)

Cần thiết (2đ)

Ít cần thiết (1đ)



X

Thứ bậc

Tốt (3đ)

TB (2đ)

Chưa tốt (1đ)


X

Thứ bậc

1

Thực hiện nội quy

của trường, lớp

163

157

0

2,51

5

235

60

25

2.66

2


2

Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học

tập trên lớp, ở nhà


67


241


12


2,17


10


193


97


30


2.51


8


3

GD ý thức, thái độ, động cơ học tập đúng

đắn cho HS


238


82


0


2,74


1


186


63


71


2.36


9


4

GVCN, GVBM quản

lý chặt chẽ nền nếp học tập của HS


196


124


0


2,61


3


230


40


50


2.56


7


5

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và t chức xã hội trong

quản lý HS

148


154


18


2,41


6


228


67


25


2.63


4


6

Tăng cường hoạt động ngoại khoá nân

kỹ năng sống cho HS


g 142


142


36


2,33


8


231


48


41


2.59


6


7

Tăng cường công tác

quản lý, phối hợp của GVCN, GVBM


190


124


6


2,58


4


216


89


15


2.63


4


8

Tăng cường vài trò của Bí thư Đoàn TN, Ban quản sinh, đội cờ đỏ, đội thanh niên

xung kích


130


172


18


2,35


7


233


67


20


2.67


3


9

Biểu dương tinh thần học tập tốt và động viên những HS có

tiến bộ kịp thời


226


88


6


2,69


2


260


60


0


2.81


1


10

Tổ chức cho HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau

trong cùng lớp.


100


199


21


2,25


9


140


62


118


2.07


10



Tổng ( X )

1600

1483

117

2.25


2152

653

395

2.55


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực HS - 8

2.2.3.4. Thực trạng quản lý việc đổi mới PP, hình thức, phương tiện kỹ thuật dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

Quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH là công việc mấu chốt nhất của các nhà quản lý, nó quyết định chất lượng HĐDH của mỗi nhà trường. Việc quản lý đổi mới HTTC, PP và KTDH theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long qua khảo sát đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới HTTC, PP và KTDH theo định hướng phát triển năng lực HS‌


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá

Điểm TB

Xếp thứ

Tốt

Bình

thường

Chưa

tốt

1

Quán triệt định hướng đổi mới, tổ chức tập

huấn đổi mới PPDH cho GV

12

4

0

2.75

5

2

Chỉ đạo GV lập KHDH; lựa chọn PP, kỹ

thuật, HTTC dạy học phù hợp

14

2

0

2.88

3


3

Chỉ đạo GV thiết kế hoạt động dạy và hoạt động học phù hợp đối tượng HS nhằm phát triển năng lực


8


6


2


2.38


6

4

Chỉ đạo GV hướng dẫn đổi mới cách học

cho HS

13

3

0

2.81

4


5

Chỉ đạo tăng cường nội dung thực hành, luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn

đời sống


5


4


7


1.88


7

6

Động viên khuyến khích GV ứng dụng

CNTT trong dạy học

15

1

0

2.94

2


7

Tổ chức hội giảng, thi GV giỏi, dạy chuyên đề, động viên, khuyến khích, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng

đổi mới PPDH


16


0


0


3.0


1

Việc quản lý đổi mới HTTC, PP và KTDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai - thành phố Hạ Long đã thực hiện tốt một số nội dung: Tổ chức hội giảng, thi GV giỏi, dạy chuyên đề, động viên, khuyến khích, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới PPDH; Động viên khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong dạy học; Chỉ đạo GV lập KHDH, lựa chọn PP, kỹ thuật, HTTC dạy học phù hợp; Chỉ đạo GV hướng dẫn đổi mới cách học cho HS. Bên cạnh đó, một số nội dung quản lý thực hiện còn hạn chế như: Chỉ đạo GV thiết kế hoạt động dạy và hoạt động học phù hợp đối tượng HS nhằm phát triển năng lực; Chỉ đạo tăng cường nội dung thực hành, luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống

Nhìn chung, việc quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai mới chỉ đạt được một số kết quả khiêm tốn. Đa số GV Ngữ văn, đa số tiết dạy môn Ngữ văn vẫn thực hiện theo PPDH cũ. Tâm lí e ngại đổi mới của

GV cùng với khả năng làm quen với PP học tập mới của HS còn rất hạn chế và quan trọng hơn cả là chưa có sự đồng bộ giữa cách thức học và thi như hiện nay (học thì hướng đến yêu cầu đổi mới, nhằm phát triển năng lực HS nhưng thi cử còn nặng về nội dung, kiến thức) chính là rào cản lớn nhất trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn hiện nay.

2.2.3.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

* Thực trạng việc chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch KTĐG môn Ngữ văn

Để quản lí, chỉ đạo GV và HS thực hiện HĐDH, Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cần tổ chức xây dựng kế hoạch KTĐG KQHT.

Khi khảo sát về việc chỉ đạo tổ chức cho GV xây dựng kế hoạch KTĐG thì nhận được kết quả từ CBQL và GV như sau: 1/4 = 25% CBQL cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là rất cần thiết, 3/4 = 75% CBQL cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là cần thiết. Trong đó 5/16 = 31,3% GV cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là rất cần thiết, 9/16 = 56,2% GV cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là cần thiết, 2/16 = 12,5% cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là không cần thiết.


80 75

70

56.2

60

50

40 31.3

30 25

20 12.5

10 0

0

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết


CBQL GIÁO VIÊN

Biểu đồ 2.2. Đánh giá việc xây dựng kế hoạch KTĐG


Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV đều cho rằng việc lập kế hoạch chỉ là mức độ cần thiết, CBQL luôn coi việc này là việc làm thường xuyên, song vẫn có GV cho rằng việc xây dựng kế hoạch KTĐG trong nhà trường là không cần thiết (12,5%). Chính vì lý do đó mà GV không chủ động trong việc xây dựng kế hoạch KTĐG, dẫn đến chất lượng của các đợt KTĐG môn Ngữ văn chưa cao.

* Thực trạng quản lí việc tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG môn Ngữ văn

Thực trạng: mục đích của các hình thức KTĐG là rõ ràng nhưng các hoạt động quản lí công tác này ở nhà trường vẫn còn tồn tại bất cập. Nhà trường có xây dựng kế

hoạch KTĐG chung, từ đó các tổ chuyên môn căn cứ Thông tư quy định của Bộ GDĐT về cơ số điểm kiểm tra của môn học để xây dựng kế hoạch KTĐG bộ môn, GV căn cứ kế hoạch của tổ chuyên để thực hiện. Các hình thức KTĐG thường xuyên, định kì là do GV tự thực hiện ở các lớp theo phân công giảng dạy nên từ việc ra đề, xây dựng biểu điểm, đáp án chấm, chấm bài, lên điểm một số GV vẫn làm theo cách riêng, nhà trường chỉ kiểm tra việc thực hiện tiến độ KTĐG, cơ số điểm theo quy định nên chưa quản lí sâu, sát đến chất lượng hoạt động KTĐG ở các hình thức này. Riêng kiểm tra tổng kết là do nhà trường tổ chức chung trong toàn trường từ khâu ra đề, phân bố phòng, sắp xếp HS các phòng thi, tổ chức chấm điểm, lên điểm, nên đã đánh giá được một cách tổng quát, khách quan kết quả, chất lượng HĐDH của GV và HS.

Kết quả khảo sát việc tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG (thường xuyên, định kì, tổng kết) của GV như sau:

+ Kết quả khảo sát HS: 34/300 = 11.3 % HS cho rằng rất nghiêm túc; 141/300 = 47,0 % HS trả lời là nghiêm túc; 125/300 = 41.7 % cho rằng chưa nghiêm túc.

+ Kết quả phỏng vấn GV: 2/16 = 12,5% GV trả lời là rất nghiêm túc; 11/16 = 68,8% GV trả lời là nghiêm túc; 3/16 = 18,7% GV cho rằng chưa nghiêm túc.

Học sinh Giáo viên

68.8

70

60

47

50

41.7

40

30

20

11.3

12.5

18.7

10

0

Rất nghiêm túc

Nghiêm túc

Chưa nghiêm túc

Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các hình thức KTĐG môn Ngữ Văn

Một số GV và HS cho rằng việc thực hiện các hình thức KTĐG chưa nghiêm túc, biểu hiện cụ thể là: một số GV không cho HS kiểm tra miệng mà chuyển số điểm kiểm tra 15 phút thành điểm kiểm tra miệng hoặc GV cho rằng chỉ cần 01 điểm miệng là đảm bảo quy chế nên ít tiến hành kiểm tra thường xuyên. Chính điều đó đã làm HS suy nghĩ sai lệch, các em cho rằng chỉ cần 1 điểm miệng là xong nên không có ý thức chuẩn bị bài và ôn bài trước khi đến lớp. Hoặc có HS chỉ ôn 1 bài xung phong trả lời lấy điểm cao tại một thời điểm nhất định. Những câu hỏi vận dụng khó hoặc những tình huống vận dụng thực tiễn HS rất ngại trả lời. Ngoài ra, HS cho rằng thậm chí một số GV thực hiện không đúng tiến độ, chậm trả bài, chữa bài 45 -90 phút, bài kiểm tra định kì không có lời nhận xét hoặc có thì nhận xét chung chung, không cụ thể, không chỉ rõ chỗ được, chỗ chưa được, cũng có khi GV không trả bài kiểm tra 15 phút cho HS. Những điều nêu trên đã

ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng hoạt động KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng PTNL của HS.

* Thực trạng quản lí thực hiện quy trình KTĐG môn Ngữ văn

Để đánh giá sự hiểu biết của CBQL và GV Ngữ văn trường THPT Hòn Gai về quy trình KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL của HS, phiếu khảo sát đã đưa ra 10 bước trong quy trình KTĐG không theo trình tự và yêu cầu các CBQL và GV Ngữ văn sắp xếp lại cho đúng.

Bảng 2.11 đưa ra 3 cột, cột thứ nhất là thứ tự các bước trong quy trình; cột thứ hai là các bước trong quy trình KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL của HS; cột 3 yêu cầu CBQL và GV ghi số thứ tự đúng quy trình từ 1 đến 10 theo suy nghĩ của họ.

Bảng 2.10. Bảng khảo sát các bước cơ bản trong quy trình KTĐG HS

TT

Các bước trong quy trình KTĐG

CBQL, GV

xếp thứ tự

1

Xác định mục đích của việc kiểm tra, đánh giá



2

Xác định nội dung cần kiểm tra, đánh giá và mức độ nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ của các mức độ

nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.


3

Xác định hình thức KTĐG


4

Phân tích đề


5

Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và các mức độ nhận

thức với nội dung đó.


6

In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho HS làm

bài kiểm tra.


7

Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và mức độ nhận thức

với nội dung đó.


8

Chấm bài, ghi nhận xét cho từng HS trong bài kiểm tra; nhận

xét đánh giá, rút kinh nghiệm trong giáo án.


9

Vào sổ gọi tên ghi điểm, sổ điểm cá nhân của GV


10

Trả bài và nhận xét


Câu trả lời đúng cho thứ tự đúng của quy trình KTĐG kết quả đã đưa trên đây là: 13257468910. Các bước đưa ra trong bảng cần sắp xếp lại tạo thành quy trình đúng như sau:

Bước 1: Xác định mục đích của đánh giá Bước 2: Xác định hình thức KTĐG

Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và các mức độ nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các mức độ nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

Bước 4: Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và các mức độ nhận thức với nội dung đó

Bước 5: Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với nội dung và mức độ nhận thức tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỷ lệ đã quy định trong ma trận nội dung - bậc nhận thức.

Bước 6: Phân tích đề

Bước 7: In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho HS làm bài kiểm tra. Bước 8: Chấm bài, ghi nhận xét cho từng HS trong bài kiểm tra; nhận xét đánh giá,

rút kinh nghiệm trong giáo án.

Bước 9: Vào sổ điểm cá nhân của GV, sổ Gọi tên ghi điểm; lưu ý các trương hợp đặc biệt.

Bước 10: Trả bài và nhận xét

Kết quả khảo sát: chỉ có 02/04 - 50 % CBQL trả lời đúng 10 bước trong quy trình. Có 7/16 - 43,8 % GV sắp xếp đúng các bước trong quy trình. Điều này cho thấy còn nhiều GV Ngữ văn không nắm rõ quy trình KTĐG cụ thể:

Với bước xác định mục đích KTĐG, chưa xác định rõ mục đích của KTĐG là cho ai? Để làm gì? Chưa động viên khuyến khích được người học, chưa tạo động lực để HS tích cực học tập. Bước xác định PP đánh giá, xây dựng nội đánh giá chưa phù hợp với từng bậc nhận thức nên chưa đáp ứng được mục tiêu đánh giá. Khâu cuối cùng đó là: trả bài và nhận xét thì Ban giám hiệu và GV chưa thật quan tâm nên sự sai sót độ khó, độ dài của đề có thể vẫn xảy ra.

* Thực trạng việc quản lí GV theo dõi sự tiến bộ của HS qua các kì KTĐG

KTĐG là khâu cuối cùng nhưng lại là khâu quan trọng của QTDH. Kết quả KTĐG sẽ giúp GV theo dõi và thúc đẩy sự tiến bộ của HS từ đó điều chỉnh PP và mục tiêu dạy học và GD, khích lệ động viên để HS có PP và động lực học tập tích cực hơn.

Qua khảo sát có thể thấy CBQL nhà trường thực hiện việc chỉ đạo tổ chức các kì KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn chưa sát sao, thường xuyên và chưa đạt được mục tiêu. Việc quản lí mới chỉ dừng lại ở việc giám sát GV thực hiện đảm bảo cơ số điểm KTĐG của môn học, kết quả kiểm tra của từng lớp, chưa chỉ đạo và quản lí GV trong việc theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của HS.

Qua quan sát và kết quả thanh kiểm tra cho thấy một số GV còn cẩu thả trong việc ra đề, chấm chữa trả bài cho HS; chưa chú ý đến sự tiến bộ của HS sau các kì kiểm tra để có biện pháp điều chỉnh PPDH, cách thức, nội dung KTĐG cho phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. HS còn thiếu trung thực trong kiểm tra, vẫn có hiện tượng sử dụng tài liệu, chép văn mẫu và chép bài của nhau. Chính vì vậy kết quả học tập của HS được đánh giá chưa chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất năng lực, trình độ của các em và vì thế cũng không khuyến khích, động viên được HS cố gắng trong học tập môn học.

2.2.3.6. Thực trạng quản lý CSVC, sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT phục vụ cho HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

Điều kiện về CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học giữ vài trò cơ bản và quan trọng cho việc tổ chức HĐDH, là điều kiện phục vụ cho việc đổi mới PPDH theo định hướng PTNL hiện nay.

Nhận thức của CBQL và GV trường THPT Hòn Gai về mức độ cần thiết của biện pháp quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học tương đối cao và khá đồng

đều. Trong những năm qua, trường THPT Hòn Gai đã có nhiều biện pháp, cách làm hay để đầu tư phát triển CSVC, mua sắm bổ sung, trang bị các TBDH hiện đại phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập. Ngoài các trang thiết bị, đồ dùng dạy học được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước, trường THPT Hòn Gai đã thực hiện chủ trương xã hội hóa một cách hiệu quả, CSVC được nâng cấp, mua sắm trang bị thêm nhiều TBDH. Song vấn đề đặt ra là việc quản lí sử dụng CSVC, TBDH như thế nào để tránh lãng phí là một bài toán nan giải đặt ra cho CBQL nhà trường.

Khảo sát thực tế cho thấy, trường THPT Hòn Gai đã thực hiện tốt một số nội dung quản lý CSVC, TBDH và ứng dụng CNTT phục vụ cho HĐDH theo định hướng PTNL HS như: Có hệ thống sổ quản lí tài sản, CSVC, TBDH; có sổ theo dõi việc mượn, trả thiết bị, đồ dùng dạy học; tạo điều kiện để GV được ứng dụng CNTT trong dạy học và HS ứng dụng CNTT để học; có kế hoạch và thực hiện KTĐG công tác sử dụng CSVC, TBDH; quản lí việc sử dụng TBDH trong các tiết dạy của GV qua hệ thống sổ đầu bài, kế hoạch sử dụng TBDH, xây dựng định mức sử dụng TBDH của GV, có sổ theo dõi sử dụng TBDH. Bên cạnh đó, các nội dung: hợp tác, tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT; đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học; đưa internet vào việc học tập của HS, giao bài tập đòi hỏi tìm kiếm thông tin trên internet, hoặc sử dụng internet để hoàn thành nhanh, có chất lượng các bài tập được giao được thực hiện chưa tốt.

Nhìn chung, việc quản lí khai thác sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT còn ở mức độ khiêm tốn, đa số các tiết học đều thực hiện “dạy chay”, “học chay”. Nguyên nhân của thực trạng này là do GV thiếu tích cực trong việc sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT, HS còn mang nặng tâm lí học để đi thi nên không hứng thú với các giờ dạy sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT, nhà trường chưa có biện pháp phù hợp thúc đẩy hiệu quả sử dụng TBDH trong dạy học.

2.2.3.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS

Xây dựng môi trường GD là một yếu tố quan trọng, là điều kiện hỗ trợ HĐDH, thúc đẩy nhà trường phát triển. Để đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai theo định hướng PTNL HS. Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Theo thầy/cô, những yếu tố nào có tác động đến quản lí HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS và mức độ ảnh hưởng của chúng?” kết quả thu được như sau:

Các CBQL trường THPT Hòn Gai cho rằng các yếu tố ảnh hưởng ở mức độ cao là các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và một vài yếu tố về môi trường quản lí như: số lượng, chất lượng đội ngũ GV dạy môn Ngữ văn và động cơ, mục tiêu cũng như năng lực, trình độ của HS; trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ CBQL nhà trường; điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương; sự phối hợp của yếu tố gia đình trong việc quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS. Bên cạnh đó, các yếu tố: CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn.

Trong những năm qua, trường THPT Hòn Gai đã tổ chức nhiều hoạt động GD thu hút được sự tham gia tích cực của HS và nhận được sự hỗ trợ của phụ huynh HS cả về vật chất, tinh thần. Ngoài ra nhà trường còn thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp GD gia đình và nhà trường. Qua các cuộc họp PHHS thường kì, gặp mặt PHHS đột xuất, qua việc trao đổi thông tin với PHHS trên hệ thống sổ liên lạc điện tử SMAS của GV chủ nhiệm để nắm bắt mức độ quan tâm của cha mẹ HS với việc GD HS ở nhà và bàn các PP GD HS hiệu quả như: quan tâm đến điều kiện học tập của HS, sắp xếp chỗ học tập; việc nhắc nhở HS học bài, làm bài ở nhà, định hướng học tập, chọn trường chọn nghề...

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực HS

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, trường THPT Hòn Gai đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS, song kết quả chưa được như mong muốn và chưa đáp ứng được mục tiêu đổi mới. Qua đó thấy rõ những điểm mạnh và hạn chế trong quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS như sau:

2.3.1. Ưu điểm

CBQL, GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS. Hoạt động này có sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám hiệu tới tổ nhóm chuyên môn và toàn thể GV dạy Ngữ văn trong nhà trường.

Hầu hết CBQL, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn là những người có nhiều kinh nghiệm quản lý; có năng lực chuyên môn rất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao; có PP phù hợp QL HĐDH, có khả năng tiếp cận và triển khai, chỉ đạo việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG ở bộ môn Ngữ văn.

Đội ngũ GV: 100% GV đều đạt chuẩn đào tạo, trong đó số GV đạt trình độ trên chuẩn khá cao, về năng lực tiếp cận trong đổi mới PP rất tốt. Nhìn chung GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tận tâm với nghề, có năng lực thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực, biết phát huy năng lực, tư duy sáng tạo của người học, biết khắc phục những khó khăn để làm tốt nhiệm vụ dạy học.

Việc quản lý nội dung chương trình GD THPT hiện hành đã thực hiện nghiêm túc, đồng thời chỉ đạo xây dựng lại, điều chỉnh PPCT môn Ngữ văn nhằm tiếp cận dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS. Tổ chuyên môn và GV dạy Ngữ văn đã bước đầu xây dựng được ít nhất 02 chuyên đề dạy học ở mỗi khối lớp và đưa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có việc thực hiện kiểm tra về chương trình dạy học. Công tác quản lý chương trình dạy học được thực hiện nền nếp, khoa học. Không có hiện tượng dạy dồn tiết hoặc cắt xén chương trình.

Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS môn Ngữ văn cơ bản được quản lý chặt chẽ, đảm bảo giữ vững được nền nếp dạy học chung của nhà trường. Công tác đổi mới HTTC, PPDH, KTDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS đã được quan tâm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022