Thực Trạng Quản Lý Xây Dựng Kế Hoạch Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lý Và Quản Lý Hồ Sơ Chuyên Môn Của Giáo Viên

2.4.1.2. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý và quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Bảng 2.4. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý và quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Nghiên cứu thống nhất các nội dung, chủ đề tích hợp của môn Lịch sử - Địa


30


51


15




4,2


2

Cụ thể hoá kế hoạch dạy học theo chương trình nhà trường và phù hợp với

điều kiện của nhà trường


30


51


14


3



4,1

3

Quy định cụ thể nhiệm vụ chuyên môn

cho từng giáo viên

30

34

31

3


3,8

4

Tổ chức kiểm tra việc xây dựng và thực

hiện kế hoạch của tổ chuyên môn

30

34

33

1


3,9

5

Quy định về hồ sơ chuyên môn của GV

30

34

34



3,9

6

Kiểm tra định kỳ và thường xuyên hồ sơ

chuyên môn của giáo viên

17

30

47

4


3,6

Điểm trung bình chung

3,93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 9

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp về thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch và hồ sơ chuyên môn của giáo viên của các trường THCS được đánh giá ở mức khá, thể hiện ở điểm trung bình của 6 nội dung trên đạt 𝑿̅= 3,93. Nội dung “Nghiên cứu thống nhất các nội dung, chủ đề tích hợp của môn Lịch sử - Địa lý” được đánh giá tốt nhất với 12 ý kiến đánh giá tốt, 18 ý kiến đánh giá khá, 4 ý kiến đánh

giá trung bình, không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đánh giá mức khá điểm trung bình 𝑿̅= 4,2 điểm. Nội dung “Kiểm tra định kỳ và thường xuyên hồ sơ chuyên môn của giáo viên” đánh giá thấp nhất với 6 ý kiến đánh giá tốt, 10 ý kiến đánh giá khá và 16 ý kiến đánh giá trung bình, 2 ý kiến đánh giá yếu, điểm trung bình 𝑿̅= 3,6 điểm.

Qua quan sát và nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy cho thấy các trường đã thực hiện đúng theo các quy định hiện hành về xây dựng kế hoạch kế hoạch

dạy học nói chung dạy học môn Lịch sử - Địa lý nói riêng và thực hiện đúng tiến độ giảng dạy theo quy định của Bộ, đảm bảo thực hiện chương trình giảng dạy đủ 37 tuần theo quy đinh của Bộ. Tuy nhiên trong quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học mô Lich sử - Địa lý và quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên, Ban Giám hiệu chưa kiểm tra chi tiết được kế hoạch của giáo viên có sát thực tế đối tượng học sinh không, biện pháp đưa ra trong kế hoạch có cụ thể và hiệu quả không. Vì vậy nhiều giáo viên xây dựng kế hoạch chỉ để chống đối việc kiểm tra của Ban giám hiệu bằng cách sửa kế hoạch cũ hoặc sao chép kế hoạch của người khác. Đây là một hạn chế mà qua phiếu hỏi không đánh giá được mà chỉ phát hiện qua phỏng vấn cán bộ quản lý và hồ sơ của các trường.

Qua nghiên cứu hồ sơ, và phỏng vấn trực tiếp tiếp thì được biết, Ban giám hiệu các trường đã chú trọng đưa ra các qui định cụ thể về giáo án và chuẩn bị lên lớp, đồng thời có kế hoạch cụ thể để kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên, việc tiến hành kiểm tra đột xuất giáo viên vẫn còn hạn chế. Điều đáng nói là công tác triển khai bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho GV về cách soạn bài cũng như góp ý nội dung, phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, việc sử dụng các tài liệu tham khảo đối với giáo viên chưa được coi trọng trong việc thực hiện dạy học tích hợp hai môn học trên.

Qua nghiên cứu hồ sơ của các trường, cũng cho thấy rằng giáo viên chủ yếu sử dụng giáo án cũ nhưng được in mới, các nội dung, chủ đề tích hợp của môn Lịch sử - Địa lý không được thể hiện rõ; Phương pháp chuyển tải thông tin và hình thức tổ chức dạy học theo hương tích hợp cung không cụ thể; việc kiểm tra giáo án của tổ trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ là ký xác nhận; trong ba năm qua chưa có trường hợp nào giáo viên phải soạn lại vì giáo án không đạt yêu cầu.

Thực tế này chỉ được giải quyết khi bản thân giáo viên có nhu cầu soạn để dạy chứ không phải soạn để kiểm tra giáo án và hiện tại cách giải quyết tốt nhất là phải triệt để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.

Về việc phân công giáo viên và chuyên môn, Nhà trường quản lý việc phân công chuyên môn khá tốt việc phân công, sử dụng giáo viên, soạn bài,

chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên và quản lý giờ lên lớp của giáo viên.

2.4.1.3. Quản lý việc phân công chuyên môn

Bảng 2.5. Thực trạng quản lý phân công chuyên môn



TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Dựa vào trình độ và chuyên môn đào tạo

87

9

2



4,9

2

Năng lực thực tế chuyên môn

28

51

16

3


4,1

3

Thâm niên trong nghề

28

46

18

6


4,0

4

Nguyện vọng cá nhân

22

36

36

4


3,8

5

Nguyện vọng của HS và phụ huynh

17

46

23

12


3,7

6

Điều kiện hoàn cảnh giáo viên

34

34

30



4,1

7

Phân công theo lớp, khối vòng tròn

11

34

36

17


3,4

8

Điều chỉnh phân công giảng dạy theo

điều kiện thực tế

23

30

45



3,8

Điểm trung bình chung

3,96

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của Quản lý phân công chuyên môn được đánh giá ở mức khá, thể hiện ở điểm trung bình của 08 nội dung trên đạt 𝑿̅= 3,96. Trong 8 nội dung trên có 01 nội dung được đánh giá mức tốt, 06 nội dung đánh giá mức độ khá, 01 nội dung đánh giá mức độ trung bình.

Nội dung “Dựa vào trình độ và chuyên môn đào tạo” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 87 ý kiến đánh giá tốt, 9 ý kiến đánh giá khá, 2 ý kiến đánh giá trung bình, không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức tốt, điểm trung bình 𝑿̅= 4,9 điểm.

Nội dung có chất lượng thực hiện thấp nhất “Phân công theo lớp, khối vòng tròn” với 11 ý kiến đánh giá tốt, 34 ý kiến đánh giá khá, 36 ý kiến đánh giá trung bình, 17 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức trung bình, điếm trung bình 𝑿̅= 3,4 điểm.

Từ kết quả bảng khảo sát và qua quan sát và nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi

nhận thấy phân công chuyên môn tại các trường, Ban Giám hiệu đã chú ý đến trình độ và ngành đào tạo, thâm niên trong nghề, năng lực chuyên môn và điều kiện hoàn cảnh của giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế là phân công giáo viên theo khối, lớp vòng tròn do điều kiện thực tế năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giáo viên không đồng đều cho nên phải ưu tiên giáo viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cho các khối lớp đầu và cuối cấp.

2.4.1.4. Quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học phù hợp theo hướng dạy học tích hợp

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm

trung bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Quy đinh giờ chuẩn lên lớp đúng theo quy định của Bộ và điều kiện thực tế

của nhà trường


17


34


39


8



3,6

2

Quản lý giờ dạy thông qua thời khóa

biểu, sổ trực lãnh đạo

34

34

30



4,1

3

Dự giờ, kiểm tra đột xuất giáo viên

23

47

23

5


3,9

4

Tiếp nhận nhận xét đánh giá của HS







5

Quy định về thực hiện đổi mới phương

pháp dạy học

24

33

38

3


3,8

6

Tổ chức soạn bài, giảng dạy theo yêu

cầu tích hợp môn Lịch sử - Địa lý

17

31

45

5


3,6


7

Chuẩn bị đủ các yêu cầu về thiết bị,

phương tiện phục vụ dạy học theo hướng tích hợp


23


45


30




3,9

8

Sử dụng có hiệu quả các thiết bị.

phương tiện trong quá trình giảng dạy

17

34

30

7


3,6

Điểm trung bình chung

3,78

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của Quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học theo hướng dạy học tích hợp được đánh giá ở mức khá, (nhưng ở mức dưới của khá), thể hiện ở điểm trung bình đạt 𝑿̅= 3,78. Trong 08

nội dung trên không có nội dung nào đánh giá mức tốt, các nội dung chỉ được

đánh giá ở mức khá.

Qua phỏng vấn trực tiếp của giáo viên thì được biết, thực tiễn dạy học tích họp hai môn học trên cũng chỉ mới dùng dừng lại ở một số nội dung; đặc biệt thiết bị dạy học thì hầu như không có mà giáo viên chủ yếu tự sưu tầm tranh, ảnh, bản đồ có nội dung phù hợp với nội dung giảng dạy, nên hiệu quả chưa cao mà giáo viên cũng mất nhiều công sức.

Nội dung “Quản lý giờ dạy thông qua thời khóa biểu, sổ trực lãnh đạo” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 34 ý kiến đánh giá tốt, 34 ý kiến đánh giá khá, 30 ý kiến đánh giá trung bình, không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 4,1 điểm.

Nội dung có chất lượng thực hiện thấp nhất “Quy định về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học” với 24 ý kiến đánh giá tốt, 33 ý kiến đánh giá khá, 38 ý kiến đánh giá trung bình, 3 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 3,6 điểm. Ngoài ra cũng có 2 nội dung được đánh giá đạt điểm trung bình 𝑿̅= 3,6 điểm, đó là các nội dung “Quy định giờ chuẩn lên lớp đúng theo quy định của Bộ và điều kiện thực tế của nhà trường” và “Sử dụng có hiệu quả các thiết bị, phương tiện trong quá trình giảng dạy”.

Từ kết quả bảng khảo sát và nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy Ban Giám hiệu của các trường đã chú ý đến quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. Tuy nhiên phương thức quản lý giờ lên lớp vẫn là những phương thức truyền thống như thông qua thời khóa biểu, sổ trực lãnh đạo, dự giờ, kiểm tra đột xuất. Quy định về đổi mới phương pháp dạy học, cũng như tổ chức soạn bài, giảng dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp trong dạy học tích hợp mặc dù được đánh giá ở mức khá nhưng còn những hạn chế như chưa khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Chương trình và sách giáo khoa còn nhiều bất cập, giáo viên chưa có động lực để đổi mới PPDH, quản lý đổi mới chưa bài bản, chưa coi đây là một nhiệm vụ quan trọng

hàng đầu, cơ sở vật chất và sĩ số học sinh chưa đảm bảo,...

2.4.1.5. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn các trường THCS huyện Xín Mần


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm

trung bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn

xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ

34

34

30



4,1

2

Quy định về nền nếp, nội dung sinh

hoạt tổ chuyên môn

23

51

34



3,9

3

Kiểm tra thường xuyên và định kỳ

sinh hoạt tổ chuyên môn

24

34

34

6


3,8

Điểm trung bình chung

3,92

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên cho thấy nội dung quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá ở mức khá, điểm trung bình đạt 𝑿̅= 3,92. Trong đó 3 nội dung được đánh giá mức khá.

Nội dung “Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 34 ý kiến đánh giá tốt, 34 ý kiến đánh giá khá, 30 ý kiến đánh giá trung bình, không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức tốt, điểm trung bình 𝑿̅= 4,1 điểm.

Nội dung “Kiểm tra thường xuyên và định kỳ sinh hoạt tổ chuyên môn” được đánh giá thấp nhất với 8 ý kiến đánh giá tốt, 34 ý kiến đánh giá khá, 34 ý kiến đánh giá trung bình, 6 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 3,8 điểm.

Qua bảng khảo sát và thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy Ban Giám hiệu đã chỉ đạo công tác lập kế hoạch và quy định về nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn tương đối bài bản, chỉ có công tác kiểm tra thường xuyên sinh hoạt tổ chuyên

môn không được tiến hành đều đặn.

2.4.1.6. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả là khâu cuối cùng của hoạt động dạy học, nó cũng là căn cứ để điều chỉnh hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp. Thông qua kết quả kiểm tra của học sinh, Ban Giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn có những đánh giá về năng lực giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh, từ đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy, giáo dục của nhà trường.

Ở các trường THCS huyện Xín Mần việc dạy và học vẫn nặng về thi cử do vậy quản lý tốt hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ nâng cao được chất lượng dạy học; muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải đổi mới kiểm tra, đánh giá, nó chính là khâu đột phá để đổi mới giáo dục hiện nay.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS huyện Xín Mần‌


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

đầy đủ, chi tiết

30

51

15

2


4,1

2

Kiểm tra đánh giá được thực hiện

thường xuyên

30

51

17



4,2

3

Hình thức kiểm tra, đánh giá đa dạng

phong phú

18

45

29

6


3,8

4

Phổ biến quy chế lấy điểm, tính điểm,

xếp loại học sinh

44

45

9



4,4

5

Kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch

30

34

32

2


3,9

6

Kiểm tra đánh giá đảm bảo khách

quan, công bằng và toàn diện

16

37

42

3


3,7


7

Cách thức, nội dung kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy phẩm chất năng

lực học sinh


12


30


39


7



3,4

8

Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của HS

6

30

51

11


3,3


9

Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để

điều chinh hoạt động dạy học theo hướng tích hợp


23


34


32


9



3,7

3,83

Điểm trung bình chung

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được đánh giá ở mức khá, điểm trung bình đạt 𝑿̅= 3,83. Trong 09 nội dung trên có 01 nội dung được đánh giá mức tốt 02 nội dung được đánh giá mức trung bình, còn lại được đánh giá mức khá.

Nội dung “Phổ biến quy chế lấy điểm, tính điểm, xếp loại học sinh” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 44 ý kiến đánh giá tốt, 45 ý kiến đánh giá khá, 9 ý kiến đánh giá trung bình, không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức tốt, điểm trung bình 𝑿̅= 4,4 điểm.

Nội dung “ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” được đánh giá thấp nhất với 6 ý kiến đánh giá tốt, 30 ý kiến đánh giá khá, 51 ý kiến đánh giá trung bình, 11 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 3,3 điểm. Ngoài ra nội dung “Cách

thức, nội dung kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy phẩm chất năng lực học sinh” cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình, điểm trung bình 𝑿̅= 3,4 điểm.

Qua bảng khảo sát và thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy Ban Giám hiệu các trường đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm tốt công tác là phổ biến quy chế lấy điểm, tính điểm, xếp loại học sinh, tiếp đó công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện thường xuyên

Bên cạnh đó vẫn còn những việc mà Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn, cũng như giáo viên chưa làm tốt như ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và Cách thức, nội dung kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy phẩm chất năng lực của học sinh. Thực tế nghiên cứu cũng chỉ ra một thực trạng còn tồn tại ở việc chấm bài viết của học sinh là: Giáo viên chấm bài ít ghi nhận xét hoặc có ghi nhưng chỉ là nhận xét chung chung khiến học sinh không thể xác định đúng những lỗi sai trong bài làm. Sau mỗi lần trả bài kiểm tra, giáo viên có chỉ ra các lỗi về trình bày, lập luận, về diễn đạt, song hầu như chưa có thời gian kiểm nghiệm lại xem những lỗi đó học sinh có nhận thức để tránh mắc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023