Quản Lý Hướng Dẫn Học Sinh Tự Học, Tự Nghiên Cứu Theo Hướng Tích Hợp Môn Học

lỗi trong các bài kiểm tra sau hay không. Đây là công việc rất cần thiết song chưa phải giáo viên nào cũng quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, việc phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng chưa được làm tốt dẫn đến việc rút kinh nghiệm cho học sinh và điều chỉnh giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả chưa cao.

2.4.1.7. Quản lý hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu theo hướng tích hợp môn học

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu theo hướng tích hợp môn học


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Xây dựng và triển khai kế hoạch tự học, tự nghiên cứu theo hướng tích hợp môn học phù hợp với điều kiện thực tế

của nhà trường và địa phương


58


30


12




4,5


2

Tổ chức hướng dẫn học sinh đăng ký chủ đề tự nghiên cứu phù hợp với

chương trình môn học tích hợp


30


45


23




4,1

3

Phân công giáo viên hướng dẫn học

sinh tự học, tự nghiên cứu

23

45

30



3,9

4

Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ học sinh

và GV trong tự học, tự nghiên cứu

20

30

40

8


3,6

Điểm trung bình chung

4,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 10

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của Quản lý hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu được đánh giá ở mức khá, điểm trung binh đạt 𝑿̅= 4,01. Trong 04 nội dung trên có 01 nội dung được đánh giá mức tốt 03 nội dung được đánh giá mức khá.

Nội dung “Xây dựng và triển khai kế hoạch tự học, tự nghiên cứu theo hướng tích hợp môn học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 58 ý kiến đánh giá tốt,

30 ý kiến đánh giá khá, 12 ý kiến đánh giá trung bình không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức tốt, điểm trung bình 𝑿̅= 4,5 điểm.

Nội dung “Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ học sinh và giáo viên trong nghiên cứu khoa học” được đánh giá thấp nhất với 20 ý kiến đánh giá tốt, 30 ý kiến đánh giá khá, 40 ý kiến đánh giá trung bình, 6 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅=3,6 điểm.

Qua bảng khảo sát và thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy Ban Giám hiệu nhà trường đã chú ý đến quản lý hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, thường xuyên đôn đốc giáo viên và học sinh nghiên cứu khoa học, tuy nhiên do điều kiện tài chính của trường còn hạn chế lại ở vùng miền núi khó khăn của tỉnh nên các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu theo chủ đề môn học còn có nhiều khó khăn.

2.4.1.8. Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn ở các trường THCS huyện Xín Mần


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Xây dung kế hoạch bồi dưỡng giáo

viên đạt trình độ trên chuẩn

30

44

24



4,1

2

Yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng chuyên

môn về dạy học tích hợp

30

34

34



3,9

3

Bồi dưỡng thông qua hội thảo chuyên

đề, hội thi giáo viên

24

44

30



3,8

4

Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ

16

34

44

4


3,7

5

Viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên

cứu khoa học về dạy học tích hợp

17

34

41

6


3,6

6

Thăm quan học tập

30

34

31

3


3,9

Điểm trung bình chung

3,83

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn được đánh giá ở mức khá, thể hiện ở điểm trung bình đạt 𝑿̅= 3,83. Trong 06 nội dung trên không có nội dung nào đánh giá mức tốt, các nội dung đều được đánh giá ở mức khá.

Nội dung “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt trình độ trên chuẩn” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 30 ý kiến đánh giá tốt, 44 ý kiến đánh giá khá, 24 ý kiến đánh giá trung bình, không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 4,1 điểm.

Nội dung có chất lượng thực hiện thấp nhất “Viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học về dạy học tích hợp” với 17 ý kiến đánh giá tốt, 34 ý kiến đánh giá khá, 41 ý kiến đánh giá trung bình, 6 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 3,6 điểm.

Từ kết quả bảng khảo sát và qua quan sát và nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy Ban Giám hiệu đã chú ý quản lý bồi dưỡng chuyên môn, tuy nhiên do điều kiện nhà trường ở huyện miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, và nguồn tài chính của nhà trường dành cho các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn không nhiều cho nên quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của các nhà trường chỉ đạt được mức khá.

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh các rường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã phân tích thực trạng này qua các nội dung sau: Quản lý nền nếp và ý thức học tập của học sinh, Quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh.

2.4.2.1. Quản lý nền nếp và ý thức học tập của học sinh

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý nền nếp và ý thức học tập của học sinh các trường THCS huyện Xín Mầm


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm

trung bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Giáo dục truyền thống nhà trường

34

47

17



4,2


2

Ban hành nội quy của nhà trường theo quy định của pháp luật và phù

hợp với thực tiễn của nhà trường


21


44


30


3



3,9

3

Ban hành quy định về học tập của

học sinh

27

50

18

3


4,0

4

Giáo dục hình thành ý thức, thái

độ học tập đúng đắn

15

50

30

3


3,8

5

Kiểm tra thường xuyên nền nếp

học tập của học sinh

18

44

27

9


3,7

Điểm trung bình chung

3,92

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của quản lý nền nếp và ý thực học tập của học sinh được đánh giá ở mức khá, điểm trung bình đạt 𝑿̅= 3,92. Tất cả 05 nội dung trên đều được mức khá.

Nội dung “ Giáo dục truyền thống nhà trường” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 34 ý kiến đánh giá tốt, 47 ý kiến đánh giá khá, 17 ý kiến đánh giá trung bình không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 4,2 điểm.

Nội dung “Kiểm tra thường xuyên nền nếp học tập của học sinh” được đánh giá thấp nhất với 18 ý kiến đánh giá tốt, 44 ý kiến đánh giá khá, 27 ý kiến đánh giá trung bình, 9 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 3,7 điểm.

Qua bảng khảo sát và thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy Ban Giám hiệu các nhà trường đã chú ý đến giáo dục truyền thống nhà trường, từ đó giúp học sinh nhận thức được vai trò của mình trong việc đóng góp vào truyền thống nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã chú ý đến việc ban hành các nội quy, quy định của nhà trường và học tập. Tuy nhiên bên cạnh đó do nhà trường ở vùng miền núi khó khăn, còn một số học sinh do hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân khiến các em thiếu ý trí, không xác định được động cơ học tập, do đó thiếu nền nếp và ý thực học tập. Ban Giám hiệu cần có giải pháp nâng cao ý thức học tập của học sinh.

2.4.2.2. Quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh các trường THCS huyện Xín Mần


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm

trung bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Ban hành quy định về tự học và

chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

30

44

24



4,1

2

Thường xuyên kiểm tra việc tự

học và chuẩn bị bài của học sinh

21

44

30

3


3,9


3

Hoàn thành các nhiệm vụ tự học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

đúng, đủ và đảm bảo tiến độ


18


44


30


6



3,8

4

Chủ động, tự giác trong học tập và

tự học bài ở nhà

14

21

60

3


3,5

Điểm trung bình chung

3,79

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, được đánh giá ở mức khá, điểm trung bình đạt 𝑿̅=3,79, nhưng ở mức cận dưới của khá. Tất cả 04 nội dung trên đều được mức khá.

Nội dung “Ban hành các quy định về tự học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 30 ý kiến đánh giá tốt, 44 ý kiến đánh giá khá, 24 ý kiến đánh giá trung bình không có ý kiến đánh giá yếu và kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 4,1 điểm.

Nội dung “Chủ động, tự giác trong tự học và chuẩn bị bài ở nhà” là nội dung được đánh giá thấp nhất với 14 ý kiến đánh giá tốt, 21 ý kiến đánh giá khá, 60 ý kiến đánh giá trung bình, 3 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 3,5 điểm.

Qua bảng khảo sát và thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh làm bài theo nghĩa vụ, thiếu sự tư duy, chưa chủ động nghiên cứu bài học. Học sinh chưa đề xuất xin ý kiến giáo viên về bài khi các em không hiểu. Các em không muốn hỏi, ngại hỏi sự hướng dẫn của thầy, cô. Quản lý hoạt động này của Ban giám hiệu hiệu quả chưa cao.

2.4.2.3. Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh



TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Ban hành quy định để quản lý hoạt

động học của học sinh

34

46

18



4,2

2

Đảm bảo chuyên cần trong học tập

trên lớp

49

30

16

3


4,3

3

Tinh thần thái độ nghiêm túc trong

học tập trên lớp

27

50

18

3


4,0

4

Ý thức tự giác trong học tập

18

30

44

6


3,6

5

Sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ

dùng học tập

23

45

30



3,9

Điểm trung bình chung

3,92

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy điểm trung bình chung của Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh, được đánh giá ở mức khá, điểm trung bình đạt 𝑿̅= 4,01. Tất cả 05 nội dung trên đều được mức khá.

Nội dung “Đảm bảo chuyên cần trong họp tập trên lớp” là nội dung thực hiện được đánh giá tốt nhất với 49 ý kiến đánh giá tốt, 30 ý kiến đánh giá khá, 16 ý kiến đánh giá trung bình, 3 ý kiến đánh giá yếu, đạt mức tốt điểm trung bình

𝑿̅= 4,3 điểm.

Nội dung “ Ý thực tự giác trong học tập” là nội dung được đánh giá thấp nhất với 18 ý kiến đánh giá tốt, 30 ý kiến đánh giá khá, 44 ý kiến đánh giá trung bình, 6 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, đạt mức khá, điểm trung bình 𝑿̅= 3,6 điểm.

Qua bảng khảo sát và thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh thực hiện học tập trên lớp thể hiện chuyên cần, tinh thần thái độ nghiêm túc trong học tập trên lớp. Tuy nhiên ý thức tự giác trong học tập chưa cao. Với kết quả trên cho thấy, Hiệu trưởng cần có các biện pháp quản lý để nâng cao ý thức tự giác của học sinh trong học tập.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần‌


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

RAH

KAH

AH

IAH

1

Đặc điểm phát triển của học sinh

người dân tộc thiểu số

47

45

6


4,4

2

Tài chính của nhà trường

34

49

15


4,2

3

CSVC, trang thiết bị, phục vụ hoạt

động dạy học theo hướng tích hợp

64

34



4,7

4

Tình hình kinh tế, phong trào giáo

dục địa phương

29

51

30


4,0

5

Phẩm chất, năng lực của lãnh đạo

trường THCS

89

9



4,9

6

Chất lượng đội ngũ giáo viên

86

12



4,8

4,5

Điểm trung bình trung

Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy, đại đa số các ý kiến đánh giá các yếu tố trên đều đánh giá rất ảnh hưởng và khá ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Điểm trung bình chung đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích hợp

đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng, điểm trung bình đạt 𝑿̅= 4,34.

Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhất “Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tích hợp” đánh giá mức độ rất ảnh hưởng với điểm trung bình đạt 𝑿̅= 4,7, trong đó có 64 ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng, 34 ý kiến đánh giá khá ảnh hưởng. Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng ít nhất “Tình hình

kinh tế, phong trào giáo dục địa phương” đánh giá mức độ rất ảnh hưởng với điểm trung bình đạt 𝑿̅= 4,0, trong đó có 29 ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng, 51 ý kiến đánh giá khá ảnh hưởng và 34 ý kiến đánh giá ảnh hưởng trung bình. Việc

đánh giá và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học các trường THCS huyện Xín Mần cần đặc biệt quan tâm để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp.

Yếu tố “Phẩm chất, năng lực của lãnh đạo các trường THCS” được đánh giá mức độ rất ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp, với điểm trung bình đạt 𝑿̅= 4,9, trong đó có 89 ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng, 9 ý kiến đánh giá khá ảnh hưởng. Việc đánh giá các yếu tố

chủ quan ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cần đặc biệt quan tâm để có các biện pháp chủ động tác động đến các yếu tố để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

2.6.1. Kết quả đạt được

Ban Giám hiệu các trường THCS huyện Xín Mần đã thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp. Các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023