Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tại Trường Trung Học Cơ Sở

trường có hiệu quả và là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình thông qua giáo viên để xây dựng và hình thành thái độ, tinh thần học tập tích cực, chuẩn bị bài, ý thức học tập, rèn luyện và việc chấp hành các nội quy và quy định của trường, lớp.... Đồng thời, thường xuyên và định kỳ kiểm tra, theo dõi, giám sát nền nếp và ý thực học tập của học sinh, kịp thời động viên khích lệ hoặc đôn đốc nhắc nhở để nâng cao ý thức học tập của học sinh.

- Quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh:

Trong dạy học theo hướng tích hợp thì học sinh tự học, tự nghiên cứu bài học thông qua hình thức chuẩn bị bài ở nhà hoặc theo nhóm là việc làm cần thiết và quan trọng trong hoạt động học. Vì vậy Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên trong việc kiểm tra việc tự học và chuẩn bị bài của học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, từ đó nắm bắt được việc rèn luyện và khả năng hoàn thiện công việc của các em học sinh khi được giao.

- Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh

Các hoạt động học trên lớp là những hoạt động học tập của học sinh theo thiết kế, tổ chức theo quy định của chương trình môn học và được sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên. Thầy cô bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, thì còn định hướng hướng dẫn cho học sinh các phương pháp học tập phù hợp theo hướng tích hợp môn học, giúp học sinh có kĩ năng học tập trên lớp phù hợp từng nội dung, chủ đề, từng bài theo hướng tích hợp. Hiệu trưởng cần chỉ đạo, tổ chức cho giáo viên tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động học trên lớp của học sinh.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở

- Đặc điểm phát triển của học sinh: Đặc điểm của học sinh vùng dân tộc

thiểu số có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cũng như quản lý hoạt động dạy học. Hiện nay về cơ bản các trường THCS không được quyền tuyển sinh mà chủ yếu tuyển sinh theo địa bàn dân cư. Học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển vào cấp THCS. Tuy nhiên, với đặc điểm của học sinh vùng dân tộc thiểu số, các em thường có trình độ thấp hơn các vùng phát triển, khả năng giao tiếp và tính chủ động trong giao tiếp cũng rất hạn chế, các em thường mang tính tự ty, hoặc chỉ giao tiếp trong nhóm người dân tộc của mình; ngoài ra do điểu kiện kinh tế còn hạn chế nên việc có được các thiết bị công nghệ hiện cũng hạn chế, dẫn đến kỹ năng tự tìm kiếm thông tin trên các phương tiện đó cũng hạn chế. Đó cũng là rào cản cho việc tổ chức dạy học tích hợp liên môn, cũng như phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.

- Tài chính của nhà trường: Ngoài kinh phí chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên và nhân viên, nhà trường THCS cần có một nguồn kinh phí chi cho các công tác chuyên môn tham gia các khoa bồi dưỡng về dạy học tích hợp; như hội thi, hội giảng, sinh hoạt tập thể, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tham quan học tập hay chuyên đề... khích lệ tinh thần giáo viên và học sinh. Để tổ chức tốt các hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp có hiệu quả thì nhà trường phải có đủ nguồn kinh phí để chi trả cho các hoạt động trên cũng như mua các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác dạy học tích hợp liên môn. Hiện nay ngân sách nhà nước hàng năm cấp cho trường THCS chỉ đủ chi trả cho lương và phụ cấp; nguồn kinh phí chi trả cho các hoạt động trên rất hạn hẹp nên ít có điều kiện đầu tư cho các hoạt động này.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp: Đây được coi là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Nó có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của giờ dạy của việc thực hiện dạy học theo hướng tích hợp. Cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tích hợp của nhà trường THCS là hệ thống các phương tiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

dạy học của nhà trường (trường sở, phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm, internet, máy chiếu, máy quay video...). Việc quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường THCS phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp; cơ sở vật chất phải được sử dụng có hiệu quả trong nhà trường; tổ chức quản lý tốt việc sử dụng, bảo quản, đầu tư mới cơ sở vật chất trong nhà trường.

- Tình hình kinh tế, phong trào giáo dục địa phương: Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của trường THCS ở các vùng khó khăn. Nếu ở đâu có phong trào hiếu học, được địa phương và gia đình quan tâm, coi trọng việc học của con em thì chắc chắn chất lượng dạy học và giáo dục ở nhà trường đó cũng sẽ tốt hơn, không chỉ động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho con em học tập tốt và sự quan tâm đó sẽ giúp nhà trường hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, có sự gắn kết và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội sẽ là môi trường tốt để học sinh học tập tốt hơn, từ đó chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung cũng đạt được hiệu quả cao hơn.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 7

- Phẩm chất, năng lực của lãnh đạo trường THCS: Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện nhà trường. Do vậy, hiệu trưởng phải tạo cho mình uy tín với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân địa phương. Uy tín là tiền đề đảm bảo chắc chắn cho thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Nhờ có uy tín mà hiệu trưởng lôi cuốn được mọi thành viên trong tập thể nhà trường thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác và đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Người hiệu trưởng có năng lực khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.

Năng lực chuyên môn của hiệu trưởng cũng là một yếu tố cần cho quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp. Hiệu trưởng giỏi chuyên môn sẽ nắm chắc các phương pháp dạy học, có kỹ năng phân tích, đánh

giá chuyên môn của giáo viên và khả năng học tập của học sinh, sẽ lường trước được tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp, tham gia vào các hoạt động chuyên môn của giáo viên, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Hiệu trưởng là người chủ động, tiên phong trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp, nâng cao chất lượng dạy học, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường đặc biệt triển khai hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Biết động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vượt qua trở ngại trước yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực, tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên: Trong trường THCS, giáo viên là lực lượng chủ chốt thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử

- Địa lý theo hướng tích hợp nói riêng, là nhân tố quyết định chất lượng dạy học. Đối với bậc THCS yêu cầu trình độ chuẩn đối với giáo viên là tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc tốt nghiệp cao đẳng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, từ 01/7/2020 thì trình độ chuẩn đối với giáo viên THCS là tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Để đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy, bên cạnh nỗ lực phấn đấu của bản thân từng cá nhân giáo viên thì hiệu trưởng cần phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên. Đồng thời cần nắm bắt điều kiện từng giáo viên để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời để giáo viên an tâm công tác.

Tiểu kết Chương 1


Qua nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý

theo hướng tích hợp ở trường THCS. Luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp. Qua đó đã xác định các khái niệm công cụ quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cụ thể; đề ra các nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở trường THCS gồm:

- Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp, tập trung nghiên cứu các nội dung: Quản lý việc triển khai thực hiện chương trình, Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và hồ sơ chuyên môn của giáo viên, Quản lý việc phân công chuyên môn, Quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sự dụng thiết bị dạy học của giáo viên theo hướng tích hợp môn Lịch sử - Địa lý, Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Quản lý việc hướng dẫn học sinh tự học, tìm hiểu, nghiên cứu theo chủ đề, nội dung môn học tích hợp, Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên theo hướng dạy học tích hợp môn học.

- Quản lý hoạt động học của học sinh, tập trung nghiên cứu Quản lý nền nếp và ý thức học tập của học sinh, Quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh.

- Quản lý hoạt động dạy học trong trường THCS có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng: như: Đặc điểm phát triển của học sinh người dân tộc thiểu số, tài chính của nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng tích hợp môn học, tình hình kinh tế, phong trào giáo dục địa phương; Phẩm chất, năng lực của lãnh đạo trường THCS, chất lượng đội ngũ giáo viên.

Những cơ sở lý luận trên là cơ sở, nền tảng để chúng tôi nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC‌

CƠ SỞ HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG


2.1. Khái quát về điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Xín Mần

- Khái quát về các điều kiện tự nhiên

Huyện Xín Mần nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, cách Trung tâm Thành phố Hà Giang 150km. Phía Nam giáp huyện Quang Bình; Phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì; Phía Tây giáp huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Xín Mần là 58.267 ha, chia thành 18 đơn vị hành chính gồm 17 xã và 01 thị trấn với dân số là 68.143 người.

Xín Mần là huyện biên giới vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang thuộc 62 huyện nghèo của cả nước. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn; Khí hậu khắc nghiệt, thời thời diễn biến phức tạp, mùa khô hạn kéo dài thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mùa mưa dễ bị sạt lở thường xảy ra lũ ống, lũ quét ảnh hưởng và thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Diện tích đất nông nghiệp của huyện có: 15.584ha/58.267ha tổng diện tịch tự nhiên, đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,28ha. Đất trồng cây hàng năm có 13.492 ha, đất trồng cây lâu năm 2.155ha. Đất lâm nghiệp rừng có 20.588ha, trong đó có 13.492 ha, đất trồng cây lâu năm 2.155 ha. Đất lâm nghiệp rừng có 20.588 ha, trong đó rừng tự nhiên 18.842ha, rừng trồng 1.746ha. Đất chưa sử dụng hiện còn 17.907ha, trong đó có đất đá, đồi trọc 1.258ha.

Xín Mần có hệ thống sông, suối tương đối đồng đều, có nước quanh năm và có tiềm năng phát triển Thủy điện như Quảng Nguyên, Nà Chì, Nấm Dẩn, Sông Chảy, v.v…

- Khái quát về kinh tế - xã hội:

Trong những năm gần đây được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương, của tỉnh, của các tổ chức trong nước và quốc tế, cùng sự đoàn kết nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, HĐND, UBND, UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội v.v… và nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần đã từng bước tháo gỡ khó khăn và đạt được những kết quả nhất định. Tổng sản phẩm địa phương (DRDP) giai đoạn 2015- 2019 tăng trưởng với tốc độ bình quân 9,86%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế của huyện cơ bản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong

cơ cấu GRDP. Đến năm 2019, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 42,3%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 21,5%, thương mại - dịch vụ chiếm 36,2%.

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô từ huyện đến trung tâm xã; Trường học, trạm y tế xã, Trụ sở các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng tương đối khang trang; phần lớn hệ thống kênh mương được kiên cố hóa bằng bê tông, đường dân sinh được đầu tư nâng cấp rải nhựa, đổ bê tông.

Ngoài ra, huyện Xín Mần cũng có những thuận lợi nhất định để phát triển các loại cây ăn quả như: Lê, Mận, Đào, Hồng không hật và trồng một số loại cây dược liệu có giá trị kinh tế như: Sâm Ngọc Linh, Thảo quả, Quế…

Trên địa bàn huyện có 18 Trạm y tế, 02 bệnh viện đa khoa tại Trung tâm huyện và xã Nà Chì với gần 254 giường bệnh, bình quân 37,3 giường bệnh/1 vạn dân. Số lượng bác sỹ, dược sỹ đạt 7,08 bác sỹ/1 vạn dân.

Hoạt động văn hóa - Thông tin - Truyền thanh - Truyền hình: Được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng, truyền tải kịp thời thông tin đến các tầng lớp nhân dân. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình đạt 98%. 18/18 xã, thị trấn được phủ sóng điện thoại di động.

- Khái quát về giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục của huyện Xín Mần luôn nhận được sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở.

Quy mô giáo dục và đào tạo của huyện tăng nhanh, các loại hình trường lớp được mở rộng. Tính đến tháng 5 năm 2020 toàn huyện có 60 trường và 01 Trung tâm GDNN-GDTX. Trong đó Mầm non 20 trường; Tiểu học 07 trường; TH&THCS 02 trường; Trung học cơ sở 07 trường; Trường phổ thông dân tộc bán trú 19 trường; Phổ thông dân tộc nội trú 02 trường; THCS&THPT 02 trường; THPT 01 trường.

Tỷ lệ huy động hàng năm trẻ 6-14 tuổi đi học đạt trên 98,25%, tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đạt 98,44%, tiểu học 98,56%. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng, 100% các xã, thị trấn đã được xây dựng nhà lớp học 2 tầng, các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục được triển khai tích cực.

Chất lượng giáo dục và đào tạo về cơ bản chưa đạt được như mong muốn, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, các điểm trường vẫn còn phòng học tạm. Một

số hạng mục công trình xây dựng, thiết bị dạy học ở các trường đưa vào sử dụng đã lâu nên nay đã xuống cấp, hư hỏng chưa được nâng cấp, sửa chữa, bổ sung. Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm đến nay huyện Xín Mần có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và mức độ 2.

2.2. Giới thiệu về nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

2.2.1. Mục tiêu

Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý.

2.2.2. Nội dung

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần.

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý cho học sinh THCS.

2.2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý cho học sinh THCS;

2.2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý cho học sinh THCS.

2.2.3. Bộ công cụ và thang đo

- Xây dựng các bảng hỏi về dạy học và quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý cho học sinh THCS đối với CBQL, GV và học sinh.

- Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý ở cấp trường THCS Giáo viên và học sinh về dạy học và quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý cho học sinh THCS.

- Xây dựng phiếu hỏi đánh giá múc độ cần thiết và khả thi của các biện pháp.

- Nghiên cứu hồ sơ quản lý của các trường tham gia trong khảo sát.

2.2.4. Khách thể khảo sát

Trên địa bàn huyện Xín Mần có 19 trường THCS, với tổng số cán bộ quản lý là 52 người, 406 giáo viên, trong đó có 66 giáo viên dạy môn Lịch sử, Địa lý.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023