Nguyên Tắc 3: Đảm Bảo Tính Kế Thừa Và Phát Triển

nội dung quản lý đã tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, làm cho hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của các nhà trường bước đầu đi vào nền nếp và đạt hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên của các trường THCS có đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, kĩ năng để tổ chức thực hiện dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp. Đặc biệt 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ của giáo viên THCS.

Ban Giám hiệu các trường đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp. Đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.

Học sinh thực hiện khá tốt các quy định về nề nếp học tập.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

Công tác chỉ đạo, quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp tuy đã đạt được những kết quả bước đầu song vẫn hạn chế chưa thường xuyên liên tục, chưa đề ra được những yêu cầu cụ thể đối với hoạt động dạy học môn Lịch sử

- Địa lý theo hướng tích hợp, phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số; hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp chưa phong phú, hiệu quả chưa cao. Quản lý hoạt động tự học cho học sinh còn hạn chế, một số học sinh chưa tích cực, tự giác phân đấu trong học tập;

Tổ chức triển khai vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp chưa thực sự linh hoạt, nhiều giáo viên còn lúng túng khi thực hiện, kỹ năng vận dụng phương pháp giảng dạy còn hạn chế. Chưa thực hiện có hiệu quả việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo hướng tích hợp môn học.

Chất lượng sinh hoạt tổ bộ môn chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa giúp giáo viên nâng cao tay nghề trong giảng dạy.

Khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nguyên nhân của những điểm yếu:

Nhận thức về đổi mới quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của một bộ phận giáo viên và CBQL, học sinh chưa cao; Nhiều giáo viên vẫn thực hiện theo các phương pháp truyền thống; chỉ dừng lại mức độ tích hợp theo hình thức;

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 11

Kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp còn máy móc về phương pháp dạy học còn hạn chế; Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn chưa phù hợp và hiệu quả;

Còn một bộ phận học sinh người dân tộc thiểu số chưa đủ năng lực cũng như thói quen tự học, tự tìm hiểu nội dung bài học theo hướng tích hợp.

Cách thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết tác dụng của công tác kiểm tra đánh giá đối với quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp.

Kết luận chương 2


Qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, có thể kết luận như sau:

Luận văn đã tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang với các nội dung cụ thể: Thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên, Thực trạng về hoạt động học tập của học sinh; Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp với các nội dung Quản lý việc triển khai và thực hiện nội dung, chương trình môn Lịch sử - Địa lý; Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp và quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên; Quản lý việc phân công chuyên môn; Quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học; Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý việc hướng dẫn học sinh tự học và tự nghiên cứu nội dung bài học và Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn về dạy học tích hợp liên môn: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh với các các nội dung Quản lý nền nếp và ý thức học tập của học sinh, Quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh.

Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp đã tạo chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung của các trường THCS huyện Xín Mần. Tuy vậy, qua khảo sát phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cho thấy mức độ thực hiện nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, một số hoạt động chưa được tiến hành triệt để, chưa vận dụng tốt các công cụ quản lý và quyền hạn của người quản lý. Nhiều nội dung đánh giá ở mức độ chưa tốt cần phải được tăng cường

phối hợp đồng bộ với một số biện pháp khác để quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp đạt hiệu quả cao hơn.

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của các trường THCS huyện Xín Mần là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở chương tiếp theo.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG


3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với các thành tố của hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS... Hệ thống các biện pháp cần dựa trên khung lý thuyết đã được xây dựng ở chương 1 và nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém của thực trạng đã được phát hiện trong chương 2. Điều đó có nghĩa là các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống trong việc thực hiện quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS và các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp; các biện pháp phải tác động tới các thành tố chủ yếu của quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp.

3.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phải dựa trên điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, điều kiện cụ thể của nhà trường; đặc biệt là những đặc điểm phát triển của học sinh THCS người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở điều kiện vật chất, khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng và trình độ của học sinh. Các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, với nhu cầu thật sự của người quản lý, người dạy, người học, để phát huy được điểm mạnh, khắc phục điếm yếu trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Nguyên tắc tính kế thừa được thực hiện trên nguyên tắc phát huy những điểm mạnh, thành công của hiện tại, khắc phục, thay thế những hạn chế nhằm hướng đến kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS cần được xây dựng trên quan điểm kết hợp hài hòa giữa kế thừa những ưu điểm của biện pháp đã được thực hiện với sự phát triển những phương thức, kỹ thuật hiện đại, thống nhất giữa tính đặc trưng, đặc thù của địa phương, của nhà trường với bối cảnh chung của đất nước, của ngành và yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Làm cho đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp nói riêng, liên môn học nói chung nhằm thực hiện thành công đổi mới giáo dục.

Dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con đường cơ bản để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục. Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ hàng đầu của người cán bộ quản lý.

Thông qua việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng tích hợp liên môn, CBQL, giáo viên, học sinh không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, có động lực thực hiện nhiệm vụ dạy và học góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý nói riêng, giáo dục toàn diện của các nhà trường nói chung.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng các trường THCS tổ chức phổ biến cho đội ngũ giáo viên, học sinh trong nhà trường về quan điểm xây dựng chương trình, các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là quan điểm dạy học theo hướng tích hợp liên môn của chương trình;

Phổ biên về tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính Phủ và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt là định hướng của việc phát triển năng lực của người học và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, trong đó có phương pháp dạy học tích hợp liên môn.

Hiệu trưởng các trường THCS chủ động phổ biên và tác tác động đến mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường có ý thức cao hơn về nhiệm vụ, vai trò của mình trong đổi mới giáo dục theo hướng hình thành năng lực người học và dạy học theo hướng liên môn, liên thông. Hướng dẫn đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thích hợp và phong phú theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh nhằm lôi cuốn học sinh tham gia để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng các trường THCS yêu cầu đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên dạy học môn Lịch sử - Địa lý nói riêng, trên cơ sở chương trình nhà trường lựa chọn và tích hợp các nội dung trong chương trình giáo dục địa phương, gắn với lịch sử văn hoá, địa lý của địa phương để khơi gợi sự hứng thú của học sinh trong việc tự học, tự tìm hiểu các nội dung kiến thức của môn học liên quan đến đại phương noi mình cư trú.

Nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới hoạt động tự học, từ tìm hiểu và tự lĩnh hội kiến thức; để các em thấy được lợi

ích mang lại và hiệu quả của đổi mới hoạt động học của mình, nâng cao ý thức tự tin, tự trọng và ham hiểu biết của học sinh.

3.2.1.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường THCS cùng các đoàn thể nhà trường tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tuyên truyền phổ biến các nghị quyết, nội dung, quy định về đổi mới giáo dục, về chương trình giáo dục phổ thông 2018, về các yêu cầu tích hợp liên môn trong dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp nói riêng, dạy học tích hợp liên môn nói chung đối với giáo viên, hoạt động học đối với học sinh. Tuyên truyền cho phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh về phối hợp quản lý hoạt động học của học sinh tại nhà.

Hiệu trưởng các trường cần phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm cho mọi thành viên của nhà trường tham gia các hoạt động về nâng cao nhận thức trong đổi mới giáo dục, dạy học liên môn và đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; tích cực tham gia các khoá bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm; và tự bồi dưỡng.

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các điều kiện đảm bảo cho người tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cho giáo viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đây là nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học tích hợp liên môn nói chung, hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp nói riêng. Do đó, cần phải phát triển đội ngũ giáo viên trường các THCS đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục 2019; đồng thời đủ kiến thức và kỹ năng thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn nhằm thực hiện thành công chượng trình giáo dục phổ thông 2018.

Tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho toàn bộ giáo viên trong

Ngày đăng: 23/06/2023