Một Số Đặc Điểm Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở Người Dân Tộc

1.2.4.1. Đặc trưng của học sinh trung học cơ sở

Lứa tuổi học sinh THCS (lứa tuổi thiếu niên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, tạo ra sự khác biệt mới về mọi mặt: thể chất, trí tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức... của các em. Bởi vậy, các nhà giáo dục cần nắm được vị trí của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển tâm - sinh lý của học sinh THCS để giảng dạy, giáo dục học sinh.

Lứa tuổi THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi, tương ứng các em học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS. Lứa tuổi này học sinh có một số đặc trưng sau:

Thứ nhất: đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ học sinh đang ở “ngã ba đường” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi học sinh trở thành một cá nhân. Trong thời kỳ, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì em sẽ trở thành công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt các nguy cơ dẫn đến học sinh bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.

Thứ hai: thời kỳ mà tính tích cực xã hội của học sinh được phát triển mạnh đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những hành động cá nhân tương ứng.

Thứ ba: Trong suốt thời kỳ thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lý, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi.

Thứ tư: tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Ngay các tên gọi của thời kỳ này: thời kỳ “quá độ”,

“tuổi khó khăn”, “tuổi khủng hoảng”... đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: phần lớn thời gian các em bận rộn, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc phụ huynh quá chăm sóc con, không để các em phải chăm lo cho việc gia đình...

Như vậy, như phát triển về tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi thiếu niên không thể tách rời hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học ở nhà trường, đây là nên tảng để tạo đà cho sự trưởng thành của các em sau này.

1.2.4.2. Một số đặc điểm của học sinh trung học cơ sở người dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Học sinh dân tộc có đặc điểm tâm lí chung như những học sinh phổ thông khác. Song bên cạnh đó, các em cũng có những đặc điểm riêng. Theo tác giả Nguyễn Văn Sáng (2012) thì đặc điểm tình cảm của học sinh dân tộc như sau:

Tình cảm của các em học sinh dân tộc rất chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có hiện tượng quanh co. Tình cảm của các em rất thầm kính, ít bộc lộ ra ngoài. Chúng ta khó thấy học sinh dân tộc biểu lộ tình cảm của mình một cách rõ rệt, sôi nổi, mạnh mẽ. Sự biểu lộ tình cảm này tương đối ổn định, kèo dài đến các lứa tuổi sau, thậm chí cả những thanh niên trưởng thành.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 4

Cuộc sống của các tộc người miền núi rất đặc biệt. Họ sống thành cụm dân cư hoặc sống lẻ từng gia đình. Vì thế, tình cảm gia đình của đồng bào các dân tộc rất sâu nặng. Các em học sinh rất gắn bó với gia đình, bản làng, quê hương. Hầu hết các em không muốn xa gia đình. Khi phải đi học xa như vào các trường dân tộc nội trú, các em rất nhớ nhà, có em nằm khóc hàng tuần. Đã nhiều em trốn về thăm nhà. Thậm chí, có em phải đi tàu xe hàng trăm km và đi bộ hàng chục km chỉ để được ở nhà một buổi. Do đó, ngoài việc dạy học trên lớp thì cần phải tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để thu hút các em tham gia vui chơi nhằm hình thành ở học sinh dân tộc tình cảm đối với bạn bè, thầy cô, trường lớp…

Tình cảm của học sinh dân tộc rất độc đáo, vài ba em cùng tuổi, hợp tính,

hợp nết chơi thân với nhau là kết bạn tri kỉ, đó là tình bạn dựa trên đặc điểm cùng tuổi, cùng cảnh và cùng học… và tình cảm đó có thể được các em giữ gìn đến hết cuộc đời. Người dân tộc thiểu số khi kết bạn tri kỉ thì họ thân nhau như anh em ruột. Họ phân thức bậc và quy định tất cả những mối quan hệ như trong gia đình. Họ có trách nhiệm với nhau cả đời, sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi cho nhau. Việc kết bạn tri kỉ (người Tày gọi là “Lao tồng”) là một tập quán, một đặc điểm tình cảm đẹp từ xưa đến nay của các dân tộc Tày, Nùng và một số dân tộc khác.

Bên cạnh những ưu điểm của tình cảm bạn bè như nêu trên thì cũng có một vài hạn chế. Bởi vì khi các em đã thân nhau thì sẽ bảo vệ nhau đến cùng. Ví dụ, một em học sinh vẽ bậy lên bảng, trong lớp nhiều bạn khác biết, nhưng khi cô giáo hỏi thì cả lớp đều im lặng. Một tuần lễ liền cô giáo cho bỏ phiếu kín để tìm xem ai vẽ thì chỉ có một phiếu ghi là “bạn lớp trưởng biết”, còn trên 40 học sinh đều ghi phiếu là “không biết”. Nhà trường gọi em lớp trưởng lên, ba ngày sau, em lớp trưởng mới chịu nói ra ai là người vẽ bậy lên bảng. Do đặc điểm này nên giáo viên chủ nhiệm các trường dân tộc nội trú rất khó khăn điều tra hiện tượng học sinh đánh nhau, bỏ học, đi chơi điện tử, internet, hiện tượng yêu đương hay các hiện tượng tiêu cực khác.

Học sinh lứa 12-15 là lứa tuổi có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về thể chất vả tâm lí. Các em dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn. Đôi khi các em có những phản ứng tiêu cực như bỏ học, đánh nhau, bỏ nhà… Các em sống bằng tình cảm và muốn giải quyết các vấn đề bằng tình cảm. Mỗi khi các em có khuyết điểm, nếu giáo viên biết thuyết phục, giải quyết nhẹ nhàng, tình cảm và phân tích đúng sai cho các em thì hiệu quả giáo dục cao hơn. Nếu cứng nhắc dùng biện pháp đe dọa thì các em sẽ phản ứng lại mạnh mẽ.

Một điều cần lưu ý nữa là lứa tuổi này các em bước vào tuổi dậy thì. Đối với học sinh khác sẽ là bình thường, nhưng đối với học sinh dân tộc, do ảnh hưởng của hoàn cảnh núi rừng, khí hậu mát mẻ, phong tục tập quán sớm gả chồng cho con gái, lấy vợ cho con trai của từng dân tộc, lại muốn có nhiều con để thêm

người lao động… nên sự phát dục ở lứa tuổi này của học sinh dân tộc có đặc điểm riêng. Đời sống tinh thần của các em vốn phóng khoáng, ít căng thẳng nên tình yêu đôi lứa cũng nảy nở sớm. Bên cạnh đó, những tập tục về tình yêu lứa đôi, về cưới hỏi sớm cũng ảnh hưởng đến tình cảm khác giới của các em. Đôi khi các em nhận thức vấn đề này còn đơn giản, chưa phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của bản thân. Do đó, việc tư vấn, hỗ trợ tâm lí cho học sinh dân tộc là rất cần thiết nhằm giúp các em tránh được những hành vi không mong muốn và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Các em học sinh dân tộc ở trường THCS còn những nét ngây thơ, chưa nhận biết rõ ràng tình cảm và hành vi của mình, cũng như chưa biết xây dựng mối quan hệ với bạn khác giới. Do vậy, các em cần được giúp đỡ để hiểu đúng đắn về sự phát triển tình cảm, không làm cho các em e ngại, xấu hổ, bi quan dẫn đến bỏ học. Đây cũng là lứa tuổi có khó khăn về tâm lí, đặc biệt là vấn đề tình cảm. Tình cảm của các em còn mang tính bồng bột, dễ xúc động, dễ vui buồn…nếu bị trách mắng không đúng dễ gây ra sự tổn thương cho các em. Hoặc một lời phê bình của thầy cô giáo, hay bị yêu cầu nhận khuyết điểm một cách thô bạo… thì dễ nảy sinh những phản ứng khó lường từ học sinh. Do vậy, trong công tác giáo dục học sinh dân tộc, cần chú ý những điểm sau:

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tăng cường các hoạt động tập thể để giúp các em hòa đồng trong môi trường học tập mới;

- Lưu ý trong đánh giá, nhận xét… về học sinh để tránh những phản ứng bột phát tiêu cực của các em;

- Tạo sự say mê, hứng thú học tập cho học sinh bằng việc sử dụng các hình thức dạy học khác nhau.

Nét tính cách khác điển hình của học sinh dân tộc là rụt rè, ít nói, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ. Nguyên nhân là do các em còn hạn chế về ngôn ngữ Tiếng Việt và ít có cơ hội giao tiếp xã hội và tham gia các hoạt động khác. Ngoài ra, do sự hiểu biết về kiến thức còn hạn chế, nói ra sợ sai, sợ thầy cô, các bạn chê cười nên các em rất ngại phát biểu ý kiến trong lớp. Sự tự ti, rụt rè khiến các em ngại va chạm, không dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bạn bè xung

quanh, đồng thời cũng không muốn ai động chạm đến mình. Chúng ta có thể thấy nét tính cách này của học sinh dân tộc khi tiếp xúc lần đầu tiên với người lạ thì các em rất e ngại nói chuyện hoặc làm quen với người lạ, các em thường co cụm lại thành từng nhóm. Tuy nhiên, khi các em được tạo điều kiện tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu thì các em trở nên mạnh dạn hơn, và hòa đồng hơn với các bạn và mọi người xung quanh.

Tóm lại, học sinh ở lứa tuổi này các em phát triển mạnh về thể lực, phong phú về tinh thần, biến đổi về tâm lý, tình cảm nhanh. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ bắt đầu có nhận thức và hiểu biết các phẩm chất, nhân cách sâu sắc hơn. Bên cạnh đó mỗi cá nhân lại có những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý, có vốn sống riêng của mình nên trong quá trình giáo dục học sinh các thầy, cô giáo phải nắm bắt được tâm lý học sinh, hiểu biết về phong tục tập quán đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương các em sinh sống để từ đó lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, khơi dậy hứng thú và phát huy được năng lực của học sinh.

1.3. Môn Lịch sử - Địa lý và yêu cầu dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp

1.3.1. Các khái niệm

- Khái niệm tích hợp

Theo từ điển tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối thống nhất.

Theo từ điển giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học

- Khái niệm hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là một hoạt động trung tâm chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, là con đường để học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động, hình thành thế giới quan khoa học, lòng yêu nước,

yêu dân tộc.

Theo Phạm Viết Vượng: “Dạy học chính là quá trình hoạt động tương tác giữa hai chủ thể “Giáo viên và học sinh”. Trong đó, giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, còn học sinh làm nhiệm vụ học tập hai hoạt động này phối hợp chặt chẽ theo một quy trình, một nội dung, hướng tới cùng một mục đính đó là làm phát triển trí thông minh sáng tạo và năng lực hoạt dộng của học sinh. Giáo viên người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn học sinh học tập, còn học sinh một mặt tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên, mặt khác bằng chính khả năng độc lập, tích cực, tìm tòi kiến thức và rèn luyện vận dụng kiến thức vào thực tế để hình thành các kỹ năng, kĩ xảo, phát huy năng lực chính bản thân các em. Cần nhấn mạnh rằng, nếu hai hoạt động giảng dạy và học tập không tách rời nhau, sẽ lập tức phá vỡ khái niệm dạy học. Học không có thầy, cô gọi là tự học, dạy không có học sinh không thể tồn tại được”[36]

Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản: mục tiêu, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy, phương pháp học. Các thành tố này tương tác với nhằm thực hiện nhiệm vụ hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học.

Dạy học gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau, trong đó hoạt động dạy đóng vai trò chủ đạo, điều khiển hướng dẫn; hoạt động học đóng vai trò chủ động tích cực tự giác và sáng tạo để thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định.

Giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giáo viên phải nắm vững mục tiêu, chương trinh, nội dung phương pháp giáo dục, nắm vững quy luật phát triển tâm lý của học sinh, đặc biệt nắm vững trình độ hiểu biết năng lực học tập của học sinh để tổ chức giảng dạy, hướng dẫn học sinh học tập phù hợp và có kết quả.

Giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình dạy học, công việc

của giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức, mà thực hiện cả một quá trình với nhiều hoạt động được sắp xếp nối tiếp nhau, từ việc thiết kế mục tiêu, xây dựng chương trình kế hoạch, đến việc tổ chức các hoạt động của học sinh và tập thể học sinh trong và ngoài lớp với chương trình nội khóa, ngoại khóa bằng các phương pháp linh hoạt, nhằm điều khiển, định hướng cho học sinh tìm tòi, nắm vững kiến thức và luyện tập vận dụng vào thực tế. Trong quá trình dạy học giáo viên còn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, uốn nắn kịp thời các sai sót của học sinh, chú ý đến giáo dục ý thức, động cơ, khích lệ hứng thú học tập của các em.

Hoạt động dạy học của giáo viên về bản chất là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh giúp cho học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ.

Hoạt động học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh các khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Học sinh là đối tượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời các em là những chủ thể có ý thức trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Học sinh giữ vai trò chủ động có ý thức tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập.Vai trò tự điều khiển hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm lĩnh hội khái niệm khoa học. Khi chiếm lĩnh được khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực, sáng tạo học sinh đồng thời đạt được ba mục đích bộ phận:

- Trí dục: nắm vững tri thức khoa học.

- Phát triển tư duy và năng lực hoạt động.

- Giáo dục thái độ, đạo đức và hình thành quan niệm.

Cũng như hoạt động dạy, hoạt động học có hai chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái

niệm của môn học, bằng phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó, với phương pháp nhận thức độc đáo để biến kiến thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.

Như vậy, có thể khái quát lại hoạt động dạy học trong phạm vi luận văn này là: “Quá trình giáo viên tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng và học sinh bằng hoạt động của bản thân, từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh tri thức khoa học, những kĩ năng, kĩ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách của học sinh. Kết quả học tập của học sinh không đơn thuần là kết quả của hoạt động học mà còn là kết quả hoạt động dạy”.

- Khái niệm dạy học tích hợp

Trên cơ sở khái niệm tích hoạt và khái niệm dạy học, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm dạy học tích hợp được hiểu là: “Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy sự cần thiết trong việc giảng dạy. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, dạy học tích hợp là vừa dạy nội dung lý thuyết vừa thực hành trong cùng một bài học”.

Trong dạy học tích hợp có thể phân thành các mức độ khác nhau, cụ thể là:

- Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề; hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung đã có;

- Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác

nhau;

- Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên

cứu và giải quyết một tình huống;

- Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023