Xây Dựng Cơ Chế, Tạo Động Lực Để Giáo Viên Và Học Sinh Phát Huy Tốt Vai Trò Của Mình Trong Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng

- Đầu tư cơ sở vật chất: Máy vi tính, nối mạng Internet, phòng học bộ môn học theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, tăng cường các đầu sách, báo chí, các phương tiện học tập, thư viện trường học phải được sử dụng có hiệu quả và liên tục bổ sung các tài liệu, cập nhật nhưng thông tin khoa học mới, giúp cho giáo viên có thêm nhiều kênh thông tin trong việc tiếp nhận, bổ sung kiến thức mới ngay trong chính môi trường công tác của họ.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Các cấp quản lý quan tâm đến chất lượng giáo dục, dự trù kinh phí trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

GV tham mưu với tổ trưởng chuyên môn, BGH nhà trường về các thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ giảng dạy

3.2.5. Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo động lực cho GV tham gia giảng dạy nhiệt tình, HS tích cực, chủ động, sáng tạo, có ý thức tự giác trong học tập

3.2.5.2. Ý nghĩa của biện pháp

Biết tận dụng khai thác, phát huy những tác động tích cực, thuận lợi của các điều kiện, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi của nó sẽ giúp cho công tác quản lý dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông có hiệu quả tốt hơn. Đảm bảo cho chất lượng dạy học đạt được theo mục tiêu mong muốn.

3.2.5.3. Nội dung và cách thức thực hiện

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thường xuyên tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục,

xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của địa phương và chiến lược phát triển của nhà trường. Phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục địa phương, tích cực tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ Đảng, chính quyền trong đầu tư, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

Phát huy vai trò, vị trí và ảnh hưởng của nhà trường trong đời sống văn hoá - kinh tế - xã hội ở cộng đồng, tích cực tham gia góp phần xây dựng môi trường văn hoá cộng đồng lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phối hợp với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể ở địa phương, tăng cường hoạt động tuyên truyền và thực hiện xã hội hoá giáo dục, xác định quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục tại cộng đồng: Giáo dục là sự nghiệp ... của toàn dân; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng, gắn bó hoạt động của nhà trường với đời sống cộng đồng, tích cực đóng góp công sức vào các hoạt động phong trào thi đua xây dựng và phát triển văn hoá - kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xây dựng nhà trường có cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp và an toàn, với CSVC trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục và dạy học ngày càng hiện đại, đạt chuẩn. Quy hoạch bên trong khuôn viên nhà trường theo từng khu vực hợp lý, hài hoà, bảo đảm trường lớp an toàn, có nhiều xây xanh, thoáng mát, sạch sẽ và ngày càng đẹp hơn; có đủ nhà vệ sinh được đặt ở bị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường, được giữ gìn sạch sẽ; tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về CSVC, trang thiết bị trường học.

Xây dựng đội ngũ GV của nhà trường mạnh về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, yêu nghề và hết lòng vì học sinh, vì mục tiêu phát triển thực hiện sứ mệnh của nhà trường. Trong đó chú trọng xây dựng môi trường học tập tích cực, tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên và suốt đời cho cán bộ, giáo viên và HS.

Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy học và mọi hoạt động của nhà trường. Phối hợp thực hiện tốt mối quan hệ giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lí và giáo dục học sinh.

Trong hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, thầy

chủ đạo, trò chủ động và tích cực trong một môi trường dạy học tối ưu bao gồm: Phòng học đủ rộng với chỗ ngồi thoải mái cho mỗi học sinh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn ánh sáng tới từng chỗ ngồi, không gian trong lành và yên bình, không quá lạnh hoặc quá nóng, có đầy đủ các phương tiện dạy học. GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh. Rèn luyện khả năng tự học, giúp các em tự tin trong học tập.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện thành công biện pháp này, Hiệu trưởng và mỗi cán bộ giáo viên của nhà trường phải xác định mang tính quá trình, có thể phải lâu dài, cũng có thể có những khó khăn, bất cập ở từng đơn vị cụ thể. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả của nó đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo để đạt được mục tiêu mong muốn. Phát huy nội lực của nhà trường, huy động các nguồn lực từ bên ngoài với sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chung tay của cả cộng đồng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện. Điều này rất cần tài năng và tâm huyết của người quản lí

– Hiệu trưởng nhà trường

3.2.6. Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời những thiếu sót trong quá trình GV dạy môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.6.2. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra đánh giá không chỉ là công cụ đo kết quả học tập của học sinh mà còn là cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra đánh giá có tác dụng phân loại tích cực khi phản ánh đúng năng lực của kiểm tra đánh giá. Công việc kiểm tra đánh giá phải được quản lý, phải được cải tiến thì mới thực sự trở thành công cụ thúc đẩy quá trình dạy học.

3.2.6.3. Nội dung và cách thức thực hiện

- Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học, kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh

cuối kì học, cuối năm học, chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học, tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,... sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.

- Cải tiến đồng bộ các khâu chính của kiểm tra đánh giá bao gồm: xây dựng công cụ đánh giá thích hợp, xây dựng ngân hàng đề dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng (theo phát triển năng lực) của chương trình môn Hóa học THPT; tổ chức thi, kiểm tra, chấm thi, phân loại, phân tích kết quả:

+ Nhà trường chủ động chỉ đạo GV dựa theo kế hoạch dạy học, tiến độ kiểm tra bộ môn, hình thức kiểm tra của bộ môn xây dựng ngân hàng đề của nhà trường.

+ Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá: Trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, kiểm tra kĩ năng thực hành, đánh giá qua dự án ... Đặc biệt với kiểm tra miệng của học sinh, chú trọng áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, đây là hình thức kiểm tra hiệu quả nhất, loại kiểm tra này mất ít thời gian trên lớp nhất mà đạt được dung lượng kiến thức nhiều nhất và vừa sức với học sinh, đề kiểm tra cần chú trọng sự phân hoá học sinh ở các mức độ giỏi, khá, đạt và chưa đạt. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá các bài tập đánh giá như: các dạng bài tập nghiên cứu; đánh giá trên sản phẩm hoạt động học tập của học sinh (tập các bài làm tốt nhất của học sinh; tập tranh ảnh học sinh sưu tầm, các bài sưu tầm theo chủ đề; vở ghi bài, vở bài tập,...); đánh giá thông qua thuyết trình; đánh giá thông qua hợp tác theo nhóm; đánh giá thông qua kết quả hoạt động chung của nhóm,...

+ Quản lý chặt chẽ khâu coi thi, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm thực hiện quy chế thi, kiểm tra của GV và học sinh; khen thưởng cá nhân thực hiện tốt quy chế và xử lý các cá nhân vi phạm quy chế.

+ Để việc cho điểm công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, không phụ thuộc vào cảm tính, nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chung các bài kiểm tra. Các bài kiểm tra này sẽ lấy từ ngân hàng đề của nhà trường và đã được thẩm định về mặt khoa học, các bài kiểm tra trước khi lấy điểm và trả học sinh phải được sự kiểm duyệt của tổ trưởng chuyên môn và phó hiệu trưởng phụ trách. Đối với bài thi học kì có hệ số cao, liên kết các nhà trường ra đề chung, tổ chức kiểm tra chung theo khối, có dọc phách, tổ chức chấm chéo các nhà trường.

Tổ chức chấm thi đảm bảo tính chính xác, tính khách quan để có kết quả trung thực, có khả năng phân loại tích cực.

+ Nghiên cứu phân tích khoa học kết quả thi, kiểm tra để xác định năng lực của người học, đánh giá mức độ thích ứng của các chủ đề dạy học và phương pháp dạy học, trên cơ sở đó có những điều chỉnh về kế hoạch dạy học, phương pháp phù hợp với đối tượng và mục tiêu đề ra. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của học sinh, ra quyết định quan trong vời học sinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng…)

+ Thông báo kết quả học tập của học sinh cho các bên liên quan (học sinh, cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên, …). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần thống nhất quy trình và quán triệt quy trình kiểm tra đánh giá cho mọi đối tượng tham gia dạy học nói riêng và giáo dục nói chung. Cần quản lý quy trình chặt chẽ và thưởng phạt kịp thời, công minh

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Các nội dung của tổ hợp các biện pháp có quan hệ biện chứng, đan xen nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Để thực hiện biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo hướng đổi mới giáo dục cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp. Trong khuôn khổ của luận văn này chỉ nêu 6 biện pháp cơ bản nhất. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được triển khai trong thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo sát

Qua khảo nghiệm, khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp trong thực tế.

Hình thức là triển khai đồng thời các biện pháp quản lý mà luận văn đề cập, đến CBQL và GV tại các trường

3.4.2. Nội dung, phương pháp khảo sát

3.4.2.1. Nội dung khảo sát

Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các 6 biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát triển năng lực học sinh

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Biện pháp 4: Sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh

Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực.

Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.4.2.2. Phương pháp khảo sát

- Khảo nghiệm qua phiếu điều tra/bảng hỏi (xem phụ lục) Tổng số phiếu thăm dò, lấy ý kiến là: 14 phiếu

Số phiếu thu: 14 phiếu

- Thang đánh giá từ cao đến thấp, tùy theo từng tiêu chí mà có các mức độ:

+ Cần thiết- Ít cần thiết- Không cần thiết

+ Khả thi- Ít khả thi- Không khả thi

- Đánh giá: dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu. Chúng tôi cho điểm ở mỗi mức độ như sau:

1 điểm: Không cần thiết/ Không khả thi 2 điểm: Ít cần thiết/ Ít khả thi

3 điểm: Cần thiết/ Khả thi

- Điểm trung bình đánh giá các mức tác động, mức cần thiết, mức quan trọng, mức thực hiện và mức khả thi:

1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,67: Không cần thiết/ Không khả thi 1,67 < ĐTB ≤ 2,34: Ít cần thiết/ Ít khả thi

2,34 < ĐTB ≤ 3,00: Cần thiết/ Khả thi

3.4.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát gồm 14 người, bao gồm 04 cán bộ Sở GD & ĐT, 02 CBQL (01 HT; 01PHT), 01 TTCM, 07 GV dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

3.4.4. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Khảo sát tính cần thiết thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp



TT


Biện pháp

Mức độ đánh giá

thực hiện


ĐTB


ĐG

RCT

CT

ICT

KCT


1

Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát triển năng lực học sinh

SL

6

5

3

0


3.21


CT


%


42.9


35.7


21.4


0.0


2

Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SL

8

4

2

0


3.43


RCT


%


57.1


28.6


14.3


0.0


3

Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh


SL


6


4


3


1


3.07


CT

%

42.9

28.6

21.4

7.1


4

Sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh


SL


4


4


5


1


2.79


CT

%

28.6

28.6

35.7

7.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 14



TT


Biện pháp

Mức độ đánh giá

thực hiện


ĐTB


ĐG

RCT

CT

ICT

KCT


5

Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực

SL

7

5

2

0


3.36


RCT


%


50.0


35.7


14.3


0.0


6

Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh


SL


5


4


4


1


2.93


CT

%

35.7

28.6

28.6

7.1

TBC (%)


42.9

31.0

22.6

3.5

3.13



Nhận xét: Các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết. Trong 6 biện pháp đề xuất thì biện pháp 2; 5; 1 được đánh giá cao với ĐTB lần lượt là 3.43; 3.36 và 3.21, được xếp thứ bậc 1;2;3. Trong khi đó biện pháp 4 được đánh giá thấp nhất ở mức độ xếp hạng đứng thứ 6, các biện pháp còn lại tương đối cao.

Nội dung 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ cao là:

(1) Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

(2) Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực

(3) Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát triển năng lực học sinh

Các biện pháp trên được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết cao từ 28.6% đến 57.1%, mức độ cần thiết từ 28.6% đến 35.7%. Từ đó có thể thấy CBQL và GV rất xem trọng và đánh giá cao những biện pháp này, đây có thể xem là những biện pháp tiên quyết quyết định nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí