Mục Đích, Đối Tượng, Phạm Vi, Phương Pháp Nghiên Cứu, Kết Cấu Luận Án


CPH. Do đó, tác giả đã đề xuất một số hướng hoàn thiện nhằm tạo lập một khuôn khổ hanh lang pháp lý cho công tác quản lý VNN trong DN sau CPH.

Ở một góc độ khác, các nhà nghiên cứu quan tâm giải quyết vấn đề kém hiệu quả trong hoạt động của DNNN, đặc biệt hiệu quả đầu tư VNN vào các DN. Để giải quyết tình trạng đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính DN dưới các cách thức khác nhau. Tác giả Trần Văn Hiền đã chỉ rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác giám sát tài chính DNNN trong “Tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính DNNN”(2008)[131]. Theo ông, quá trình tổ chức sắp xếp lại DNNN nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách giải phóng DN và tạo động lực cho DN phát triển. Tuy nhiên, có một số DN chưa chú trọng đầu tư phát triển ngành nghề chính theo qui hoạch phát triển ngành, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh khác. Hệ quả DN xây dựng kế hoạch đầu tư vượt quá khả năng nguồn vốn của mình, điều này đã ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển của DN mà còn ảnh hướng đến khả năng bảo toàn VNN trong doanh nghiêp. Từ thực tế này, vấn đề đặt ra cần có cơ chế giám sát tài chính của các DN nếu như không muốn xảy ra những tác động xấu đến nền kinh tế quốc dân

Thời gian qua, tuy giám sát tài chính DNNN đã được thực hiện nhưng cũng bộc lộ những vấn đề bất cấp được phản ánh khá cụ thể trong “:Cơ chế giám sát tài chính DNNN: thực trạng và những khuyến nghị”(2001)[125] của tác giả Trần Đức Chính. Ông cho rằng, cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ thể hiện trong cơ chế quản lý trao quyền cho những người giám sát, quản lý nguồn VNN nhưng họ lại không có điều kiện sâu sát với hoạt động của DN, dẫn đến những sai phạm không đáng có. Đặc biệt, sử dụng nguồn vốn, tài sản nhà nước tại các DNNN bị thất thoát, thua lỗ nhưng các chế tài xử lý các vi phạm này chưa đủ mạnh và còn thiếu. Để giải quyết vấn đề này, theo ông cần thực hiện một số giải pháp như trao quyền chủ động sản xuất kinh doanh và đầu tư cho các DNNN, đi đôi với cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp; hoàn thiện cơ chế phân cấp trong hoạt


động giám sát.; xây dựng hệ thống và tiêu thức giám sát tài chính và rủi ro; hoàn thiện cơ chế giám sát việc tạo lập và huy động vốn.

Tóm lại, các nghiên cứu về VNN và quản lý VNN, đặc biệt là chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH đã được thực hiện thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu điển hình nêu trên mới chỉ tiếp cận ở góc độ nào đó của vấn đề quản lý vốn, hoặc trong phạm vi một DN cụ thể. Vì vậy, chưa khái quát được một bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý VNN cũng như triển khai chính sách quản lý VNN trong các DN sau CPH của Việt Nam. Điều đó dẫn đến thiếu đi các căn cứ quan trọng để chính phủ Việt Nam thiết lập một khuôn khổ chính sách để thực hiện tốt vai trò quản lý đối với các DN sau CPH. Trong bối cảnh đó, NCS đã chọn “Hoàn thiện chính sách quản lý vốn Nhà nước trong DN sau CPH” là đề tài nghiên cứu.


3. Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kết cấu Luận án

3.1. Mục đích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Mục đích của luận án là nghiên cứu chính sách quản lý VNN đầu tư trong DN sau CPH được hình thành từ quá trình CPH DNNN (gọi tắt là DN CPH) và tình hình thực hiện chính sách, những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH trong thời gian qua để từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện việc chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý VNN có hiệu quả trong công ty cổ phần được hình thành từ CPH DN nhà nước trong thời gian tới.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam - 3

Luận án nghiên cứu nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về quản lý VNN trong các công ty cổ phần được thành lập từ việc chuyển đổi sở hữu DNNN, đi sâu vào phân tích quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu VNN cũng như quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần VNN trong DN sau CPH nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý VNN trong các DN này.


3.3. Phạm vi nghiên cứu


Về mặt không gian, Luận án tập trung nghiên cứu chính sách quản lý VNN trong các DN sau CPH.

Về mặt thời gian: Phần thực trạng, luận án sẽ nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách quản lý VNN trong các DN sau CPH từ năm 1992 đến nay và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện chính sách cho những năm tới.

3.4. Phương pháp nghiên cứu


Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận chung. Luận án nhấn mạnh việc khảo sát tổng kết thực tiễn để phát hiện những vướng mắc, tồn tại trong chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH để từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách này. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là:

Phân tích và tổng hợp: Phương pháp này trước hết được sử dụng để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó hình thành khung lý thuyết cho Luận án.

Các phương pháp đánh giá đặc trưng của khoa học chính sách, đặc biệt là phương pháp phân tích, đánh giá các văn bản chính sách: Phương pháp này chủ yếu được dùng để đánh giá về hệ thống chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH và thực tiễn thực hiện chính sách này thời gian qua ở Việt Nam nhằm rút ra những kết luận quan trọng làm căn đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách.

Phương pháp tập hợp hệ thống số liệu, tư liệu phát hành qua kênh chính thức. Phương pháp này được dùng chủ yếu để thu thập thông tin thứ cấp từ chính phủ, Bộ Tài chính, Cục Tài chính DN, SCIC và một số DN sau CPH.

3.5. Kết cấu luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu trong ba chương.

Chương 1. CPH DN nhà nước và chính sách quản lý vốn của nhà nước trong DN sau CPH ở Việt Nam.


Chương 2. Tình hình thực hiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong DN sau CPH từ năm 1992 đến năm 2010 ở Việt Nam .

Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong DN sau CPH ở Việt nam.


4. Các kết quả chính và đóng góp của luận án


4.1. Các kết quả chính của luận án

Kết thúc nghiên cứu, Luận án đã đạt những kết quả chính sau:

Thứ nhất, góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH ở Việt Nam.

Thứ hai, tổng kết được kinh nghiệm của một số nước có những nét tương đồng với Việt Nam và vận dụng đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH.

Thứ ba, đánh giá được chi tiết thực trạng triển khai chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH qua các giai đoạn và chỉ ra được những kết quả cũng như những tồn tại và vướng mắc trong triển khai chính sách.

Thứ tư, đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện chính sách quản lý VNN trong các DN sau CPH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN sau CPH trong thời gian tới.

4.2. Những đóng góp mới của luận án

Với các kết quả chính trên đây, Luận án đã có những đóng góp quan trọng

sau:

Những đóng góp về học thuật, lý luận: Nghiên cứu nội dung chính sách

quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa (DN sau CPH), luận án đã chỉ rõ các chính sách này bao quát những vấn đề: đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong DN sau CPH; đại diện vốn nhà nước trong DN sau CPH; Quản lý, đầu tư vốn nhà nước trong DN sau CPH; và phân phối lợi tức, sử dụng cổ tức phần vốn nhà nước trong DN sau CPH.


Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: Kết quả đánh giá chính sách quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH đã chỉ ra những vướng mắc, tồn tại sau: (i) về vấn đề đại diên chủ sở hữu vốn trong DN sau CPH: chưa có sự phân biệt rõ ràng và còn có một số Bộ, địa phương chưa thực hiện việc chuyển giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định của nhà nước; (ii) về vấn đề người đại diện vốn nhà nước trong DN sau CPH: năng lực của một số người đại diện vốn nhà nước trong DN sau CPH chưa đáp ứng được nhiệm vụ được giao, cơ chế bổ nhiệm cán bộ làm người đại diện cũng như chính sách qui định về quyền hạn, nhiệm vụ và chính sách đãi ngộ đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn thiếu (iii) về quản lý, đầu tư vốn nhà nước trong DN sau CPH: các quy định hiện nay về đầu tư mới phân cấp không đầy đủ cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; (iv) vấn đề phân phối, sử dụng cổ tức phần vốn của nhà nước trong DN sau CPH: nhiều doanh nghiệp đã cố tình giữ lại khoản tiền thu được từ việc bán bớt một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước trong DN sau CPH cũng như lợi tức phần vốn nhà nước về các Quỹ quản lý theo quy định.

Dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH của một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore và trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, luận án đề xuất mô hình quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH được xem xét theo hai hướng: (i) Nhà nước quản lý với việc thành lập Tổng cục Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (ii) quản lý vốn Nhà nước theo mô hình đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đang hoạt động ở Việt Nam.

Luận án đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH tập trung trên ba nội dung: thứ nhất là đề xuất ban hành Nghị định của Chính phủ về Quy chế người đại diện vốn nhà nước trong DN sau CPH trong khi trình Quốc hội ban hành Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động kinh doanh; thứ hai là thành lập Quỹ đầu tư vốn nhà nước vào


doanh nghiệp; thứ ba là nâng cao vai trò và năng lực của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Nhằm tăng cường tổ chức quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH luận án đề xuất thành lập một cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH nói riêng và doanh nghiệp có vốn nhà nước nói chung.


CHƯƠNG 1

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM


1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp

1.1.1. Công ty cổ phần và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

1.1.1.1, Công ty cổ phần (CTCP)


CTCP là một hình thức tổ chức mang tính chất xã hội hoá cao. Nó là sự xác định và xác nhận quyền sở hữu tài sản của DN bằng hình thức cổ phần và phân phối lợi tức theo mức doanh lợi của công ty. Theo Luật DN năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 thì CTCP là DN mà trong đó:

+ CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp có quy định khác của Luật DN.

+ Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

CTCP phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. CTCP có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ


đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Về quyền của cổ đông.

Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

+ Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

+ Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.

+ Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp cổ đông phổ thông sáng lập có quy định riêng về việc chuyển nhượng.

+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.

+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty.

+ Các quyền khác theo quy định của Luật DN 2005 và Điều lệ công ty.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế; Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022