Những Nghiên Cứu Về Dạy Học Theo Tiếp Cận Năng Lực

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực

* Những nghiên cứu ở nước ngoài

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học- kỹ thuật trong những thập niên cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tạo ra áp lực đòi hỏi phải gia tăng năng suất lao động. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy để có lực lượng lao động tương thích với đặc điểm của kinh tế xã hội đương đại nền giáo dục phải hướng tới đào tạo con người có năng lực sáng tạo trên nền tảng học vấn vững chắc.

Đứng trước áp lực đó, các nhà giáo dục phải suy nghĩ về việc dạy và học như thế nào cho có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Người ta cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải dựa trên phân tích quá trình lao động, khám phá ra các quy tắc, những cách thức tốt nhất giúp cho việc học ngày càng hiệu quả hơn.

Những nghiên cứu về phát triển năng lực trong dạy học xuất hiện rất sớm trong lịch sử giáo dục, ngay từ thời cổ đại với những tên tuổi các triết gia như Socrate, Aristote, Platon, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử. Tiếp đến thời kì Trung cổ Châu Âu, nhiều nhà khoa học cũng xem xét vấn đề phát triển năng lực (Decarter, Diterverg, Pestalotsy, Comensky, J. Rutso, v.v…) song thực sự chỉ quan tâm đến phát triển trí tuệ. Từ thế kỉ 19 đến nửa thế kỉ 20, phát triển trí tuệ vẫn được nhấn mạnh hơn cả. Thời đó phát triển năng lực hầu như được đồng nhất với phát triển năng lực trí tuệ (Guilford, Bine-Simon, J. Piaget, R. Bruner, V.V. Zancov, P.Ia. Galperin, V.V. Đavưđov v.v…). Cuối thế kỉ 20 khoa học giáo dục, đặc biệt tâm lý học giáo dục và tâm lý học phát triển đã mở rộng khái niệm năng lực - nó không chỉ là trí tuệ, và xuất hiện những quan niệm mới về năng lực gắn với vấn đề văn hóa (năng lực văn hóa), xã hội (năng lực xã hội), tình cảm (năng lực biểu cảm), sự tồn sinh (kỹ năng sống), chưa kể những thứ năng lực còn bí ẩn khác, trong đó có những yếu tố thuộc tiềm thức hoặc vô thức [26].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Giáo dục dựa vào năng lực (Competency-based Education) hay Đào tạo dựa vào năng lực (Competency-based Training) hoặc Học tập dựa vào năng lực (Competency-based Learning) - bản chất tiếp cận này là cụ thể hóa triết lý giáo dục hướng vào người học, trước hết là năng lực của họ. Hướng vào người học là tư tưởng hiện đại mà nền tảng triết học đã được, Xavier Roegirs, L.X Vygotsky, Dubois. D & Rothwell. W, John Dewey và J. Piaget xác lập có 2 khía cạnh: tận dụng năng lực có sẵn và phát triển năng lực mới của người học trong quá trình dạy học [26].

Năm 1983, Viện hàn lâm khoa học Quốc gia Mỹ đã có một báo cáo đề cập đến yêu cầu thay đổi của giáo dục đào tạo trong đó nhấn mạnh Chương trình đào tạo dựa trên năng lực hơn là dựa trên thời gian.

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 3

Cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 ở Mỹ và Canađa, giáo dục- đào tạo dựa trên năng lực thực hiện được ứng dụng rộng rãi trong Giáo dục nghề nghiệp. Bộ giáo dục Mỹ đã thành lập một tổ chức liên kết quốc gia các trung tâm giáo dục dựa trên năng lực [47].

Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập kỷ 80 vẫn chưa đưa ra một định nghĩa về đào tạo dựa trên năng lực cũng như các tiêu chí của trương trình đào tạo dựa trên năng lực được mọi người chấp nhận.

Ở Úc, vào cuối thập kỷ 80 bắt đầu một cuộc cải cách trong đào tạo giáo dục, thiết lập một hệ thống đào tạo dựa trên năng lực, tạo ra phương pháp dựa trên năng lực cho việc công nhận các kỹ năng của người nhập cư, thành lập hội đồng đào tạo để xúc tiến việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực trong toàn quốc… Các tác giả như Roger Harris, Hugh Guthrie, Bayr Hobart, Davidlundberg đã nghiên cứu khá toàn diện về giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực ở Úc, đặc biệt nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử của giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực, tiêu chuẩn năng lực, phát triển chương trình đánh giá và người học - hoạt động theo tiêu chuẩn năng lực [47].

Cách tiếp cận năng lực đã phát triển mạnh mẽ những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ ở Mỹ, Úc,... Các tiêu chuẩn năng lực được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về chính trị, kinh tế và như là cách để chuẩn bị lực lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.

Ở Anh, đã có nhiều nghiên cứu về đào tạo dựa trên năng lực dưới sự tài trợ của Hội đồng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp và cơ quan quản lý đào tạo được thực

hiện ở các trường đại học, cao đẳng. Năm 1995, tác giả Shirley Fletcher viết cuốn Các kỹ thuật đánh giá dựa trên năng lực thực hiện, trong đó phân tích sự khác biệt về đào tạo theo năng lực ở Anh và Mỹ, các nguyên tắc và thực hành đánh giá theo tiêu chuẩn, mục tiêu và sử dụng đánh giá dựa trên năng lực. Việc thiết lập các tiêu chí cho sự thực hiện, thu thập bằng chứng cho đánh giá năng lực. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đánh giá dựa trên năng lực, một khâu của QTDH [47].

Nhìn chung, đào tạo theo năng lực đã được nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như: Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Xứ Wales, Singapore, Malaisya,... Số lượng và lĩnh vực nghiên cứu của các học giả cũng rất đa dạng từ việc nghiên cứu bối cảnh của đào tạo theo năng lực, phát triển chương trình tổ chức đào tạo đến đánh giá và chứng nhận năng lực cho người được đào tạo.

* Những nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu và triển khai dạy học theo TCNL đã được tiến hành từ rất sớm ở một số nước công nghiệp phát triển do có những ưu điểm phù hợp với yêu cầu thực tế của lao động nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về dạy học theo hướng TCNL chưa có nhiều.

Tiếp cận năng lực nhằm phát huy năng lực người học trong giáo dục là vấn đề khoa học có phạm vi rất rộng lớn và tiêu biểu cho tư tưởng giáo dục hiện đại đã được các nhà khoa học trên thế giới thảo luận trên nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể như sau: Giáo dục dựa vào năng lực (Competency-based Education) hay Đào tạo dựa vào năng lực (Competency-based Training) hoặc học tập dựa vào năng lực (Competency- based Learning) - bản chất tiếp cận này là cụ thể hóa triết lí giáo dục hướng vào người học, trước hết là năng lực của họ. Hướng vào người học là tư tưởng hiện đại mà nền tảng triết học đã được xác lập có 2 khía cạnh: Tận dụng năng lực có sẵn và phát triển năng lực mới của người học trong quá trình dạy học [26].

Tiếp cận năng lực có những ưu thế nổi bật so với các cách tiếp cận khác trong dạy học. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả là điểm được các nhà hoạch định chính sách GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt.

Khi dạy học dựa trên mô hình năng lực cần xử lý một cách có hệ thống ba khía cạnh sau: (1) xác định các năng lực, (2) tiếp cận và phát triển chúng, (3) đánh giá chúng một cách khách quan [26].

Để xác định được các năng lực điểm bắt đầu thường là các kết quả đầu ra (outputs). Từ đó, đi đến xác định vai trò của những người có trách nhiệm phải tạo ra các kết quả đầu ra này. Một vai trò là một tập hợp các hành vi được mong đợi về một người theo những nghĩa vụ và địa vị công việc của người đó. Thuật ngữ “vai trò công việc” đề cập tới việc thực hiện những nhiệm vụ thực sự của một người. Trên cơ sở của từng vai trò, xác định các năng lực cần thiết để có thể thực hiện tốt vai trò đó.

Khung năng lực cần đạt theo tiếp cận năng lực được tác giả Đặng Thành Hưng đề xuất theo 7 lĩnh vực tương ứng với 7 lĩnh vực giáo dục: (1)Năng lực Toán và Logic; (2) Năng lực ngôn ngữ (quốc ngữ và ngoại ngữ); (3) Năng lực khoa học;

(4) Năng lực nghệ thuật; (5) Năng lực thể chất và vận động thể chất; (6) Năng lực công nghệ; (7) Năng lực công dân [19].

Tác giả Phạm Thành Nghị năm 2008 nghiên cứu “Tiếp cận năng lực trong phát triển con người”. Khi tìm kiếm một cách tiếp cận cung cấp cơ chế chung cho sự phát triển con người trong mọi điều kiện xã hội, tác giả cho rằng, TCNL có ưu thế nổi trội trong giải quyết những bất ổn xã hội. Năng lực ở đây được hiểu là tổ hợp khả năng thực hiện được các chức năng (sống có đủ dinh dưỡng, được xóa mù, được mặc ấm, được thỏa mãn nhu cầu văn hóa, giao tiếp…). Theo tác giả, sự phát triển của con người suy cho cùng là sự phát triển năng lực. Năng lực được phát triển không chỉ mang ý nghĩa công cụ giúp đạt được lựa chọn mà còn mang ý nghĩa tự thân làm mở rộng cơ hội lựa chọn của con người. Tác giả chỉ rõ, Giáo dục trước hết là sự mở rộng tự do cá nhân; Giáo dục làm tăng cường giá trị cá nhân; Giáo dục còn có thể mở rộng cơ hội cho cá nhân, cải thiện điều kiện sống; giáo dục có thể tạo điều kiện đa dạng hóa lựa chọn và kết quả hoạt động của con người [38].

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu của các tác giả như: Tác giả Đặng Thành Hưng in trên tạp chí QLGD số 43 tháng 12/2012 “Năng lực và giáo dục tiếp cận năng lực”; “Bài toán đổi mới đánh giá người học theo tiếp cận năng lực” của tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến; Bài viết “Đào tạo theo tiếp cận năng lực trong xu thế phát triển” của

tác giả Vũ Lan Hương trên tạp chí KHGD số 95, tháng 11/2014; Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục, Học viện KHGD Việt Nam tổ chức hội thảo “Giáo dục theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực”.

Một số nghiên cứu đã xác định bản chất của TCNL trong giáo dục dựa trên quan niệm mới về năng lực và khái niệm năng lực được giải thích trong tiếp cận này bao hàm toàn bộ quá trình dạy học, cả đầu ra, đầu vào và quá trình học tập. Năng lực trong TCN L đang bàn ở đây đòi hỏi một mặt người học phải có nền tảng năng lực của mình, vừa phải huy động và tích lũy năng lực trong học tập và biến nó thành sức mạnh cá nhân để học tập hiệu quả và giáo viên phải dựa vào đó để có phương pháp tiếp cận phù hợp nhằm phát triển hơn nữa năng lực của người học thể hiện ở sản phẩm đầu ra khác biệt với năng lực đầu vào.

Đã có rất nhiều đề tài luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ về “Dạy học theo tiếp cận năng lực người học” như: Cao Danh Chính (2012), “Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường Đại học Sư phạm kỹ thuật” - Luận án tiến sỹ Giáo dục học Đại học Sư phạm Hà nội.

Lê Thùy Linh (2014), “Dạy học giáo dục ở Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện” - luận án tiến sỹ Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận dạy học giáo dục theo tiếp cận năng lực thực hiện, đánh giá thực trạng, nêu được quy trình dạy học giáo dục và quá trình thực nghiệm sư phạm tại cơ sở.

Lê Thảo Nguyên (2017), “Dạy học theo tiếp cận năng lực trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông” luận án đã nêu được các cơ sở quan trọng, đánh giá đúng thực trạng và đề ra 5 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận năng lực trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực

* Những nghiên cứu ở nước ngoài

Các tác giả Jacob W. Getzels. Tames M. Lipham. Roald F. CAMPBELL (1968) đã cho ra đời 18 công trình nghiên cứu đâu tiên khá hoàn chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục dưới ánh sáng của học thuyết quản lý chung, đặc biệt là thuyết hành vi (quan hệ con người) trong quản lý [49].

Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995), trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” đã đề cập đến cách tiếp cận hành vi trong quản lý. Công trình này đã ung cấp khá đầy đủ và hoàn thiện thông tin về quản lý nguồn nhân lực trên cơ sở trình bày một cách bao quát, sâu rộng những nội dung cơ bản của quản lý nguồn nhân lực, đi từ khoa học hành vi tới các phương pháp lãnh đạo cụ thể: Lãnh đạo theo tình huống, xây dựng các mối quan hệ hiệu quả, tổ chức nhóm hành động, hoạch định mục tiêu, kế hoạch, đưa ra quyết định hợp lý… Các vấn đề dược triển khai một cách rõ dàng về mặt khoa học đi kèm với thực tiễn cụ thể, sống động có tính điển hình cao [36].

William E. Blank (1982) với cuốn “Sổ tay phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực” [50] đã nêu các chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo làm cơ sở để lập kế hoạch, thực hiện quá trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập. Chuẩn đầu ra là quy định nội dung kiến thức chuyên môn; Kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; Công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. Tác giả cũng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của giáo dục theo tiếp cận năng lực, phân tích nghề và phân tích nhu cầu người học, xây dựng hồ sơ năng lực người học, phát triển công cụ đánh giá sự hiểu biết và sự thực hiện, phát triển các gói học tập, cải tiến và quản lý chương trình đào tạo.

Tác giả Rachel Bolstad (2004) đã đề trong quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực cần: Phát huy vai trò quản lý chương trình của chính giáo viên trường học cũng cần thay đổi bởi một quan điểm cho rằng giáo viên nên là các nhà phát triển chương trình chứ không phải đơn thuần là “máy phát” các chương trình giảng dạy đã được xây dựng sẵn [40]. Đây là quản điểm cần được quan tâm thực hiện trong việc xây dựng chương trình giảng dạy ở nước ta.

UNESCO (2004) có bàn đến công tác quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tại Việt Nam trong cuốn tài liệu “Giám sát thành tích giáo dục” [46] đã giải thích ý nghĩa của khái niệm “Giám sát thành tích giáo dục”, đã chỉ ra các nhóm tiêu chí được đánh giá và một số vấn đề được đặt ra với các nhà quản lý giáo dục. Mục tiêu của công trình này là nhằm xây dựng hệ thống cụ thể để giám sát thành tích giáo dục của các quốc gia; Các thành tích này đã được các quốc gia tổng hợp, mô tả như thế nào, các nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và những vấn đề được đặt ra với các nhà quản lý giáo dục ở các quốc gia dân tộc. PISA (Progame for

International Studen Assessment) một chương trình đánh giá học sinh quốc tế, sau nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm PISA đã đưa ra một quy trình đánh giá kiến thức, kỹ năng được gọi là “năng lực phổ thông” mà người học ở bất kỳ quốc gia, lãnh thổ nào cũng cần phải có để trở thành công dân toàn cầu bao gồm các năng lực như: Năng lực làm toán, năng lực đọc hiểu khoa học, năng lực giải quyết vấn đề.

Tác giả Brent Davie, Linda Ellison, Christopher Borwring - Carr (2005) với công trình “lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21” đã nêu được hoạch định chiến lược phát triển nhà trường, quản lý sự thay đổi, lãnh đạo và quản lý chất lượng, quản lý việc giảng dạy và học tập, vai trò của giáo viên trong việc tổ chức học tập, sử dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học [9].

Có 16 đặc tính xác định năng lực cho nhà quản lý trong khu vực công, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT, đó là: (1) Tầm nhìn và xứ mạng; (2) Thực hiện; (3) Chiến lược; (4) Quản lý con người; (5) Quan hệ công chúng, cộng đồng; (6) Sự phức tạp;

(7) Quan hệ với các quá trình chính trị; (8) Tính trách nhiệm; (9) Thành tựu; (10) Năng lực, trí tuệ, tư duy; (11) Các đặc tính cá nhân, đặc biệt là tự quản; (12) Chính sách; (13) Kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; (14) Thay đổi; (15) Truyền đạt; (16) Quản lý nguồn lực [48].

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chưa có công trình nào bàn luận, nghiên cứu sâu đến quản lý dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực nói riêng.

* Những nghiên cứu trong nước

Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm, là nhân tố quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục nhà trường. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về đề tài quản lý hoạt động dạy học. Các công trình nhiên cứu tập trung về lý luận và thực tiễn vấn đề thông qua nội dung và chức năng của quản lý.

Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010) đã phân tích quản lý dạy học là quản lý các thành tố mục tiêu, nội dung - chương trình, phương pháp - hình thức, cơ sở vật chất, lực lượng, đánh giá kết quả và môi trường dạy học. Nội dung quản lý dạy học phải bao gồm: (1) Quản lý quy chế chuyên môn; (2) Quản lý tổ chức nhân lực dạy học; (3) Quản lý huy động và sử dụng nguồn lực và tài lực; (4) Quản lý môi trường

dạy học; (5) Quản lý sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học [34].

Tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011) bàn về quản lý đổi mới phương pháp dạy học cho rằng cần tập trung vào 7 hướng sau: (1) Phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức; (2) Kết hợp nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau; (3) Phát triển khả năng tự học của người học; (4) Kết hợp cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của các nhân; (5) Tăng cường kỹ năng thực hành; (6) Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả của người học; (7) Đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học [17].

Đã có nhiều cuộc hội thảo luận bàn về vấn đề dạy học theo TCNL trong đó có rất nhiều bài báo cáo tham luận của các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lí như hội thảo khoa học “Quản lí dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: Vấn đề và giải pháp” do học viện Quản lí giáo dục tổ chức trong đó có 52 báo cáo đề cập đến nhiều bình diện khác nhau về hoạt động dạy học - giáo dục theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực người học như: “Mô hình trường học mới tại Việt Nam(VNEN) xu thế giáo dục hiện đại” [10].

Tháng 4 năm 2015, Học viện quản lí giáo dục đã tổ chức một hội thảo quốc tế về “Phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện nay” trong đó các báo cáo thảo luận về 3 nội dung chính: (1) Xu thế đổi mới giáo dục; (2) Quản lí nhà trường hướng tới phát triển năng lực người học; (3) Kĩ thuật và công nghệ dạy học với phát triển năng lực người học.

Các đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực” như: Nguyễn Đức Hậu (2015), “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ”. Đề tài đã phân tích được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ và đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ.

Trần Thị Viên (2016) “Quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”. Đề tài đã nêu được những cơ sở lý thuyết quan trọng, phân tích được thực trạng và đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023