3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018 65
3.2.2. Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của
học sinh cho từng môn học theo quy định chung 69
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT HS theo CTGDPT 2018 cho đội ngũ GV các trường THPT 71
3.2.4. Chỉ đạo tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 kết hợp với công tác quản lí
chặt chẽ hồ sơ 74
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018, động viên khen thưởng và
xử lí nghiêm sai phạm 75
3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018 77
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 1
- Chương Trình Giáo Dục Phổ Thônng 2018 Và Nhưng Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh
- Mục Tiêu Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Thpt Theo Chương Trình Gdpt Năm 2018
- Các Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Thpt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 79
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 80
3.4.1. Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm 80
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT : Bộ giáo dục và đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KT : Kiểm tra
KTĐG : Kiểm tra đánh giá
PPDH : Phương pháp dạy học
TB : Trung bình
TBDH : Thiết bị dạy học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTCM : Tổ trưởng chuyên môn
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê trình độ chuyên môn giáo viên của 4 trường 40
Bảng 2.2. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo nhóm môn học của 4 trường 40
Bảng 2.3. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo từng đơn vị trường 41
Bảng 2.4. Thống kê số giáo viên, số lớp, số học sinh của 4 trường 41
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 44
Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, Thái Bình 46
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện các nguyên tắc đánh giá KQHT của học sinh theo chương trình GDPT mới 48
Bảng 2.8. Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 50
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV trường THPT về thực trạng thực hiện các hình thức đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018 52
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng lập kế hoạch đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh 53
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT cuả HS theo chương trình GDPT 2018 54
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 56
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL trường THPt huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình về thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 58
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 59
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 82
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 83
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là những quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục.
Qua cách hiểu trên, đánh giá trong giáo dục không chỉ ghi nhận thực trạng mà còn đề xuất những quyết định làm thay đỏi thực trạng giáo dục theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
Đánh giá (ĐG) là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Trong đó ĐG là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Căn cứ mục tiêu dạy học để quyết định nội dung, hình thức ĐG.
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới ĐG là 2 mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, trong đó đổi mới ĐG chính là động lực để thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH phải dựa trên kết quả đổi mới ĐG và ngược lại đổi mới ĐG chỉ phát huy hiệu quả cuối cùng khi thông qua đổi mới PPDH.
Trong quá trình dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh dạy của Thầy. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau.
Xu thế chung của thế giới về đánh giá kết quả học tập là đề cao tính khách quan, công bằng, minh bạch nhằm xác nhận được chính xác phẩm chất và năng lực của người học để đánh giá một cách toàn diện cần kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá trong quá trình học tập kết hợp với đánh giá qua các bài kiểm tra, bài thi cuối kì, cuối năm; đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân và hoạt động theo nhóm, đánh giá của thầy và tự đánh giá của học trò, đánh giá của nhà trường, của gia đình và xã hội.
Theo nội dung nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 - Ban chấp hành trung ương khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nhấn mạnh, đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học [2]. Đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, đảm bảo trung thực, khách quan, chính xác theo yêu cầu năng lực, phẩm chất người học. Ứng dụng các thành tựu khoa học mới về đánh giá giáo dục nhằm đảm bảo hoạt động kiểm tra, thi và đánh giá sẽ cung cấp những cơ sở tin cậy cho việc điều chính cách dạy, cách học.
Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số Thông tư số 26/2020/TT BGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Bộ GD&ĐT Thông tư sửa đổi một số điều của Quy chế đánh giá , xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo thông tư 58/2011 /TT- BGDĐT ngày 12.12.2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo[9].
Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường phổ thông chưa được đề cao đúng mức. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, phải đảm bảo nguyên tắc “kiểm tra - đánh giá” của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra - đánh giá của người học và phải kiểm tra chính xác, khách quan thành kết quả học tập của học sinh diễn ra đúng định hướng, đạt được mục đích yêu cầu, cần phải thường xuyên đặt dưới sự quản lí chặt chẽ của các cấp quản lí. Trong quá trình quản lí đó yếu tố đổi mơi quản lí cần được quan tâm đúng mức, sát sao, các biệp pháp quản lí luôn được điều chỉnh, bổ sung…
Các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Hà cũng không đứng ngoài thực trạng trên. Qua thực tiễn công tác, tôi nhận thấy công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là rất quan trọng, cần thiết. Vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT các trường THPT huyện Hưng Hà, Thái Bình luận văn đề xuất một số
biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lí luận về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của học sinh các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
4. Khách thể và Đối tượng
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình trong thời gian qua đã được quan tâm, thực hiện, tuy nhiên, so với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT năm 2018) vẫn còn một số bất cập. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường và đặc điểm học sinh thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh, phát triển được NLHS, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình theo chương trình giáo dục phổ thông mới (còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông 2018)
6.2. Giới hạn về phạm vi và khách thể khảo sát
Đề tài nghiên cứu trên 4 trường THPT huyện Hưng Hà gồm: trường THPT Hưng Nhân, THPT Bắc Duyên Hà, THPT Đông Hưng Hà, THPT Nam Duyên Hà.
Thông tin số liệu được dùng từ năm 2015 - 2020 của các trường được nghiên cứu đến nay(áp dụng thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo vào đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT)
Thông tư số 26/2020/TT BGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Bộ GD&ĐT Thông tư sửa đổi một số điều của Quy chế đánh giá , xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo thông tư 58/2011 /TT- BGDĐT ngày 12.12.2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm nghiên cứu các tài liệu, các công trình có liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra trên CBQL, GV và học sinh với mục đích thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Qua việc quan sát hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của đội ngũ cán bộ, GV trong nhà trường từ đó thu thập số liệu nhằm làm sáng tỏ thực trạng quản lý quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phân tích các văn bản hướng dẫn hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS; tổng hợp các tài liệu, minh chứng, những thuận lợi, khó khăn về quản lý
hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT theo chương trình GDPT năm 2018. Từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT năm 2018 của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí Hiệu trưởng, GV giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý,… để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu.
Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tínhcần thiết, khả thi của các biện pháp đó.
7.3. Phương phápxử lý số liệu bằng toán thống kê
Thực hiện bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục. Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả đều tra, nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị,Tài liệu tham khảo và các Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quả lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình