giáo viên, cho TCM; giữa học kỳ, cuối học kỳ và cuối năm học tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của từng khối lớp; đánh giá hiệu quả chất lượng giảng dạy của từng giáo viên.
Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết, nhà trường có thể yêu cầu tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo củaBan giám hiệu.
.3.2.4. Hoạt độn bồi dưỡn ọc sin iỏi, p ụ đạo ọc sin yếu kém của c c bộ môn mà Tổ p ụ tr c
Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường, trong đó TCM là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động. Căn cứ vào chất lượng đội ngũ giáo viên trong tổ, TTCM tham mưu cho hiệu trưởng trong việc sắp xếp bố trí giáo viên phù hợp với các đối tượng học sinh. Bố trí giáo viên có năng lực tốt cho đối tượng học sinh giỏi. Tránh trường hợp lãng phí trong phân công giáo viên.
.3.2.5. Hoạt độn bồi dưỡn c uyên môn và n iệp vụ c o c c i o viên tron Tổ
Bên cạnh các hoạt động giảng dạy thường xuyên, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một hoạt động thường xuyên, thường trực của giáo viên, của các tổ chuyên môn. Bằng hoạt động triển khai các chuyên đề chuyên sâu, phát động phong trào viết sáng kiến, đúc rút kinh nghiệm, phong trào trở thành giáo viên giỏi các cấp... tổ chuyên môn thực sự là nơi “rèn dũa”, nâng cao tay nghề cho giáo viên.
.3.2.6. Đ n i , xếp loại c c t àn viên của tổ t eo quy địn của C uẩn n ề n iệp i o viên trun ọc và c c quy địn k c iện àn
Căn cứ vào Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, các văn bản hướng dẫn hiện hành về đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, tổ chuyên môn chịu trách nhiệm
trước nhà trường trong việc thu thập nguồn minh chứng, tổ chức đánh giá, phân xếp loại cán bộ giáo viên theo đúng quy định, đảm bảo công bằng, khách quan, chú ý đến tính động viên, khích lệ, có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển nghề nghiệp của giáo viên.
Căn cứ vào kết quả đánh giá này, tổ chuyên môn có thể tham mưu cho Nhà trường các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và hoạch định các chính sách động viên, kích cầu phù hợp.
.3.2.7. Đề xuất k en t ưởn , kỷ luật đối với i o viên
Căn cứ vào thành tích công tác, những đóng góp của mỗi cá nhân cho tập thể, tổ chuyên môn lựa chọn, giới thiệu cho hiệu trưởng các giáo viên có thành tích xuất sắc trong năm học, trong học kỳ, trong thực hiện các chuyên đề để tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời. Đồng thời, tổ chuyên môn cũng là nơi trực tiếp giải quyết, xử lý các sai phạm của giáo viên, đề xuất hiệu trưởng nhà trường thi hành hoặc đề xuất cấp trên thi hành kỷ luật đối với người vi phạm.
1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Quản lý là t c độn có tổ c ức, có địn ướn của c ủ t ể quản lý đến đối tượn quản lý, n ằm sử dụn và k ai t c có iệu quả c c tiềm năn , c c cơ ội để đạt được mục đíc quản lý đặt ra.
Quản lý oạt độn tổ c uyên môn của tổ trưởn chuyên môn là t c độn có tổ c ức, có địn ướn của tổ trưởn đến oạt độn tổ c uyên môn n ằm đảm bảo c o oạt độn của tổ c uyên môn đi vào nề nếp đạt iệu quả và p ù
ợp với điều kiện t ực tế của trườn , tron đó sử dụn và k ai t c có iệu quả n ất c c tiềm năn , c c cơ ội để nân cao c ất lượn iản dạy, i o dục tron n à trườn .
* Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT
a) T eo c ức năn quản lý
Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn có thể là:
- Quản lý công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học của các tổ chuyên môn và giáo viên.
- Quản lý công tác tổ chức dạy học và bồi dưỡng giáo viên, học sinh theo yêu cầu của hoạt động chuyên môn.
- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, kế hoạch dạy học của giáo viên.
- Quản lý công tác đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của tổ chuyên môn và của giáo viên.
b) T eo nội dun oạt độn của tổ c uyên môn
Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng là:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học và các hoạt động giáo dục thông qua dạy học do tổ chuyên môn phụ trách.
- Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên và tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo yêu cầu giáo dục và các hoạt động giáo dục ngoài môn học.
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của giáo viên.
Tron đề tài này luận văn sử dụn p ối ợp c c c c tiếp cận trên để n iên cứu quản lý oạt độn của tổ c uyên môn của tổ trưởn chuyên môn trườn THPT.
1.4.1. Quản lý kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên
Đây là quá trình xác định mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Nó có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, của tổ cũng như của từng cá nhân.
* C c loại kế oạc của n à trườn cần quản lý đối với oạt độn tổ c uyên môn và đối với i o viên.
Bản . . C c loại kế oạc tron côn t c quản lý tổ c uyên môn và i o viên.
Năm | Học kỳ | Tháng | Tuần | |
Tổ chuyên môn | Kế hoạch dạy học (PPCT), kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch công tác. | Kế hoạch dạy học (PPCT), kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch công tác. | Chương trình công tác hàng tháng. | Lịch sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. |
Giáo viên | Kế hoạch dạy học (PPCT), kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch công tác. | Kế hoạch dạy học (PPCT), kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch công tác. | Kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm. | Sổ báo giảng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 1
- Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 2
- Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Trường Thpt
- Quản Lý Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Việc Thực Hiện Kế Hoạch Chuyên Môn
- O Dục Tron N À Trườn . Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Bao
- Thống Kê Về Các Tổ Chuyên Môn Ở Trường Thpt Trung Văn
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
* Biện p p quản lý kế oạc của tổ trưởn đối với oạt độn tổ chuyên môn
Để lập được kế hoạch đáp ứng với mục tiêu, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi thì tổ trưởng tiến hành các bước sau:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên: Công việc này yêu cầu tổ trưởng cần làm cho giáo viên trong tổ hiểu r vai trò, đặc điểm và cách thức làm kế hoạch.
- Thành lập nhóm để xây dựng kế hoạch: Sau khi giáo viên được nâng cao nhận thức, tổ trưởng tiến hành thành lập các nhóm gồm các nhóm trưởng, nhóm trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch. Đội ngũ này có trách nhiệm:
- Xác định mục tiêu, chương trình công tác của nhóm trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch phát triển của nhà trường.
- Tiến hành thu thập các thông tin, tổ chức đánh giá thông tin, dự báo sự phát triển từ đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, các phương pháp, biện pháp thực hiện trong kỳ kế hoạch.
- Lập kế hoạch sơ bộ.
- Lập kế hoạch chính thức.
1.4.2. Quản lý thực hiện chương trình dạy h c của các giáo viên trong tổ chuyên môn
Giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động dạy học, vì hoạt động bao giờ cũng diễn ra ở cấp độ cá nhân, gắn liền với chủ thể hoạt động. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của tổtrưởng thông qua tổ chuyên môn bao gồm:
- Quản lý việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên.
- Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.
- Quản lý lớp học và hoạt động của học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài môn học.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Quản lý việc phát triển kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên trong chu trình dạy học tiếp theo.
* Quản lý oạt độn nân cao c ất lượn ọc tập của ọc sin .
Các biện pháp thực hiện nội dung quản lý hoạt động nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
* K ảo s t, đ n i t ực trạn c ất lượn ọc tập của ọc sin .
Ngay từ đầu năm học tổ trưởng đã phải cùng với Ban giám hiệu tổ chức kiểm tra các môn văn hóa để đánh giá và phân loại chất lượng học sinh của các lớp để phân loại học sinh và tiến hành bàn giao chất lượng cho tổ, nhóm chuyên môn, cho giáo viên chủ nhiệm và cho giáo viên bộ môn.
* Lập kế oạc nân cao c ất lượn ọc tập của ọc sin .
Căn cứ vào kết quả đã khảo sát về tình hình thực tế của học sinh toàn trường, tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo Ban chuyên môn đã tiến hành phân công giáo viên phù hợp, có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Đồng thời, phân công giáo viên tham gia ôn luyện để nâng cao chất lượng đại trà đối với các lớp học sinh có học lực trung bình và trung bình khá. Từ đó thống nhất kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của học sinh, thông qua thời khóa biểu.
* T ực iện kế oạc nân cao c ất lượn ọc tập của ọc sin .
Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, tổ trưởng tổ chức, triển khai kế hoạch và quản lý hoạt động dạy học của giáo viên để nâng cao chất lượng học tập của học sinh cả về thời gian và chất lượng học tập, tinh thần, thái độ và phương pháp học tập. Để quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh người quản lý cần chú ý tới việc quản lý hoạt động học của học sinh cũng như hoạt động dạy của giáo viên trong tổ. Người tổ trưởng chuyên môn cần phát huy tối đa năng lực của mỗi giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong việc tham gia vào quá trình học tập- Với cách thức hiện nay, đó chính là việc nghiên cứu bài học.
1.4.3. Quản lý việc thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn
Quản lý việc thực hiện nền nếp dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy, giáo dục. Thực hiện tốt nền nếp, qui chế chuyên môn là yêu cầu bắt buộc để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế và quy định của ngành, của Sở và của trường là yếu tố tiên quyết để thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng thông qua tổ chuyên môn bao gồm:
- Tổ chức cho TTCM, giáo viên nắm vững các quy định về thực hiện giờ lên lớp và phương pháp phân tích sư phạm tiết dạy.
- Chỉ đạo TCM tổ chức thảo luận về quy định soạn bài, thống nhất mục tiêu nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.
- Phối hợp cùng với thư viện cung cấp đến giáo viên đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo của bộ môn.
- Kiểm tra việc soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.
- Kiểm tra việc giáo viên thực hiện giờ lên lớp, thực hiện tiết ngoại khóa.
- Quy định chế độ thông tin báo cáo về việc dạy bù, dạy thay khi giáo viên không lên lớp theo kế hoạch.
- Tổ chức dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên.
- Tổ chức việc ra đề kiểm tra, chấm trả bài đúng quy chế.
- Kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm việc giáo viên chuẩn bị và thực hiện các yêu cầu của hồ sơ chuyên môn.
1.4.4. Quản lý việc tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy h c của tổ chuyên môn
Đổi mới dạy học lấy học sinh làm trung tâm và đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đổi mới tạo điều kiện để đổi mới kiểm tra, đánh giá.Đổi mới kiểm tra, đánh giá có tác động thúc đẩy đối với phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học không thể thành công nếu không đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học , kiểm tra, đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. Bởi vậy, tổ trưởng cần quản lý, chỉ đạo TCM họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về đổi mới phương pháp gắn với đặc trưng của bộ môn, gắn nội dung thực hiện đổi mới phương pháp dạy học vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra giáo viên, đặc biệt là trong các tiết hội giảng.
Quản lý chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề cho mỗi bài kiểm tra dài cũng như bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo d i sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
Nội dung quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tổ trưởng bao gồm:
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu bài học ở nhà.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Tổ chức thao giảng, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
1.4.5. Quản lý bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác nghiên cứu khoa h c cho giáo viên
Để quản lý tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của giáo viên, ngay từ đầu năm học, TTCM phải bàn bạc thống nhất với ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên.
Hàng năm, cùng với Ban giám hiệu nhà trường,tổ trưởng tiến hành đánh giá, phân loại năng lực của từng giáo viên trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Việc đánh giá, phân loại giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc: công khai, công tâm, chính xác. Để phân loại giáo viên một cách khách quan, tổtrưởng phải thu thập và phân tích thông tin từ nhiều kênh, như: Dự giờ thăm