Ông Trần Ngọc Quang Đứng Cạnh Cây Lim Tái Sinh Sau 35 Năm

tuần tra, phát tỉa cây leo, trồng cây con do phụ nữ đảm nhiệm, những hoạt động khác ít đòi hỏi sức khỏe như đóng bầu thì người già và trẻ em hỗ trợ.


Trẻ em và người già đảm nhiệm công việc ít đòi hỏi sức khỏe

Nữ giới đảm nhiệm công việc đòi hỏi sức khỏe vừa phải và kỹ thuật

Nam giới đảm nhận công việc đòi hỏi nhiều sức khỏe



Sức lao động tăng dần theo công việc đảm nhiệm


Chính nhờ sự phân công khá rạch ròi, hợp lý trong từng hộ gia đình tại thôn Khe Năm nên công tác quản lý, bảo vệ rừng trong những năm qua luôn được thực hiện tốt. Quan trọng hơn cả là từng thành viên trong gia đình luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

3.4.1.2. Cộng đồng người dân thôn Khe Năm

Rừng của 15 hộ gia đình được coi là niềm tự hào của cộng đồng thôn Khe Năm bởi nó không chỉ mang lại hiệu quả to lớn về việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, nước tưới tiêu cho đồng ruộng mà còn góp phần không nhỏ trong việc ổn định sinh kế chung cho các hộ gia đình sống trong thôn. Rừng Khe Năm hàng năm cung cấp một lượng lớn sản phẩm phụ đặc biệt là măng nứa, măng giang. Chủ hộ gia đình cũng rất thoải mái và sẵn sàng cho các thành viên sinh sống trong thôn vào thu hái với mục đích sử dụng cho gia đình. Hoạt động này không những tăng tình đoàn kết, chia sẻ lợi ích giữa các hộ có rừng và không có rừng trong thôn mà còn giúp việc bảo vệ, phát hiện đối tượng xâm hại rừng hiệu quả hơn. Cũng chính vì vậy mà tình cảm và ý thức của người dân nơi đây luôn rất cao và sẵn sàng tham gia hỗ trợ chủ hộ gia đình trong quá trình bảo vệ phát triển rừng. Điều đó, được thể hiện rò nhất qua mô hình tương tác cùng quản lý bảo vệ và hưởng lợi từ rừng của 15 hộ gia đình và cộng đồng thôn Khe Năm:


Cộng đồng thôn Khe Năm

- Phát hiện Thông báo tới chủ rừng đối tượng lạ vào xâm hại;

- Không chặt phá cây rừng;

- Cùng tham gia hỗ trợ xử lý khi có người xâm hại rừng;

- Hỗ trợ trồng rừng.

Rừng nhóm hộ gia đình

- Cung cấp nguồn nước ổn định;

- Cung cấp củi đốt;

- Cung cấp nguồn lâm sản phụ;

- Chống sói mòn rửa trôi;

- Cung cấp nguồn giống cây bản địa.

Các nhóm hộ gia đình cùng với cộng đồng thôn đã tự thảo luận xây dựng 1

Các nhóm hộ gia đình cùng với cộng đồng thôn đã tự thảo luận, xây dựng quy chế và trình lên UBND xã góp ý, bổ sung. Đến nay, quy chế bảo vệ rừng thôn Khe Năm chính thức được thông qua. Đây là cơ sở để các hộ gia đình, cộng đồng xử lý các trường hợp vi phạm cũng như định hướng phát triển rừng. Qua chia sẻ, phỏng vấn, Ông Phạm Bá Minh - trưởng thôn Khe Năm, Ông Phạm Quang Đề và Ông Trần Ngọc Lâm cho biết người

dân thôn Khe Năm đã thực hiện nghiêm túc các qui định liên quan đến việc sử dụng gỗ và các sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ trong khu rừng được giao. Giữa các hộ không bao giờ có khúc mắc, tranh chấp hay mâu thuẫn trong quá trình quản

lý bảo vệ mà ngược lại luôn hỗ trợ,

giúp đỡ nhau trong việc quản lý rừng. Ông Trần Ngọc Quang chia sẻ:

Hình 3.12: Ông Trần Ngọc Quang đứng cạnh cây Lim tái sinh sau 35 năm

Nguồn LISO, 2013

“Lim ở đây tái sinh nhanh thật, chính cây ni cách đây 35 năm khi tôi mới 16 tuổi cây mẹ đã bị chặt về làm chuồng trâu thế mà bây giờ đã cây con tái sinh từ gốc mẹ đã to thế này, tôi không thể quên được vì gốc cây vẫn còn đánh dấu vết tích tôi chặt”.

Ý thức hệ trong việc bảo vệ và phát triển rừng thôn Khe Năm được phát huy tốt ngay trong chính các hộ có rừng. Việc thế hệ trẻ thường xuyên cùng tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng với Ông, bà, bố, mẹ đã chứng minh điều đó. Đặc biệt, sự nhận thức được các giá trị quan trọng của rừng được minh chứng bằng hành động cụ thể như không chặt phá, bán gỗ trong rừng vì những thú vui, ham mê của thanh niên mà ngược lại còn tuyên truyền và kiên quyết đấu tranh với những hành vi xâm hại rừng. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý bảo bảo vệ rừng của cộng đồng người dân Khe Năm.

Rò ràng rừng của các nhóm hộ gia đình thôn Khe Năm có được sự thành công như ngày hôm nay không thể không kể đến những lỗ lực, hỗ trợ của cộng đồng Thôn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

3.4.1.3. Ủng hộ và quan tâm của chính quyền địa phương và các ban ngành

Quy chế bảo vệ và phát triển rừng thôn Khe Năm chính thức được chính quyền xã Sơn Kim 1 Thông qua vào ngày 22/9/2013. Trong quy chế ghi rò những quy định bảo vệ và phát triển rừng của thôn, đối tượng tham gia, quyền lợi và tổ chức thực hiện.

Theo chia sẻ của trưởng thôn Khe Năm, hàng năm chính quyền xã kết hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn tổ chức các khóa tập huấn, chia sẻ liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng như: tuyên truyền Luật bảo vệ phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, khuyến khích người dân ươm và trồng cây bản địa, cấm săn bắt các loại thú rừng hay tham quan các mô hình Nông – Lâm kết hợp nhằm ổn định sinh kế hộ gia đình.

Bên cạnh đó việc phối kết hợp giữa người dân với chính quyền địa phương trong việc quản lý, khai thác và mua bán lâm sản phụ được thực hiện nghiêm túc. Ví dụ: gia đình muốn khai thác gỗ củi cong queo, lâm sản phụ hay khai thác Keo trong rừng thì gia đình phải làm đơn và trưởng thôn xác nhận sau đó Xã sẽ cử người kiểm tra rồi kết hợp với Hạt kiểm lâm xác nhận đúng là gỗ củi lúc đó mới cho khai thác và bán. Khi bán thì Xã không thu bất cứ kinh phí nào, tuy nhiên yêu cầu đúng trình

tự như trên. Không những vậy đối với những người vào mua lâm sản phụ cũng phải Thông báo với UBND Xã về việc vào thu mua lâm sản phụ hay khai thác Keo.

Đối với hộ gia đình muốn phát dọn diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt để chuyển đổi sang rừng trồng đều phải có đơn gửi UBND xã. Trên cơ sở đơn của các hộ, chính quyền Xã sẽ nghiên cứu và xét duyệt đơn đồng thời cử cán bộ có chuyên môn liên quan đến thẩm định tại thực địa sau đó có báo cáo tới cấp trên để quyết định. Nếu thấy phù hợp, cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt đơn. Nếu chưa phù hợp chính quyền sẽ cử cán bộ chuyên môn xuống tận hộ gia đình để chia sẻ và phân tích cho người dân hiểu. Với cách làm đó, trong nhiều năm qua không chỉ 15 hộ gia đình được giao đất năm 2002 mà các hộ khác trong thôn Khe Năm luôn thực hiện tốt Hương ước của thôn, các các chính sách, chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

3.4.1.4. Sự ủng hộ của tổ chức NGO địa phương và các hợp tác song phương

Hỗ trợ nguồn kinh phí và phương pháp giao đất lâm nghiệp

Phương thức quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) được hiểu là phương thức quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân địa phương, nhóm hộ hay từng hộ gia đình. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc (TEW) đã tiếp cận và hỗ trợ thực hiện giao đất lâm nghiệp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện. Cộng đồng luôn là người chủ động bàn bạc, đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp, xác định ranh giới, tham gia giao đất trên thực địa… trong suốt quá trình giao đất lâm nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động giao đất, giao rừng ở thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1 diễn ra rất thuận lợi và hợp lòng dân, đồng thời cũng đã tạo nên cơ hội để chính quyền cấp cơ sở có được những bài học bổ ích trong công tác triển khai các chính sách liên quan đến GĐGR tại địa phương. Một bài học rất quan trọng đóng góp cho sự thành công của công tác GĐGR đó là việc xác lập vị trí các khu đất lâm nghiệp để tiến hành giao cho người dân. Đất và rừng dự kiến giao phải gắn liền với hộ gia đình, các diện tích giao càng gần các hộ gia đình càng tốt. Đến nay hiệu quả và tính ảnh hưởng của bài học này sau giao đất, giao rừng sau hơn 10 năm

đã thể hiện hết sức rò nét với hiệu quả cụ thể và tính phù hợp của nó Thông qua chỉ số thay đổi trạng thái, chất lượng rừng như đã đề cập ở phần trên.

Hỗ trợ kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi và nguồn vốn xây dựng mô hình thông qua dự án hợp tác song phương

Dự án Bảo tồn Đa dạng Sinh học Bắc Trường Sơn của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam bắt đầu triển khai hỗ trợ xã Sơn Kim 1 từ năm 2000 và kết thúc vào năm 2006. Đến nay, cũng đã đem lại hiệu quả nhất định không chỉ cho thôn Khe Năm mà còn nhiều thôn khác trong Xã. Trong thời gian triển khai, hoạt động chủ yếu của Dự án là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc Bảo tồn đa đạng sinh học. Quá trình thực hiện Dự án đã hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, phân bón, kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế hộ, tín dụng nhỏ các thôn.

Như vậy có thể khẳng định sự tham gia của tổ chức NGO, các dự án hợp tác song phương tại xã Sơn Kim 1 nói chung và thôn Khe Năm nói riêng đã mang lại những hiệu quả nhất định như: người dân có đất, có rừng, được hỗ trợ giống, cây trồng và nguồn vốn tính dụng để duy trì các hoạt động hàng ngày. Điều này góp phần không nhỏ vào việc ổn định sinh kế của cộng đồng thôn Khe Năm.

3.4.2. Nguồn gốc diện tích đất lâm nghiệp được giao

Diện tích đất lâm nghiệp giao cho 15 hộ gia đình thôn Khe Năm đều là những khu vực người dân đã tách ra sinh sống và tự bảo vệ từ những năm 1980s. Vì vậy, tính từ thời điểm thực hiện Quyết định 327/QĐ-CP năm 1992, Nghị định 163/NĐ-CP năm 2002 đến nay 15 hộ gia đình đã quản lý bảo vệ rừng được 30 năm.

1980s tự quản lý bảo vệ

Năm 1992 Quyết định 327/CT

Năm 2002 Nghị định 163/NĐ- CP


Thời gian 30 năm không hẳn là quá dài nhưng cũng đủ để những hộ gia đình có cuộc sống gắn liền với ruộng, vườn và rừng tại thôn Khe Năm phải suy nghĩ, trăn trở nhằm tìm ra những hướng đi tốt nhất để ổn định cuộc sống gia đình. Cũng chính

vì vậy mà các hộ dân tự nơi đây tự ý thức được rằng đất rừng thì không sinh thêm được nữa nhưng cây rừng thì ngày càng lớn và có giá trị không những cho mình mà cho con, cho cháu và cho cả xã hội nên phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ.

3.4.3. Vị trí khu đất rừng giao cho các hộ gia đình

Thôn Khe Năm nằm trọn trong thung lũng xung quanh là núi và có 1 khe Lớn chảy qua thôn. Vị trí khu rừng giao cho 15 hộ gia đình nằm ở vị trí cao nhất của thôn đồng thời có 5 khe suối bắt nguồn từ khu vực này. Cũng vì lý do đó mà diện tích rừng giao cho các hộ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với người dân Khe Năm.

Các hộ được giao đất giao rừng năm 2002 nói riêng và cộng đồng người dân thôn Khe Năm nói chung đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của rừng đặc biệt liên quan đến ổn định của nguồn nước mà các hộ đang sử dụng. Trong 5 khe suối chảy qua thôn Khe Năm có tới 4 khe bắt nguồn hoặc chảy qua diện tích rừng giao của 15 hộ gia đình. Hiện tại không chỉ có 15 hộ sử dụng trực tiếp nguồn nước từ các khe chảy về mà phần lớn hộ ở khu vực thấp hơn cũng dùng nguồn nước từ các khe này. Theo số liệu điều tra năm 2013, 100% các hộ tham gia phỏng vấn đều sử dụng nguồn nước tự nhiên thông qua đào giếng hay dẫn nước trực tiếp từ khe về. Không chỉ mang lại nguồn lợi chung cho cả cộng đồng về nguồn nước, rừng Khe Năm còn cung cấp măng, lâm sản phụ và hạn chế được xói mòn, sạt lở vào mùa mưa. Một thực tế cho thấy xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là vùng thường có lũ lụt lớn xảy ra hàng năm do nằm trong khu vực đầu nguồn sông Ngàn Phố-một Trung tâm mưa lớn của khu vực miền Trung. Hiện nay rừng đầu nguồn ở đây đang chịu các tác động từ bên ngoài rất lớn và đang bị suy thoái mạnh điều này vô tình đã thúc đẩy hình thành các trận lũ quét, lũ ống lịch sử vào năm 2002 và cuối năm 2013 trên địa bàn huyện Hương Sơn gây thiệt hại rất lớn về người và của. Nếu rừng ở thôn Khe Năm cũng bị chặt phá như các vùng khác thì hậu quả là khôn lường đối với cuộc sống của người dân nơi đây mà trước hết là làm mất nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu của cả cộng đồng vào các tháng mùa khô và gây nên nguy cơ xói mòn, rửa trôi không chỉ đất rừng mà cả các loại đất

trồng cây lương thực ở vùng thấp của Thôn. Chính vì vậy, cả cộng đồng thôn Khe Năm nhận thức một cách sâu sắc về vai trò phòng hộ của rừng và luôn coi diện tích rừng giao cho họ là chung cả cộng đồng, là lá chắn vững chắc của cả thôn để hạn chế những nguy hiểm do thiên tai gây ra. Người dân trong Thôn đã rất hạn chế vào rừng để chặt cây hay khai thác gỗ để bán (Báo cáo của thôn Khe Năm, 2012) mà ngược lại họ còn hỗ trợ cùng tham gia bảo vệ khi có sự chia sẻ hay cậy nhờ từ các hộ gia đình. Đây thực sự là điều khác biệt so với những khu vực khác và là chỉ số quan trọng về hiệu quả quản lý bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng.

3.4.4. Các hộ được giao đất lâm nghiệp năm 2002 đều là công nhân Lâm trường Hương Sơn

Đây là một trong những nhân tố then chốt, đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bởi ít nhiều trong thời gian làm công nhân họ đã biết và hiểu được những kỹ thuật cơ

bản trong phát triển

rừng: ươm cây con, phát tỉa cành nhánh, thiết kế

Hình 3.13 : Tỷ lệ % cây Keo và cây bản địa được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp giao năm 2002

trồng rừng, lựa chọn cây trồng…Chính vì thế sau hơn 10 năm chính thức quản lý và bảo vệ rừng, các gia đình đã có những tác động phù hợp lên diện tích đất lâm nghiệp được giao đặc biệt đối với các diện tích được giao khu vực chân đồi. Đây là vị trí đất trống có nhiều cây bụi nên các hộ quy hoạch để trồng rừng. Hiện nay, toàn bộ diện tích này được phát dọn để trồng Keo và trồng dặm những cây bản địa có giá trị như: Cồng, Mỡ, Lim, Dung, Giổi. Tổng diện tích trồng Keo và Mỡ năm 2002 là

82.000m2. Đến năm 2013 diện tích tăng lên 175.300m2 bao gồm cả các diện tích trồng cây bản địa. Như vậy, sau 11 năm diện tích rừng trồng đã tăng lên gần 2 lần, chiếm 19% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao cho 15 hộ quản lý bảo vệ. Dường như có mặc định và hiểu ngầm giữa các nhóm hộ gia đình với nhau nên việc phân chia vị trí trồng các loài cây được thực hiện rất tốt. Cây bản địa chỉ trồng xen với cây rừng tái sinh và trên các khu đất trống, còn Keo được trồng ở phía chân đồi, nơi có nhiều ánh sáng và là vị trí có khả năng tận dụng được các dòng dinh dưỡng chảy từ phía trên rừng tự nhiên đổ về. Chính vì vậy, qua nhiều năm các loài cây trồng bổ sung ở đây sinh trưởng và phát triển khá tốt, đã và đem lại những hiệu quả nhất định về mặt kinh tế, môi trường không chỉ cho các hộ gia đình có rừng mà cho cả cộng đồng.

Từ năm 2005 trở lại đây, ngoài Keo được trồng đợt 1 vào năm 2002 đến nay có thêm các loài cây khác mới được trồng như Lim, Mỡ, Cồng, Xoan Đâu, Gió. Đây là những loài cây tiềm năng, phát triển lâu dài, có giá trị kinh tế cao và rất phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Theo số liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn hộ có 12 loài với số lượng 85.392 cây được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp, trong đó loài cây được trồng nhiều nhất là Keo với số lượng 73.500 cây; tiếp đó là Cồng

5.210 cây, Mỡ 3.800 cây còn lại là Lim, Giổi và các loài khác với số lượng 2.882 cây. Trong các loài cây trên mới chỉ có Keo là cho thu nhập. Hiện có 12/15 hộ đã tổ chức trồng Keo trên đất được giao. Trong số đó có 11 hộ đã có thu nhập từ việc khai thác. Gia đình bán được nhiều nhất hộ Ông Trần Ngọc Lâm với thu nhập 70.000.000đ. Tuy nhiên, đa số các hộ đều nhận định trồng Keo chỉ là tạm thời còn phát triển chiến lược phải là cây bản địa, cây ăn quả. Họ xác định, những diện tích này sẽ dần được chuyển sang trồng các loài cây khác có tính ổn định lâu dài hơn như cây lâm nghiệp bản địa hay trồng bổ sung cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài. Với tốc độ sinh trưởng của cây rừng như hiện nay chỉ cần 10-15 năm nữa chắc chắn sẽ có những khu vực rừng tại Khe Năm sẽ đạt được rừng có trữ lượng cao với nhiều loài gỗ quý có giá trị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022