Các Nguyên Tắc Xây Dựng Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Bdtx Cho Gvthpt

dục của huyện hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong Chương này chúng tôi đi sâu vào mô tả, phân tích thực trạng về quản lý hoạt động BDTX cho đội ngũ GVTHPT của địa phương; đánh giá được mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GV. Những biện pháp đó tuy còn nhiều hạn chế, song đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ BDTX cho đội ngũ GV.

Để nâng cao chất lượng hoạt động BDTX cho GVTHPT, chúng tôi thấy cần phải có các biện pháp quản lý đồng bộ, hiệu quả, thiết thực nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng của các hoạt động BDTX cho đội ngũ GVTHPT đáp ứng những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế như tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu.


Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BDTX CHO GVTHPT CỦA CÁC TRƯỜNG THPT

HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.


3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT

Để các biện pháp quản lý BDTX cho GVTHPT đảm bảo được tính hiệu quả, tính khả thi khi đưa vào triển khai thực hiện, khi đề xuất biện pháp cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc vàng trong mọi sự phát triển của hoạt động xã hội và con người. Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý trong GD nói chung phải biết kế thừa các thành quả, kinh nghiệm trước, biết phát huy những yếu tố tích cực của các biện pháp truyền thống, đồng thời bổ sung thêm những biện pháp mới hiệu quả hơn, sáng tạo hơn phù hợp với xu thế, điều kiện và hoàn cảnh mới. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT cần phải đảm bảo tính kế thừa các biện pháp truyền thống mà trước đây đã có và đã thực hiện.

Việc kế thừa thực hiện theo cách: hoặc kế thừa toàn bộ các biện pháp, hoặc kế thừa những điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn và tạo ra một hệ thống các biện pháp hoàn toàn mới mà không dựa trên thực tiễn. Kế thừa chính là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm) với hiện tại (cái đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý). Các biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT mang tính kế thừa sẽ đem lại ý nghĩa:

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 9

- Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lý về phương diện chuyên môn.

- Phát huy những mặt tích cực của công tác quản lý BDTX cho GV trong giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công tác quản lý bồi dưỡng GV, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay trên địa bàn huyện.

3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất

Biện pháp đưa ra phải mang tính đồng bộ, toàn diện, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Thiếu sự toàn diện và đồng bộ sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.

Sự toàn diện, đồng bộ thống nhất không chỉ thể hiện trong các khâu của quy trình quản lý: từ lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng đến tổ chức chỉ đạo thực, kiểm tra đánh giá các hoạt động bồi dưỡng… mà còn thể hiện ở việc các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng phải nhất quán, liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác, hỗ trợ, thúc đẩy nhau, cái này là cơ sở, là nền tảng, là động lực để cái kia phát triển và ngược lại kết quả của yếu tố này là tiền đề, là điều kiện để yếu tố kia hoàn thiện và phát triển.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý BDGV phải xuất phát từ tình hình thực tiễn và phải dựa trên những yêu cầu của đổi mới giáo dục và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục trong giai đoạn tới. Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm, trình độ GV, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của đội ngũ GV và trình độ, kỹ năng quản lý của người quản lý.

Nếu biện pháp đưa ra không phù hợp với thực tiễn thì không thể đem vào ứng dụng để cải tạo, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV. Nó mãi mãi chỉ là lí thuyết suông với bao điều cao siêu mà không thể đi vào đời sống thực tiễn giáo dục. Do đó, nguyên tắc thực tiễn trong đề xuất biện pháp có ý nghĩa phương pháp luận rất to lớn.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GV đề ra phải sát hợp với đối tượng GV, điều kiện cụ thể của từng nhà trường; Trong xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cần xác định được nội dung bồi dưỡng nào cần thiết và đáp ứng được thực tiễn công việc hàng ngày của GV, nội dung bồi dưỡng, cần linh hoạt, đa dạng liên hệ với các sự kiện thực tiễn phải mang tính thời sự, đang được GV và xã hội quan tâm nhiều. Trong lựa chọn giảng viên bồi dưỡng cần quan tâm đến những giảng viên có kinh nghiệm thực

tiễn trong giảng dạy và quản lý. Ngoài ra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cần đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng, quan tâm đầu tư tổ chức các hình thức bồi dưỡng gắn với thực tiễn giảng dạy như tham quan học tập, dự giờ đúc rút kinh nghiệm. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng cũng cần phải chú ý đến các tiêu chí đánh giá mang tính thực tiễn trong giảng dạy.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả

Theo Từ điển Tiếng Việt “Khả thi” có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, một biện pháp đề xuất có tính khả thi tức là biện pháp quản lý đó phải có khả năng thực hiện trên thực tế, có khả năng tác động vào hoạt động của hệ thống chứ không chỉ dừng lại trên cơ sở lý thuyết. Việc bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp quản lý là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình quản lý.

Vậy các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động BDTX cho GVTHPT phải đáp ứng những yêu cầu nào để có thể có tính khả thi?

Trước hết, các biện pháp đề xuất đó phải dựa trên khoa học của quản lý và yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng trong từng năm học. Biện pháp đó phải phù hợp với nhu cầu của giáo viên, phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết của giáo viên.

Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi tổ chức các hoạt động hoạt động BDTX cho GVTHPT cần phải:

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng phải cụ thể, thiết thực. Mục tiêu bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng của GV và yêu cầu của chuẩn GVTHPT và đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Nhà nước.

- Các nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của GVTHPT, phù hợp với các quy định của chuẩn GVTHPT.

- Hình thức tổ chức bồi dưỡng phải đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo.

- Cơ sở vật chất, nguồn lực, thời gian, thời điểm và sự đồng thuận của giáo viên, cán bộ quản lý trong hoạt động bồi dưỡng cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khả thi của hoạt động bồi dưỡng.

Khi những biện pháp đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì các biện pháp đề xuất có tính hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo

Trong quản lý nói chung và QLGD nói riêng có nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý, chính vì vậy các biện pháp quản lý không thể bất di, bất dịch, không thay đổi, ngược lại các biện pháp ấy phải thực hiện một cách mềm dẻo, linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho GV và các CBQL về công tác BDTX trong hoạt động nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Biện pháp này nhằm tác động đến thái độ và ý thức của cán bộ, GV và CBQL giáo dục về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác BDTX để nâng cao năng lực, đáp ứng với sự đổi mới của giáo dục phổ thông. Từ đó GV, CBQL tích cực tham gia BDTX nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

- Đặt ra cho GV phổ thông những yêu cầu mới về năng lực dạy học, giáo dục mà công cuộc đổi mới CT-SGK sau 2018 đang đòi hỏi. Từ đó, GV xác định được những nhiệm vụ của mình trong thực hiện bồi dưỡng để nâng cao năng lực.

- Khơi dậy lòng tự trọng, danh dự, ý thức phấn đấu của GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy và giáo dục tốt trong các nhà trường.

- Cần làm cho mỗi CBQLGD, GV hiểu rằng chính BDTX là con đường, phương thức hữu hiệu nhất để củng cố, bổ sung kiến thức, kỹ năng giúp giáo viên đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường. Giáo viên nếu chỉ được đào tạo một lần, trong quãng đời công tác không được bồi dưỡng, không tự bồi dưỡng thì không thể đáp ứng nhiệm vụ do thực tiễn đòi hỏi.

- Cách thức tiến hành: Làm tốt công tác tuyên truyền đến đội ngũ GV về ý nghĩa của việc BDTX để nâng cao ý thức bồi dưỡng cho GV.

- Có thể thông qua những tấm gương tiêu biểu tự phấn đấu vươn lên bằng con đường BDTX - tự bồi dưỡng trong huyện để kích thích lòng tự trọng, ý trí vươn lên của mỗi GV.

- Có chính sách động viên, khen thưởng, biểu dương đối với những GV có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng chuyên môn để khích lệ tinh thần học hỏi và phấn đấu của các GV khác.

- Đưa ra những biện pháp hành chính để người GV phải tự bồi dưỡng và BDTX.

3.2.2. Khảo sát nhu cầu BDTX của GV THPT để lập kế hoạch bồi dưỡng cho sát với nhu cầu và trình độ của GV

Có một thực tế là, trong các đợt bồi dưỡng hiện nay tất cả mọi đối tượng từ già tới trẻ, từ người ít kinh nghiệm cho đến nhiều kinh nghiệm, từ GV dạy giỏi cho đến GV dạy kém đều ngồi chung một lớp học. Tình trạng đó đã dẫn đến 2 thái cực: Người thì thấy cái gì cũng cần thiết, người thì trong tâm trạng “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi” mà không thấy bổ ích gì. Do đó, cần khảo sát nhu cầu của GV. Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của GV phải được bồi dưỡng từng năm, trường/phòng/sở lập kế hoạch bồi dưỡng cho thiết thực.

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Nhằm xác định và phân loại đối tượng GV, từ đó lập kế hoạch và xây dựng chương trình bồi dưỡng cho sát với nhu cầu, trình độ và nhiệm vụ của mỗi cá nhân GV.

3.2.2.2. Nội dung, cách thức thức thực hiện biện pháp

Công tác BDTX cho GV chỉ có hiệu quả thực sự khi đáp ứng được nhu cầu của họ. Người quản lý phải biết GV cần gì, thiếu gì, mong muốn được bồi dưỡng cái gì phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của họ. Nếu không nắm được điều này thì việc bồi dưỡng trở nên vô bổ, thiếu thực tế. Do đó việc khảo sát

nhu cầu trước khi lập kế hoạch và triển khai bồi dưỡng GV là bước quan trọng đầu tiên của việc lập kế hoạch.

- Ngoài những chuyên đề chung, mang tính bắt buộc trong chương trình BDTX của Bộ GD&ĐT đã ban hành, sở giáo dục và CBQLGD từng trường phải tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của từng GV theo các mô đun/chuyên đề tự chọn thông qua phiếu khảo sát.

Qua kết quả khảo sát, tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng cho sát với trình độ, năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của mỗi cá nhân đáp ứng với yêu cầu bộ môn và công việc của từng giáo viên, tránh tình trạng tất cả GV ở mọi trình độ, lĩnh vực chuyên môn khác nhau đều bồi dưỡng như nhau trong cùng một lớp.

Trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng cần chú ý:

- Xác định mục tiêu, mục đích bồi dưỡng một cách cụ thể rõ ràng.

- Lựa chọn nội dung bồi dưỡng thiết thực (căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu, vào quy định hướng dẫn BDTX theo quy định của Bộ GD&ĐT, quy định về chuẩn nghề nghiệp GVTHPT).

- Xác định đối tượng, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng dựa vào tình hình thực tế tại các nhà trường.

- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện như: cơ sở vật chất, giảng viên, chế độ chính sách, thời gian tiến hành bồi dưỡng…

Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể, sát hợp với thực tế là cơ sở để triển khai công tác BDTX một cách hiệu quả.

3.2.3. Đổi mới nội dung, cách thức tổ chức thực hiện và phương pháp BDTX để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho GV

Do yêu cầu của đổi mới giáo dục những năm gần đây, mật độ và số lượng các đợt tập huấn, bồi dưỡng GV càng dày, nhiều hơn trước. Ngoài những chuyên đề bồi dưỡng theo yêu cầu của chương trình bồi dưỡng thường xuyên, còn có nhiều nội dung mới và khó. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, chúng ta đang bồi dưỡng GV theo kiểu “đắp tượng”, nghĩa là thấy GV thiếu gì, cần gì thì bồi dưỡng cái đó. Trong khi GV lại được đào tạo từ nhiều các loại hình, nhiều hệ rất

khác nhau. Việc bồi dưỡng theo kiểu đắp tượng đó nhiều khi biến “sản phẩm” thành méo mó.

Mặt khác, nhiều nội dung bồi dưỡng chưa bám sát vào yêu cầu thực tế của đối tượng. Thường thì báo cáo viên nói những gì mình đã có chứ chưa nói những gì GV phổ thông đang cần. Nói như GS Đinh Quang Báo-nguyên hiệu trưởng ĐHSP Hà Nội thì: “Công tác bồi dưỡng chưa gãi được vào chỗ ngứa của GV”. Có những nội dung, chuyên đề trùng lặp, chồng chéo lên nhau và xa vời, ít thiết thực cụ thể, chưa gắn liền với chương trình, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của GV. Có GV thổ lộ: “Gần 20 năm trong nghề, đi tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, không biết bao nhiêu lần nhưng chúng tôi chưa được học, bổ sung những gì mình cần, mình mong muốn, cho nên hiệu quả, tác dụng của nó còn hạn chế nhiều, khoảng cách giữa cái học với cái thực tiễn dạy học vẫn còn khá xa". Chính vì vậy, cần phải đổi mới nội dung, cách thức bồi dưỡng sao cho hiệu quả.

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Nâng cao chất lượng bồi dưỡng giúp cho GV tiếp cận và lĩnh hội những nội dung mới, thiết thực trong chương trình bồi dưỡng thông qua những phương pháp bồi dưỡng hiệu quả, tích cực hóa người học.

- Tạo điều kiện để giáo viên có thể bồi dưỡng dưới nhiều hình thức khác

nhau.

3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện

- Ngoài những nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp trung học cơ sở áp dụng trong cả nước và địa phương (nội dung bắt buộc) gồm 60 tiết: đường lối, chính sách phát triển giáo dục THPT, chương trình, SGK, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục THPT; kiến thức giáo dục địa phương; bồi dưỡng GV theo dự án (nếu có)… nội dung chương trình BDTX cho GVTHPT còn bao gồm các mô đun tự chọn (41 mô đun), nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của GVTHPT (khoảng 60

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí