Tăng Cường Kiểm Tra, Giám Sát Và Đánh Giá Hoạt Động Bdtx Cho Gvthpt

tiết/năm học). Với những nội dung tự chọn, cần được đổi mới để giúp GV tránh sự nhàm chán, học những điều đã biết hoặc thừa và

không cần thiết. Bên cạnh đó cần thiết phải đưa thêm những nội dung mới như: Dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy phân hóa, dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực…

- Việc bồi dưỡng GV sẽ được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên.

- Các trường THPT là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng GV theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm GV của từng trường hoặc cụm trường THPT. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, luyện tập kỹ năng cho GV.

- Trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường THPT là hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của GV; xây dựng kế hoạch BDTX cho GV của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX cho GV của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Nộp kế hoạch bồi dưỡng về Sở GD&ĐT. Trên cơ sở đó Sở GD&ĐT thiết lập kế hoạch chỉ đạo chung.

- Khuyến khích các hình thức bồi dưỡng từ xa (qua mạng Interrnet); viết báo cáo thu hoạch…

- Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt, áp dụng hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học ở trường phổ thông. Đây là cách thức bồi dưỡng GV đang được triển khai ở nhiều tỉnh thành. Thông qua nghiên cứu bài học, GV được học tập, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến mới để cải tiến bài học, giúp cho chất lượng dạy học được nâng cao. Mặt khác, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm của GV sẽ được vững vàng.

- Tăng cường hội thảo, tổ chức Xêmina để chia sẻ kinh nghiệm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm để có nhiều đề tài, sáng kiến nhân rộng toàn huyện.

- Đối với các GV các bộ môn, căn cứ vào nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ sẽ tiến hành tổ chức bồi dưỡng theo từng đợt tập trung tại Sở GD&ĐT vào thời gian thích hợp hoặc chia theo cụm để giảm bớt số lượng học viên.

- Những GV có nhu cầu bồi dưỡng nâng cao thì tổ chức các lớp chuyên đề riêng có thể mời các chuyên gia, giảng viên có chất lượng cao về giảng dạy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Trong phương pháp, cách thức bồi dưỡng cần chú trọng tới các phương pháp tích cực: Trao đổi, thảo luận nhóm; vấn đáp- đàm thoại; nêu và giải quyết vấn đề… để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV, tránh tình trạng tập trung nghe báo cáo như hiện nay.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động BDTX cho GVTHPT

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 10

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động BDTX GV chính là việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý để kiểm soát, cải tiến và nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV.

- Nó còn là động lực để thúc đẩy động cơ, ý thức, trách nhiệm của giáo viên trong công tác BDTX. Cũng thông qua việc kiểm tra, đánh giá CBQL có căn cứ xác thực để xếp loại GV và đánh giá thi đua, khen thưởng.

- Kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập, sai sót để điều chỉnh kế hoạch, nội dung, cách thức bồi dưỡng cho hiệu quả.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch BDTX đã triển

khai.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề, các đợt

bồi dưỡng.

- Kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ học tập, kết quả học tập của GV tham gia các lớp BDTX.

- Khảo sát, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá chất lượng bồi dưỡng của GV.

Để kiểm tra, đánh giá được hoạt động bồi dưỡng GV cần thực hiện những vấn đề sau:

+ Cần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí để đo lường mức độ thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng qua đó phân tích, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

+ Việc kiểm tra, đánh giá nên đưa ra các mức độ đánh giá, có thể theo 4 mức độ: Tốt; Khá; Đạt yêu cầu; Yếu kém.

- Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, cụ thể là:

+ Kiểm tra vấn đáp.

+ Kiểm tra viết tự luận, trắc nghiệm.

+ Kiểm tra thực hành theo các nội dung bồi dưỡng.

+ Viết thu hoạch.

+ Viết báo cáo hoặc làm bài tiểu luận.

+ Kiểm tra khả năng áp dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tế tình huống sư phạm hoặc trong thực tế giảng dạy.

- Đánh giá kết quả bồi dưỡng cần theo các hình thức sau:

+ Giảng viên đánh giá.

+ Học viên tự đánh giá.

+ Các học viên đánh giá lẫn nhau.

+ Cán bộ quản lý khoá bồi dưỡng đánh giá.

- Đánh giá kết quả, mức độ đạt được của GV bằng điểm số của từng nội dung bồi dưỡng và đánh giá việc hoàn thành kế hoạch BDTX vào cuối năm học cho mỗi GV, cụ thể là:

(1). GV được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:

a) Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

b) Loại Khá nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

c) Loại Giỏi nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

(2). Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, học viên lớp bồi dưỡng để thăm dò, đánh giá mức độ giảng dạy của giảng viên, chuyên gia, các GV...sau khi kết thúc khoá bồi dưỡng.

- Thông báo công khai kết quả kiểm tra đánh giá tới các học viên, đơn vị quản lý học viên. Kết thúc khoá bồi dưỡng cần thực hiện đánh giá tổng quan kết quả của đợt bồi dưỡng để bổ sung, rút kinh nghiệm cho các khoá sau.

3.2.5. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác BDTX.

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Hoạt động BDTX cho GV chỉ có thể thực hiện tốt khi có các điều kiện đảm bảo. Vì thế, biện pháp này mang ý nghĩa là điều kiện, góp phần nâng cao chất lượng BDTX GV.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

Các điều kiện cần thiết ở đây bao gồm:

- Tài liệu bồi dưỡng;

- Đội ngũ báo cáo viên có trình độ, chuyên môn cao;

- Thời gian hợp lý;

- Phương tiện; thiết bị, phòng ốc đầy đủ, thuận tiện;

Thiếu đi những điều kiện cần thiết này hoạt động BDTX cho GVTHPT sẽ gặp nhiều trở ngại khó khăn. Do đó Phòng GD&ĐT cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện này để tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng GV được tốt. Cụ thể là:

+ Chuẩn bị các nguồn tài liệu bồi dưỡng (tài liệu do Bộ GD&ĐT biên soạn hoặc do tổ chức, cá nhân các nhà khoa học đã viết).

+ Tăng cường đầu tư, mua sắm thiết bị tại địa điểm tập huấn bằng nguồn vốn kinh phí ngân sách hàng năm, cụ thể: mua sắm bàn ghế, bố trí máy chiếu cố

định, nâng cấp hệ thống điện, đảm bảo hệ thống âm thanh... ở hội trường…để có thể tổ chức các lớp tập huấn chung cho khoảng 100-150 học viên/một đợt.

+ Phân công chuyên viên Sở GD&ĐT có khả năng tốt về công nghệ thông tin và có tinh thần trách nhiệm để quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động bồi dưỡng.

+ Xây dựng đội ngũ cốt cán bộ môn là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, CBQL các trường THPT và đội ngũ GV giỏi có kinh nghiệm và năng lực để xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn. Mỗi bộ môn chọn lựa được ít nhất 03 cốt cán, cử 01 đồng chí có uy tín nhất làm tổ trưởng để thuận tiện trong việc điều hành, phân công công việc.

+ Căn cứ vào tình hình thực tế về chất lượng và năng lực của đội ngũ cốt cán để có kế hoạch mời các giảng viên là cán bộ, chuyên viên các phòng chuyên môn của Sở, GV giỏi các trường THPT, giảng viên các trường ĐHSP tham gia giảng các chuyên đề và đồng thời tham gia góp ý, chỉnh sửa và thống nhất nội dung một số chuyên đề bồi dưỡng do đội ngũ cốt cán của Sở GD&ĐT xây dựng.

3.2.6. Khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với GV trong việc BDTX

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Biện pháp khuyến khích GV BDTX là rất quan trọng, không những góp phần giảm bớt khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần mà điều quan trọng hơn là tạo nên động lực, sức mạnh vượt mọi khó khăn, trở ngại để tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp, cách thức, điều kiện thực hiện

- Việc khuyến khích, chăm lo vật chất, tinh thần cho đội ngũ GV tham gia các lớp bồi dưỡng là giúp họ có được một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất và tinh thần. Khi nhu cầu vật chất được đáp ứng và tinh thần thoả mãn thì các học viên sẽ toàn tâm, toàn lực để tham gia các lớp, các khóa bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu mà ngành đó đề ra.

- Sở GD&ĐT cần lên kế hoạch cụ thể việc hỗ trợ về kinh phí cho GV tham gia BDTX. Ngoài việc hỗ trợ về văn phòng phẩm, hỗ trợ tiền tàu xe đi lại thì CBQL các cấp cần có chế độ bồi dưỡng riêng cho từng GV, nhất là những GV đạt kết quả học tập cao.

- Tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho quá trình học tập, giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi, tạo không khí phấn khởi tại nơi làm việc.

- Xây dựng các hình thức khuyến khích về mặt tinh thần, như: Xây dựng các danh hiệu thi đua; xây dựng các hình thức khen thưởng như giấy khen,

bằng khen, tuyên dương trước tập thể...đối với những cá nhân đạt kết quả cao trong công tác BDTX.

- Thêm điểm vào xét danh hiệu thi đua. Trong các tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua nhất thiết phải có tiêu chí về BDTX. Nếu kết quả bồi dưỡng tốt, khối lượng tham gia nhiều và thái độ tích cực sẽ được thêm điểm khi xem xét phong tặng danh hiệu thi đua các cấp. Việc xét lên lương, lên bậc cũng cần có yếu tố bồi dưỡng chuyên môn.

- Sắp xếp cho giáo viên đã hoàn thành BDTX vào công tác có sử dụng ngay nội dung kiến thức được bồi dưỡng để họ phát huy kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn để họ nhìn thấy kết quả cụ thể của bồi dưỡng. Đây là biện pháp có tác dụng khuyến khích đặc biệt. Đặc biệt với đội ngũ GV trẻ đang mong muốn được khẳng định và thể hiện năng lực.

- Ngoài ra việc sử dụng kết qủa BDTX để xem xét mức thưởng cho giáo viên cũng là biện pháp hữu hiệu khuyến khích sự tích cực tham gia.

- Qua từng đợt bồi dưỡng, ngoài những hỗ trợ về văn phòng phẩm thì cần có chế độ đãi ngộ phù hợp (như hỗ trợ tiền đi lại, có tiền bồi dưỡng riêng cho từng người) để động viên, khuyến khích GV tham gia học tập, bồi dưỡng.

- Tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ GVTHPT được nâng cao trình độ mọi mặt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh.

- Đội ngũ CBQL các cấp và từng trường cần nắm chắc thông tin về những thuận lợi và khó khăn cả về vật chất và tinh thần của đội ngũ GV tham gia BDTX để có những biện pháp động viên, khuyến khích kịp thời, đảm bảo chất lượng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để nâng cao chất lượng hoạt động BDTX cho GVTHPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, đề tài đã đưa ra 06 biện pháp quản lý:

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho GV và các CBQL về công tác BDTX trong hoạt động nghề nghiệp

2. Khảo sát nhu cầu BDTX để lập kế hoạch bồi dưỡng cho sát với nhu cầu và trình độ của GV.

3. Đổi mới nội dung, cách thức tổ chức thực hiện và phương pháp BDTX để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho GV.

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động BDTX cho GVTHPT.

5. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác BDTX đạt hiệu quả.

6. Khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với GV trong việc BDTX Các biện pháp trên có mối liên hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung và

hỗ trợ cho nhau, tương tác lẫn nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất việc quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác. Bởi vậy, nếu thực hiện đồng bộ, linh hoạt các nhóm biện pháp trên sẽ tạo được sự chuyển biến trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục trong nhà trường.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT của sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá của 130 người. Cụ thể là:

- Cán bộ quản lý: 30 (02 Lãnh đạo, 02 chuyên viên sở GD&ĐT; 26 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn các trường THPT trong huyện).

- Giáo viên: 100 GV.

Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDTX đã đề xuất được đánh giá theo thang bậc sau đây:

+ Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý:

* Rất cần thiết: 3 điểm.

* Cần thiết: 2 điểm.

* Không cần thiết: 1 điểm.

+ Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý:

* Rất khả thi: 3 điểm.

* Khả thi: 2 điểm.

* Không khả thi: 1 điểm.

3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất.

* Điểm TB: 1 X 3

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí