Về nội dung bồi dưỡng: Theo Thông tư 30/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình BDTX cho GVTHPT quy định nội dung bồi dưỡng GV gồm 2 phần đó là khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự chọn. Khối kiến thức bắt buộc gồm 2 nội dung: Nội dung 1: bồi dưỡng GVTHPT đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp trung học phổ thông áp dụng trong cả nước: Hằng năm, căn cứ Kế hoạch của Bộ GD&ĐT triển khai với các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục THPT; Nội dung 2: Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục THPT theo từng thời kỳ của mỗi địa phương do Sở GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục THPT của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án. Với 2 nội dung trên căn cứ kế hoạch của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT triển khai và tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán, các trường THPT xây dựng kế hoạch triển khai các lớp bồi dưỡng cho GVTHPT trong toàn huyện ngoài ra căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế, hằng năm Sở GD&ĐT lựa chọn một số nội dung cần thiết để tổ chức bồi dưỡng cho GV THPT. Khối kiến thức tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của GVTHPT, nội dung này Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường triển khai cho GV tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và từ đầu năm học và báo cáo kết quả tự bồi dưỡng tại tổ chuyên môn và cuối năm học.
Có thể nói các nội dung bồi dưỡng cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đội ngũ GV từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHPT, bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung bồi dưỡng, có những chuyên đề, bộ phận của chuyên đề chưa hợp lý, chưa phù hợp với đối tượng bồi dưỡng. Các chương trình
bồi dưỡng triển khai từ Bộ GD&ĐT đôi khi chưa chú ý đến đặc điểm địa phương, vùng miền để đề ra các nội dung bồi dưỡng phù hợp.
Bảng 2.10. Đánh giá của GV và CBQLGD về nội dung BDTX cho GVTHPT
Cán bộ Quản lý | Giáo viên | Đánh giá chung | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
Rất phù hợp | 3 | 16,6 | 5 | 6,8 | 5 | 5,5 |
Phù hợp | 13 | 72,2 | 64 | 87,7 | 80 | 87,9 |
Không phù hợp | 2 | 11,1 | 4 | 5,4 | 6 | 6,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Bồi Dưỡng Năng Lực Của Giáo Viên Đáp Ứng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Việc Quản Lý Hoạt Động Bdtx Cho Gv Thpt
- Mạng Lưới Trường Học Thpt Của Huyện Hoành Bồ Năm Học 2016 - 2017
- Các Nguyên Tắc Xây Dựng Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Bdtx Cho Gvthpt
- Tăng Cường Kiểm Tra, Giám Sát Và Đánh Giá Hoạt Động Bdtx Cho Gvthpt
- Đánh Giá Về Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Đã Đề Xuất
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Từ kết quả điều tra có thể thấy đánh giá của CBQLGD và GV về nội dung bồi dưỡng là phù hợp: Có 80/91 ý kiến (chiếm 87,9%) đánh giá nội dung bồi dưỡng thường xuyên GV THPT của Sở GD&ĐT là phù hợp; Có 5/91ý kiến (chiếm 5,5%) cho là rất phù hợp; Có 6/91 ý kiến (chiếm 6,6%) cho là không phù hợp.
Khi phỏng vấn trực tiếp GV chúng tôi còn thu hoạch được những ý kiến sau:
- Nội dung bồi dưỡng GV vẫn theo kiểu “đắp tượng”, nghĩa là thấy GV thiếu gì, cần gì để đáp ứng với yêu cầu thay đổi của giáo dục thì bồi dưỡng cái đó. Trong khi GV lại được đào tạo từ nhiều loại hình, nhiều hệ khác nhau và năng lực, kinh nghiệm của mỗi GV có nhiều sự khác biệt. Việc bồi dưỡng theo kiểu “đắp tượng” đó không những không tạo nền tảng vững chắc cho GV có thể ứng phó trước mọi sự đổi thay của giáo dục mà nhiều khi còn biến “sản phẩm” thành méo mó. Mặt khác, nhiều nội dung bồi dưỡng chưa bám sát vào yêu cầu thực tế của đối tượng. Thường thì báo cáo viên nói những gì mình đã có chứ chưa nói những gì GV đang cần. Nói như GS Đinh Quang Báo- Nguyên Hiệu trưởng ĐHSP Hà Nội thì: “Công tác bồi dưỡng chưa gãi được vào chỗ ngứa của GV”.
- Số lượng, nội dung chuyên đề bồi dưỡng, tập huấn dày đặc, đủ thứ, đổi mới phương pháp, tích hợp, liên môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, giáo dục giới tính, giáo dục biển đảo… Tập huấn cái này chưa xong, lại xuất hiện đợt tập huấn cái khác. Nhiều tập huấn, bồi dưỡng khiến cán bộ, giáo viên các trường bội thực, chán ngán, không còn cảm giác háo hức, mong chờ. Việc BDTX
lâu nay ít hoặc không gắn với kiểm tra thực tế. Bồi dưỡng thì cứ bồi dưỡng còn việc có triển khai, thực hiện hay không, như thế nào lại phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức, trách nhiệm của từng đơn vị nhà trường, giáo viên. Có nhiều chuyên đề không thiết thực hoặc quá xa vời với GV (nặng lý luận). Có nhiều nội dung chuyên đề rất cần, nhưng đội ngũ báo cáo viên chưa đáp ứng trong việc cung cấp tài liệu, chuyển tải nội dung hoặc tập huấn cho GV một cách tường tận, có sức thuyết phục (Ví dụ: Ứng dụng CNTT trong dạy học, tổ chức nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THPT; Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm; giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho HS...).
Về hình thức bồi dưỡng:
Hiện nay, công tác BDTX cho GVTHPT của sở GD&ĐT được tiến hành thông qua các hình thức sau đây:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung theo từng đợt, từng chuyên đề.
- Bồi dưỡng thông qua dự giờ các kỳ hội giảng.
- Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn liên trường, cụm trường.
- Giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua đồng nghiệp.
- Hình thức tổ chức bồi dưỡng tiến hành từ cấp quốc gia rồi xuống tỉnh, huyện như hiện nay không tránh được tình trạng bị “Tam sao thất bản”. Các cán bộ, GV cốt cán đi bồi dưỡng ở cấp quốc gia tuy có trình độ chuyên môn khá vững và đã được lựa chọn, song không phải khi về bồi dưỡng cho GV ở tại địa phương mình đã đảm bảo được yêu cầu. Vẫn còn tình trạng “Cơm chấm cơm”, làm cho GV ngồi nghe chưa thỏa đáng. Đã có một số trường hợp báo cáo viên không đủ khả năng, năng lực để lí giải được những vấn đề mà GV đặt câu hỏi hoặc nêu thắc mắc. Chính vì vậy chất lượng và hiệu quả của việc bồi dưỡng đang là vấn đề đáng quan tâm.
Đánh giá mức độ phù hợp của các hình thức BDTX cho GVTHPT mà Sở GD&ĐT đã tổ chức trong thời gian qua như sau:
Bảng 2.11. Đánh giá của GV và CBQLGD về hình thức BDTX cho GVTHPT
Cán bộ Quản lý | Giáo viên | Đánh giá chung | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
Rất phù hợp | 3 | 16,66 | 31 | 42,4 | 38 | 41,8 |
Phù hợp | 12 | 66,66 | 39 | 53,4 | 50 | 54,9 |
Không phù hợp | 3 | 16,66 | 3 | 4,1 | 3 | 3,3 |
Từ kết quả điều tra có thể thấy đánh giá của CBQL và GV về hình thức bồi dưỡng là phù hợp: Có 50/91ý kiến (chiếm 54,9%) đánh giá hình thức BDTX GVTHPT của Sở GD&ĐT là Phù hợp; Có 38/91 ý kiến (chiếm 4,1%) cho là Rất phù hợp; Chỉ có 3/91 ý kiến (chiếm 3,3%) cho là không phù hợp.
- Phương pháp bồi dưỡng GV hiện nay: Chủ yếu GV thuyết trình, học viên tập trung nghe giảng, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên,... tuy có một số chuyên đề, một số nội dung bồi dưỡng theo hình thức cung cấp tài liệu, định hướng nội dung nghiên cứu sau đó tập trung giải đáp thắc mắc tuy nhiên phương pháp bồi dưỡng nhìn chung còn vẫn còn chưa đổi mới.
Phương pháp bồi dưỡng tuy đã có nhiều đổi mới trong cách thức bồi dưỡng (biên soạn tài liệu theo các Mô đun; tổ chức cho GV trao đổi, thảo luận; sử dụng công nghệ thông tin trong khi trình bày vấn đề,… song vẫn chưa thoát khỏi lối mòn của phương pháp truyền thống. Nhiều báo cáo viên vẫn nặng về trình bày lý luận theo những lý thuyết kinh điển xa xôi, ít nêu những ví dụ minh hoạ thực tế và đôi khi chưa làm mẫu được khi người học yêu cầu. Điều đó đã làm cho nhiều GV không thu được những điều thật sự cần thiết qua các đợt bồi dưỡng. Các hoạt động như: Hướng dẫn GV nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận nhóm, thực hành, luyện tập các kỹ năng trong các đợt bồi dưỡng, tập huấn còn quá ít ỏi hoặc làm một cách vội vã, hình thức nên kết quả chưa đáp ứng với mong đợi của GV.
Nhìn chung qua ý kiến đánh giá của CBQL và GV đều có chung một nhận định là: Chất lượng và hiệu quả hoạt động BDTX cho GVTHPT của Sở GD&ĐT triển khai trong thời gia qua chưa cao và chưa đạt được yêu cầu.
Sau khi khảo sát, trao đổi với CBQL và GV tại các đơn vị trường THPT trên địa bàn huyện Hoành Bồ thu được một số ý kiến như sau:
- Việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế của GV mà tiến hành theo nội dung và kế hoạch áp đặt từ trên xuống.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong việc tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận GV chưa tốt, còn bảo thủ, trì trệ nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bồi dưỡng.
Những nguyên nhân trên làm cho chất lượng, hiệu quả việc BDTX cho GVTHPT ở huyện Hoành Bồ chưa cao. Muốn cải thiện được tình hình, cần có những biện pháp để khắc phục những nguyên nhân trên.
2.3. Đánh giá chung về một số biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT của của các trường THPT trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm qua, để quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT, các trường THPT đã thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GVTHPT về hoạt động bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng.
- Lựa chọn nội dung chương trình bồi dưỡng.
- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng theo kế hoạch.
- Lựa chọn nội dung, đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho phù hợp với
GV.
- Xây dựng và ban hành một số quy định, yêu cầu đối với GV trong hoạt
động BDTX.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng bồi dưỡng.
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động BDTX đạt hiệu quả.
Các biện pháp này được sử dụng như một phương thức để quản lý hoạt động BDTX cho GV và ở một mức độ nhất định các biện pháp này đã đem lại hiệu quả trong công tác quản lý. Tuy nhiên còn rất nhiều các biện pháp quản lý chưa được vận dụng và thực hiện hiệu quả. Bảng tổng hợp dưới đây cho ta thấy kết quả này:
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ và hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT của Sở GD&ĐT Quảng Ninh
Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng thường xuyên GV THCS của Phòng GD&ĐT | Mức độ | ||||
Rất tốt | Tốt | Chưa tốt | Bình thường | ||
1 | Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV THPT về hoạt động bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm | 10 | 50 | 15 | 16 |
2 | Khảo sát trình độ, nhu cầu bồi dưỡng của GV | 2 | 30 | 50 | 9 |
3 | Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng phù hợp. | 8 | 46 | 25 | 12 |
4 | Tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế của GV | 9 | 60 | 15 | 7 |
5 | Tổ chức thực hiện BDTX cho GV | 14 | 58 | 13 | 6 |
6 | Lựa chọn nội dung, đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho phù hợp với GV | 0 | 51 | 30 | 10 |
7 | Tạo động lực, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu | 2 | 54 | 32 | 3 |
8 | Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng bồi dưỡng… | 2 | 45 | 54 | 3 |
9 | Xây dựng và ban hành một số quy định, yêu cầu đối với GV trong hoạt động BDTX | 15 | 48 | 28 | 10 |
10 | Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động BDTX đạt hiệu quả | 1 | 21 | 48 | 21 |
11 | Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động bồi dưỡng GV | 8 | 25 | 36 | 22 |
Từ kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp được Phòng GD&ĐT thực hiện tốt và đạt hiệu quả: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV THPT
về hoạt động bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm có 60/91 (65,9%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt; Biện pháp 3: Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng phù hợp có 54/91 (59,3) CBQL và GV đánh giá mức độ tốt và rất tốt; Biện pháp 4: Tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế của GV, có 69/91 (75,8%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt; Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện BDTX cho GV, có 62/91 (68,1%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt. Các biện pháp thực hiện ở mức khá tốt là: Biện pháp 9: Xây dựng và ban hành một số quy định, yêu cầu đối với GV trong hoạt động BDTX, có 63/91 (69,2%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt. Các biện pháp được đánh giá là thực hiện chưa tốt: Biện pháp 2: Khảo sát trình độ, nhu cầu bồi dưỡng của GV, chỉ có 32/91 (35,1%) GV, CBQL đánh giá mức độ tốt; Biện pháp 6: Lựa chọn nội dung, đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho phù hợp với GV, chỉ có 51/91 (56%) GV, CBQL đánh giá mức độ tốt; Biện pháp 7: Tạo động lực, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, chỉ có 56/91 (61,5%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt; Biện pháp 8: Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng bồi dưỡng, chỉ có 47/91 (51,6%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt; Biện pháp 10: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động BDTX đạt hiệu quả, chỉ có 22/91 (24,1%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt; Biện pháp 11: Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, chỉ có 33/91 (36,2%) GV, CBQL đánh giá mức độ rất tốt và tốt.
Như vậy có thể đánh giá các biện pháp 1, 3, 4, 5 được sở GD&ĐT triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả; các biện pháp 2, 6, 7, 8, 9, 10, 11 sở GD&ĐT triển khai chưa có hiệu quả hoặc chưa quan tâm thực hiện. Do việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho GVTHPT của sở GD&ĐT trong thời gian qua chưa đồng bộ, có biện pháp triển khai tốt, có biện pháp triển khai chưa tốt, điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác BDTX cho GVTHPT trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở khái quát đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và giáo