Kế Hoạch Bài Dạy Chủ Đề Hiđrocacbon Không No (Tiết 3,4)


Về khái niệm NLTH nên thêm kĩ năng sử dụng thiết bị công nghệ vào nội dung các nguồn lực trong mô tả khái niệm NLTH.

Bổ sung yếu tố xác định nội dung trong tiêu chí xác định mục tiêu học tập.

Họ và tên: Nguyễn Thị Sửu Đơn vị công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thâm niên công tác: 40 năm Học hàm, học vị: PGS.TS


Chuyên gia TS. Nguyễn Thị Kim Ánh (Khoa Sư phạm, ĐH Quy Nhơn)

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Cấu trúc NLTH của HS THPT có phù hợp với khái niệm NLTH không? Ý kiến khác của Thầy / Cô nếu cấu trúc NL chưa phù hợp.

Cấu trúc NLTH của HS THPT phù hợp với khái niệm NLTH.

2. Các thành phần NL và các biểu hiện của NLTH có đầy đủ, hợp lí không? Ý kiến khác của Thầy/cô nếu các NL thành phần và các biểu hiện chưa đầy đủ, hợp lí.

Các thành phần năng lực và các biểu hiện của NLTH đầy đủ và hợp lí.

3. Mức độ của các biểu hiện của NLTH có được mô tả đầy đủ, hợp lí không? Ý kiến khác của Thầy/cô nếu việc mô tả các mức độ biểu hiện chưa đầy đủ, chưa hợp lí.

Mức độ của các biểu hiện của NLTH mô tả chưa hợp lí. Cần nêu rõ đặc điểm của các mức độ 1, 2, 3.

Cần chỉnh sửa mô tả mức 2, 3 cho phù hợp với các biểu hiện.

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ánh Đơn vị công tác: Khoa sư phạm, ĐH Quy Nhơn Thâm niên công tác: 20 năm Học hàm, học vị: GVC. TS


PHỤ LỤC 5. KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Phụ lục 5.1. Kế hoạch bài dạy chủ đề Hiđrocacbon không no (tiết 3,4)

CHỦ ĐỀ: HIĐROCACBON KHÔNG NO

Tính chất hóa học (tiết 3, 4)

A. Mục tiêu

1. Năng lực hóa học

(1) Trình bày được các tính chất hoá học của anken, ankađien, ankin: phản ứng cộng hiđro, cộng halogen; cộng hiđro halogenua và cộng nước; phản ứng trùng hợp; phản ứng của ank-1-in với dung dịch bạc nitrat trong amoniac; phản ứng oxi hoá (phản ứng làm mất màu thuốc tím, phản ứng cháy). Viết các PTHH minh họa.

(2) Trình bày được quy tắc Mac-cop-nhi-cop và xác định được sản phẩm chính của phản ứng cộng.

(3) Phân biệt anken, ankin và ankan bằng phương pháp hóa học.

(4) Tính được phần trăm các khí trong hỗn hợp có anken, ankin.

(5) Tính khối lượng chất đầu và sản phẩm trong các phản ứng, hiệu suất của phản ứng trùng hợp.

2. Năng lực chung

Phát triển các NL chung đặc biệt NLTH của HS thông qua tổ chức các hoạt động học tập theo mô hình BL với các biểu hiện:

- HS xác định được mục tiêu và nội dung bài học (buổi 2).

- Lập kế hoạch TH trong sự hợp tác với 1 bạn học khác.

- Truy cập internet, xem bài giảng điện tử, trao đổi tích cực để hoàn thành các yêu cầu TH tương ứng với bài giảng.

- Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn được GV giao trực tiếp trên lớp hoặc trực tuyến ở nhà.

- Hợp tác, hỗ trợ bạn học khác trong thực hiện nhiệm vụ trực tiếp trên lớp và trực tuyến ở nhà.

- Trình bày và bảo vệ kết quả học tập của bản thân và nhóm.

- Đánh giá kết quả sau TH trực tuyến và sau toàn bộ quá trình học tập.

- Nhận ra được các việc làm tốt, chưa tốt và đề xuất cách cải thiện trong giai đoạn học tập tiếp theo.


3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có thái độ hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công.

- Trung thực: Đánh giá trung thực các kết quả TH của bản thân và bạn học.

B. Phương tiện dạy học và học liệu

Lớp học trên MS Teams, bài giảng điện tử, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ, bút màu, nam châm.

C. Các hoạt động học

Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập (5 phút trên lớp)

Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ TH, nhận biết được các mục tiêu bài học và lập kế hoạch TH.

Nội dung: HS lựa chọn "bạn cùng tiến", nghiên cứu mục tiêu của bài học và lập kế hoạch TH.

Sản phẩm: Mục tiêu bài học (mục A.1), kế hoạch TH của HS.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động trực tiếp trên lớp GV giới thiệu các nhiệm vụ học tập yêu 1

Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV giới thiệu các nhiệm vụ học tập, yêu cầu và tiêu chí đánh giá đối với các nhiệm vụ cho HS.

Nhiệm vụ

Tiêu chí

Điểm

1. Xem bài giảng điện tử về tính chất hóa học của HC không no (https://sway.office.c om/kLbqzjqGkFPfu2 BX?ref=Link)

Trả lời chính xác các câu hỏi định

hướng TH (bắt buộc).

3,0

Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy hoặc các hình thức khác.

1,0

2. Giải bài tập thực tiễn

Trả lời chính xác, đầy đủ, sáng tạo.

1,5

3. Tự đánh giá

Hoàn thành chính xác bài tập tự luyện.

1,5

Hoàn thành tự đánh giá theo sơ đồ

KWL và chỉ ra được minh chứng khi tự đánh giá.

1,0

4. Thành tích khác (hỗ trợ bạn

học/thuyết trình sản phẩm/ trả lời

Hỗ trợ hiệu quả bạn học khác trong học

tập trực tuyến.

1,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


câu hỏi… )

Tích cực trả lời câu hỏi, thuyết trình sản phẩm, đóng góp lớn và nổi bật cho

nhóm trên lớp học.

1,0

Tổng điểm tối đa

10

HS tiếp nhận, nêu thắc mắc về các nhiệm vụ được giao (nếu có). GV giải đáp và yêu cầu HS chọn "bạn cùng tiến".

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

HS nghiên cứu mục tiêu bài học và lập kế hoạch TH (trong sự phối hợp với bạn học cùng tiến) (chỉ rõ phương tiện, cách thức thực hiện, thời gian và dự kiến kết quả).

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (trực tuyến ở nhà)

Mục tiêu: (1) và (2). HS tự chiếm lĩnh được các nội dung cơ bản của bài học qua bài giảng điện tử được cung cấp trực tuyến qua MS Teams.

Nội dung:

- HS xem bài giảng điện tử và trả lời các câu hỏi định hướng TH, hệ thống kiến thức bằng SĐTD/dưới các hình thức khác; nêu thắc mắc và trao đổi trực tuyến để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung.

- Cặp đôi cùng tiến trao đổi, thống nhất và nộp ảnh chụp vở ghi/sản phẩm cho GV qua phần bài tập trên Teams, nhận phản hồi từ GV để tiếp tục chỉnh sửa.

- Kẻ bảng KWL vào vở TH, tự đánh giá các mục tiêu đã đạt được sau TH trực tuyến và điền thông tin tương ứng vào cột K, W.

Sản phẩm:

- Vở ghi của HS trình bày theo cấu trúc sau:


TÊN BÀI HỌC:..............................................

Ngày:..................

Thắc mắc/ các điều chỉnh, bổ sung/ ghi chú (2)

Nội dung trả lời các câu hỏi định hướng TH (1)



Sơ đồ tư duy/từ khóa trọng tâm (3):


- Nội dung cột K, W của bảng KWL:


K (Điều đã biết/đạt được

sau TH trực tuyến)

W (Điều muốn

trao đổi thêm)

L (Điều đạt được sau bài

học) và minh chứng




Việc em đã làm tốt và chưa tốt? Cách cải thiện việc làm chưa tốt như thế nào?

...............................................................................................................................

Mức độ hài lòng:

Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

GV cung cấp bài giảng điện tử trên nhóm lớp học của Teams kèm theo các yêu cầu (như mục nội dung).

HS thực hiện nhiệm vụ TH, trao đổi các thắc mắc với GV và bạn học để chỉnh sửa/bổ sung trong vở TH; thống nhất và chụp ảnh vở TH, nộp cho GV trong phần bài tập tương ứng trên Teams.

GV phản hồi nội dung vở TH và nhắc nhở HS. Tổ chức họp trực tuyến với HS để tiếp tục giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn HS điều chỉnh (nếu cần).

HS/cặp đôi HS tự đánh giá lần 1 theo yêu cầu của GV.

Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (2 tiết trên lớp học và trực tuyến ở nhà)

Mục tiêu: (3), (4) và (5). HS chính xác, hệ thống kiến thức cơ bản và hợp tác để luyện tập, vận dụng kiến thức đã học.

Nội dung: HS hợp tác theo nhóm để giải bài tập và tham gia trò chơi học tập. HS giải bài tập thực tiễn và nộp sản phẩm qua bài tập tương ứng trên Teams.

Sản phẩm: Câu trả lời cho các bài tập, kết quả tham gia trò chơi.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động trực tiếp trên lớp:

Hoạt động 3.1. Giải bài tập hóa học (50 phút)

GV tổ chức dạy học hợp tác sử dụng các kĩ thuật mảnh ghép và phòng tranh: Chia lớp học thành 4 nhóm (hoặc 2 cụm, mỗi cụm 4 nhóm), phổ biến nhiệm vụ trong các phiếu học tập. HS đặt câu hỏi thắc mắc (nếu có).

GV giải đáp và giao nhiệm vụ (từ 1- 4) cho các nhóm (nhóm chuyên sâu).


Nhiệm vụ số 1

1. Viết PTHH (dạng CTCT) và gọi tên sản phẩm của các phản ứng lần lượt giữa propilen, isopren, propin với H2 và với dung dịch brom theo các tỉ lệ mol 1:1 và 1:2 (nếu có). Các phản ứng có làm thay đổi mạch C không? Phản ứng của các hiđrocacbon không no với dung dịch brom có ứng dụng gì?

2. Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của etilen trong hỗn hợp ban đầu là?

A. 66,7%. B. 33,3%. C. 36,5%. D. 63,5%.

Nhiệm vụ số 2

1. Viết PTHH (dạng CTCT) và gọi tên sản phẩm của các phản ứng lần lượt giữa but-2-en, buta-1,3-đien, propin với HCl và phản ứng của axetilen với H2O. Xác định sản phẩm chính (nếu có) của các phản ứng trên.

2. Có bao nhiêu anken là chất khí (ở điều kiện thường) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Nhiệm vụ số 3

1. Viết PTHH (dạng CTCT) và gọi tên sản phẩm của phản ứng trùng hợp propilen; trùng hợp isopren theo kiểu 1,4; đime và trime hóa axetilen.

2. Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen trong điều kiện thích hợp, lượng etilen dư vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 36 gam Br2. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng polietilen (PE) thu được là:

A. 70% và 23,8 gam. B.77,5% và 21,7 gam.

C. 75,7% và 22,4 gam. D. 85% và 23,8 gam.

Nhiệm vụ số 4

1. Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Có bao nhiêu chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat (KMnO4)?

2. Dẫn 3,36 lít khí hỗn hợp X gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac thấy còn 0,84 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là


A.16,54. B. 28,58. C. 30,61. D. 16,65.

3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y gồm butan, propilen, but-2-en thu được 0,375 mol CO2 và 0,40 mol H2O. Phần trăm khối lượng của butan có trong hỗn hợp X là

A.27,36%. B. 26,41%. C. 31,243%. D. 26,13%.

GV yêu cầu các nhóm chuyên sâu thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu tương ứng, ghi kết quả lên giấy A0 (thời gian 10 phút), có thể sử dụng các phiếu hỗ trợ từ GV (nếu cần). GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm chuyên sâu hoàn thành nhiệm vụ. Hết thời gian, kết quả của các nhóm chuyên sâu được treo ở các vị trí khác nhau trong không gian lớp học.

GV thành lập các nhóm mảnh ghép sao cho mỗi nhóm mảnh ghép đều có đầy đủ thành viên của các nhóm chuyên sâu (thực hiện bằng cách đánh số hoặc sử dụng các thẻ màu khác nhau). Các nhóm mảnh ghép lần lượt di chuyển qua các vị trí treo kết quả của các nhóm chuyên sâu theo chiều kim đồng hồ. Tại mỗi vị trí, các thành viên của nhóm chuyên sâu tương ứng sẽ trình bày kết quả, sau đó nhóm mảnh ghép góp ý, đặt câu hỏi và thảo luận (thời gian 5 phút).

GV thành lập lại các nhóm chuyên sâu ban đầu, các nhóm chuyên sâu thảo luận và chỉnh sửa kết quả để chuẩn bị báo cáo.

GV yêu cầu các nhóm chuyên sâu trình bày kết quả thực hiện các nhiệm vụ sau khi chỉnh sửa. Các nhóm cử các đại diện trình bày.

GV chỉnh lí và tổng kết kiến thức cơ bản của bài học bằng sơ đồ tư duy.

Hoạt động 3.2. Tham gia trò chơi Hái táo hoặc trò chơi trên Kahoot (40 phút)

GV giới thiệu trò chơi, phổ biến yêu cầu và cách chơi cho HS. HS trao đổi các thắc mắc về cách chơi (nếu có).

GV giải đáp các thắc mắc, chia đội và bắt đầu tổ chức trò chơi. HS tham gia trò chơi theo đội.

GV chính xác các đáp án, khắc sâu các kiến thức trọng tâm cho HS, đánh giá kết quả trò chơi và trao thưởng, nhận xét về tinh thần, thái độ của HS trong trò chơi.

Cách chơi trò chơi Hái táo (được thiết kế trên Powerpoint): Các đội chơi sẽ lần lượt chọn câu hỏi tương ứng với các trái táo ở trên cây, suy nghĩa trong 30 giây và đưa ra đáp án bằng cách viết bảng và giơ lên. Đội nào trả lời đúng được nhiều câu hỏi, hái được nhiều táo sẽ là đội thắng cuộc.


Cách chơi trò chơi trực tuyến thiết kế trên Kahoot Mỗi cặp nhóm HS là 6

Cách chơi trò chơi trực tuyến thiết kế trên Kahoot : Mỗi cặp/nhóm HS là một đội chơi, sử dụng smartphone truy cập trang Kahoot.com, chọn Play sau đó nhập mã trò chơi được GV cung cấp, đặt tên cho đội và bắt đầu tham gia trò chơi. Mỗi đội có 30 giây để suy nghĩ và đưa ra đáp án. Sau mỗi câu hỏi, GV sẽ đưa ra đáp án đúng và gọi đại diện một HS giải thích. (https://create.kahoot.it/share/tinh-chat-hoa-hoc-cua- hirocacbon-khong-no/7115fa15-74ae-44ca-9f9b-29fdc75903d4).

Hirocacbon khong no 7115fa15 74ae 44ca 9f9b 29fdc75903d4 7


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022