Đơn vị: Triệu đồng/tháng
Bình quân 2011-2015
2016
2017
2018
Cả nước
10
8
6
8.816
DN lớn
9.562
4
2
0
DN siêu nhỏ
6.717
DN vừa
8.279
DN nhỏ
7.761
Hình 1: Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020) Bên cạnh đó, xét theo hiệu suất sử dụng lao động của toàn khu vực doanh nghiệp, năm 2018 cũng ghi nhận khu vực DN quy mô vừa trở thành khu vực có hiệu suất sử dụng lao động23 cao nhất với 17,5 lần, trong khi thành tích này ở khu vực DN có quy mô lớn là 16,6 lần. Tuy nhiên, con số này ở khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ ở mức 5,2 lần, và ở khu vực DN nhỏ là 13,6 lần. Điều đáng lưu ý là, hệ số này ở các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có xu hướng giảm theo thời gian, nếu như bình quân giai đoạn 2011-2015 hiệu suất sử dụng lao động của DN siêu nhỏ và nhỏ lần lượt là 9,0 lần và 16,4 lần thì bình quân giai đoạn
2016-2018 chỉ là 6,6 lần và 13,5 lần (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2020, tr 105)
Xét về doanh thu thuần, thời điểm 31/12/2018 cũng ghi nhận sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nói chung và khu vực DNNVV nói riêng. Cụ thể, tổng doanh thu của các DN nhỏ ở mức cao nhất, đạt 3,53 triệu tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2017. Thành tích này ở các DN vừa và DN siêu nhỏ lần lượt là 2,3 triệu tỷ đồng và 614,78 nghìn tỷ đồng, với các mức tăng tương ứng 12,5% và 6,6% so với năm 2017 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020, tr. 50). Tính bình quân, doanh thu thuần của 1 doanh nghiệp siêu nhỏ đạt xấp xỉ 1,6 tỷ đồng, trong khi con số này ở khu vực DN nhỏ và
23 Theo “Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020”, hiệu suất sử dụng lao động phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động của doanh nghiệp theo giác độ doanh thu tạo ra bởi người lao động. Hiệu suất sử dụng lao động theo đó được tính bằng doanh thu bình quân một lao động chia cho thu nhập bình quân một lao động.
vừa lần lượt đạt gần 18,6 tỷ đồng và 107,9 tỷ đồng trong năm 2018, khá khiêm tốn so với thành tích bình quân hơn 1.011 tỷ đồng/ doanh nghiệp của các DN lớn. Không chỉ vậy, doanh thu bình quân của các DN nhỏ và siêu nhỏ có xu hướng giảm so dần khi tỷ lệ gia tăng số lượng doanh nghiệp từ 2011 đến nay có xu hướng cao hơn tỷ lệ gia tăng doanh thu thuần của khối doanh nghiệp này. Ngược lại khối DN vừa và lớn lại có xu hướng tăng về doanh thu bình quân khi tổng doanh thu thuần của hai khối doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2018 đã tăng hơn 70% so với giai đoạn 2011- 2015, trong khi số lượng doanh nghiệp gia tăng dưới 45% trong cùng thời kỳ.
Cả nước
DN siêu nhỏ
DN nhỏ
DN vừa
DN lớn
90
80
77.2
78.3
79.8
76.5
70
73.1
75.2
76.3
73.2
60 61
65.8
63.2
58.5
50
46.5
46.8
45.6
44.1
40
35.4
30
33.9
20
10
0
B Ì N H Q U Â N 2 0 1 1 -
2015
2016
2017
2018
34.8
33.9
Hình 2: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi (đơn vị:%)
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020)
Tuy nhiên, xét về lợi nhuận, có thể thấy, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ kinh doanh có lãi cũng có xu hướng cao hơn. Cụ thể, theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2011-2018, tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn luôn ở mức trên 70%, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tương đối khiêm tốn, đều dưới 50% và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước. Tính theo kết quả lợi nhuận, năm 2018, khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ năm 2018 kinh doanh thua lỗ (doanh nghiệp nhỏ lỗ 14,8 nghìn tỷ đồng; doanh nghiệp siêu nhỏ lỗ 39,5 nghìn tỷ đồng). Khu vực doanh nghiệp có quy mô vừa mặc dù có sự sụt giảm tương đương 22,3% so với năm 2017 song kết quả vẫn được xem là khả quan hơn so với DN nhỏ và siêu nhỏ khi vẫn tạo ra 28,12 nghìn tỷ đồng trong năm 2018.
Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
Bình quân 2011-2015 | 2016 | 2017 | 2018 | ||
Doanh nghiệp siêu nhỏ | -3,2 | -9,1 | -4,6 | -6,4 | |
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần (ROS) | Doanh nghiệp nhỏ | -0,2 | 0,5 | -0,1 | -0,4 |
Doanh nghiệp vừa | 1,3 | 1,5 | 1,8 | 1,2 | |
Doanh nghiệp lớn | 5,4 | 5,8 | 5,9 | 5,4 | |
Doanh nghiệp siêu nhỏ | -0,9 | -1,9 | -1,2 | -1,1 | |
Doanh nghiệp nhỏ | -0,2 | 0,4 | -0,1 | -0,3 | |
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản (ROA) | Doanh nghiệp vừa | 1,2 | 1,3 | 1,5 | 1,1 |
Doanh nghiệp lớn | 3,7 | 3,9 | 3,9 | 3,6 | |
Doanh nghiệp siêu nhỏ | -1,9 | -3,6 | -2,5 | -2 | |
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) | Doanh nghiệp nhỏ | -0,4 | 1 | -0,2 | -0,8 |
Doanh nghiệp vừa | 3,4 | 4,3 | 4,9 | 3,4 | |
Doanh nghiệp lớn | 13,6 | 14,2 | 15,6 | 13,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 25
- Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 26
- Tiêu Chí Phân Loại Doanh Nghiệp Theo Lao Động Và Vốn/doanh Thu
- Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 29
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020)
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại càng thấp. Nếu như trong năm 2018, chỉ số ROE của các DN lớn là 13,1% thì chỉ số này ở các doanh nghiệp quy mô vừa chỉ là 3,4%, thậm chí ở các DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ còn ghi nhận giá trị âm, lần lượt là -0,8% và - 2,0%. Tương tự, chỉ số ROS ở các DNNVV đều ở mức tương đối thấp. Chỉ số này ở các DN vừa là 1,2% trong khi các DN nhỏ và siêu nhỏ lần lượt ở mức -0,4% và - 6,4%, đều thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn với chỉ số ROS ở mức 5,4%.
Ngoài ra, có thể thấy, chênh lệch giữa chỉ số ROA và ROE là không đáng kể ở khu vực DNNVV, trong khi khoảng cách giữa 2 chỉ số này ở các DN lớn là khá rò rệt. Điều này cho thấy các DNNVV phần lớn dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu để mua đầu tư tài sản và tiến hành sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, chỉ số ROE của các DN lớn cao hơn nhiều so với ROA, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của DN lớn là tương đối nhỏ so với tài sản của các doanh nghiệp này, cho thấy các doanh nghiệp này có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay bên ngoài. Bên cạnh đó, chỉ số nợ của các DNNVV cũng tương đối thấp so với các DN lớn. Như vậy, các chỉ số đều cho thấy những khó khăn của DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tài chính bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy, thống kê một số chỉ tiêu cho thấy, các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có hiệu quả tương đối thấp so với các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến đó là khả năng tiếp cận các nguồn lực của các doanh nghiệp càng nhỏ thì càng hạn chế, đặc biệt là khả năng tiếp cận tài chính. Chỉ số nợ của doanh nghiệp- một chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp ở các DN nhỏ và siêu nhỏ đều ở mức tương đối thấp, chỉ ở mức 1,5 lần và 0,8 lần, trong khi chỉ số này ở các DN vừa là 2,2 lần và cao nhất là ở các DN lớn với 2,7 lần. Việc khó khăn trong việc tiếp cận tài chính do đó là một cản trở tới hoạt động của DN siêu nhỏ và nhỏ.
Bên cạnh đó, trang bị tài sản cố định bình quân một lao động của các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước cũng như mức trang bị ở các DN có quy mô vừa và lớn. Cụ thể, trang bị vốn cố định bình quân ở các DN siêu nhỏ và nhỏ chỉ ở mức 129 triệu đồng/lao động và 192 triệu đồng/lao động, thấp hơn nhiều so với mức 354 triệu đồng/lao động của DN vừa và 445 triệu đồng/lao động của DN lớn. Không chỉ vậy, mức độ trang bị vốn cố định bình quân ở các DN siêu nhỏ còn có xu hướng giảm theo thời gian; năm 2018 mức trang bị này chỉ tương đương 75,3% so với năm 2017, tức là giảm 24,7%. Bởi vậy, các DNNVV có thể nói là tương đối bất lợi so với các DN lớn trong việc tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu và do đó cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Bộ, ban ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia thị trường thế giới.
PHỤ LỤC 2
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Theo báo cáo đầu tư toàn cầu (World Investment Report) của UNCTAD (2019, 2020), đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu có nhiều biến động trong những năm gần đây. Năm 2018, tổng giá trị FDI toàn cầu giảm 13% so với 2017, chỉ đạt 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ. Sự sụt giảm này chủ yếu là do xu hướng hồi vốn của các công ty đa quốc gia của Mỹ trong 2 quý đầu năm 2018 kể từ khi hệ thống thuế của quốc gia này được cải tổ vào cuối năm 2017. Nếu như năm 2019 cho thấy mức gia tăng nhẹ của dòng vốn FDI toàn cầu so với năm 2017 thì tới năm 2020, do cú sốc của đại dịch Covid-19, tổng giá trị FDI toàn cầu đã có sự sụt giảm mạnh tới 40%. Năm 2021 được dự đoán tiếp tục là một năm khó khăn với các hoạt động đầu tư nước ngoài với tổng giá trị dòng vốn FDI có thể xuống dưới 900 tỷ đô la Mỹ (UNCTAD 2020).
45,000.00
40,000.00
35,000.00
30,000.00
38,951.70
37,100.60
36,368.60
25,000.00
20,000.00
15,000.00
10,000.00
5,000.00
0.00
26,890.50
24,115.00
22,352.20
21,921.70
16,348.00
15,598.10
19,100.00
20,380.00
17,500.00
14,500.00
15,800.00
12,500.00
11,000.10
11,500.00
10,046.60
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Sơ bộ
2019
Tổng số vốn đăng ký (triệu đô la Mỹ)
Tổng số vốn thực hiện (triệu đô la Mỹ)
Hình 3.5: Tình hình thu hút vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)
Đơn vị: Triệu đô la Mỹ
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Bán buôn và bán lẻ, sửa chưa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Hoạt động chuyên môn, khoa học
Thông tin và truyền thông Xây dựng
Hoạt động kinh doanh bất động sản Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Vận tải, kho bãi Giáo dục và đào tạo
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
Khai khoáng
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Hoạt động dịch vụ khác
1,978.60
972.5
3,388.40
823
4,897.50 828.7
3,518.10 23,653.80
4,376.20
5,091.70
11,990.20
58,439.00
214,610.40
10,406.00
3,875.40
3,447.80
8,154.90
Hình 3.7: Tổng giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)
Xét theo lĩnh vực đầu tư, FDI hiện đã có mặt ở 19 trong tổng số 21 ngành nghề. Tính lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2019, lĩnh vực công nghiệp chế tạo có thành tích thu hút vốn FDI cao nhất với tổng giá trị hơn 214,6 tỷ đô la Mỹ với tổng số dự án còn có hiệu lực là 14.463, tương đương 59,07% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với chỉ 871 dự án song tổng giá trị lên tới hơn 58,4 tỷ đô la Mỹ (tương đương 16,09% tổng vốn đầu tư). Sản xuất và phân phối điện là ngành đứng ba về thu hút FDI với hơn 23,65 tỷ đô la Mỹ (tương đương 6,51% tổng vốn đầu tư)- là một xu hướng phù hợp với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình và các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. Với sự đa dạng này, các dự án FDI đã và đang có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong những năm vừa qua (Tổng cục Thống kê 2020, tr 190).
Đơn vị: triệu đô la Mỹ
Hàn Quốc Nhật Bản Singapore Đài Loan Hong Kong
Quần đảo Virgin thuộc Anh
Trung Quốc Malaysia Thái Lan Hà Lan
Các nước khác
58,367
68,102
10,053
10,908
12,635
16,284
59,364
21,723
23,722
49,772
32,378
Hình 3.8: Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký theo đối tác đầu tư24
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)
Bên cạnh đó, với chủ trương thu hút nguồn FDI có chất lượng cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trong thời gian gần đây, cơ cấu FDI theo lĩnh vực vực đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực. Theo khảo sát của VCCI và USAID (2019), tỷ lệ doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như máy tính và các sản phẩm điện tử có xu hướng tăng mạnh từ mức 2,73% trong năm 2016 tăng lên 6,7% trong năm 2019. Số dự án FDI có công nghệ hiện đại cùng các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm có chất lượng ngày càng tăng. Ví dụ, tập đoàn UAC (Hoa Kỳ) mới đây đã khánh thành nhà máy sản xuất linh kiện điện hàng không vũ trụ Sunshine với tổng trị giá lên tới 170 triệu đô la Mỹ tại Đà Nẵng. Nhà máy này dự kiến sẽ sản xuất hơn 4.000 trong tổng số 5 triệu chi tiết, bộ phận của máy bay để xuất khẩu sang các thị trường như Bắc Mỹ, EU, Malaysia… UAC cũng kỳ vọng nhà máy Sunshine sẽ có những đóng góp quan trọng cho xuất khẩu, với mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu đô la Mỹ vào năm 2021, 82 triệu đô la Mỹ vào 2022 và 180 triệu đô la Mỹ/ năm kể từ năm 2026. Đồng thời UAC thông qua dự án này cũng muốn đẩy mạnh liên kết với các cơ sở đào tạo ở Đà Nẵng cũng như các địa phương khác nhằm
24 Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019
đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, phù hợp với yêu cầu của ngành hàng không vũ trụ.
Đơn vị: phần trăm
TP.Hồ Chí Minh Hà Nội
Bình Dương
Đồng Nai
Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Ninh
Hải Phòng Thanh Hoá Hà Tĩnh Thái Nguyên
Các tỉnh thành khác
9%
13%
33%
9%
9%
2%
3%
4%
5%
8%
5%
Hình 3.9: Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký theo địa bàn đầu tư25
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)
Xét theo địa bàn tiếp nhận đầu tư, hiện nay các dự án FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút FDI với tổng giá trị đạt 47,38 tỷ đô la Mỹ, tương đương 13,04% tổng vốn đầu tư; thứ hai là thủ đô Hà Nội với hơn 34,341 tỷ đô la Mỹ, tương đương 9,453% tổng vốn đầu tư; thứ ba là tỉnh Bình Dương- hiện thu hút 34,343 tỷ đô la Mỹ, chiếm 9,452% tổng vốn đầu tư. Các tỉnh thành như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thái Nguyên cũng nằm trong tốp 10 tỉnh thành phố có tổng số vốn FDI lũy kế đến 31/12/2019 lớn nhất cả nước. Đây cũng là những tỉnh thành được đánh giá có môi trường đầu tư kinh doanh tương đối thuận lợi với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI luôn ở mức cao, có khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển cũng như nhiều ưu đãi cho DN FDI, do đó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
25 Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019