Nguyên Nhân Làm Phát Sinh Rủi Ro Thanh Khoản Của Ngân Hàng


quan như thời vụ, chu kỳ kinh doanh và thu nhập của khách hàng, thay đổi trong các quy định của cơ quan quản lý, hoặc hệ thống … hoặc do ngân hàng quyết định theo chiến lược dự trữ mà ngân hàng theo đuổi. Gia tăng ngân quỹ (coi như các điều kiện khác không đổi) sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy tối thiểu hóa ngân quỹ là mục tiêu mà các ngân hàng phải theo đuổi.

Dự trữ khác ngoài ngân quỹ:

Các nhà quản lý ngân hàng luôn tìm kiếm các tài sản có khả năng thay thế được ngân quỹ trên phương diện thanh khoản, đồng thời gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Khi thị trường trái phiếu chính phủ phát triển và những cam kết của Chính phủ trở nên chắc chắn thì trái phiếu Chính phủ trở thành loại tài sản có ít rủi ro và có khả năng chuyển đổi cao và sinh lợi hơn ngân quỹ. Loại tài sản này được xếp vào loại tài sản “đệm” giữa ngân quỹ và tín dụng.

Các khoản mục tín dụng và chứng khoán khác cũng có tính thanh khoản khác nhau. Nhiều ngân hàng không có điều kiện nắm chứng khoán thanh khoản có thể tạo nên tính lỏng cho danh mục tín dụng và chứng khoán đầu tư thông qua lựa chọn kỳ hạn. Các khoản chiết khấu (thương phiếu có chất lượng) có thể tái chiết khấu với chi phí thấp, các khoản tín dụng có chất lượng cao sắp mãn hạn, hoặc dễ bán, các khoản tín dụng có nhiều kỳ hạn nợ nhỏ … đều làm tăng tính lỏng của tài sản.

Ước lượng cung thanh khoản từ phía tài sản

- Để đáp ứng có hiệu quả và kịp thời nhu cầu của khách hàng, ngân hàng cần duy trì tài sản thanh khoản một cách thích hợp vì tài sản càng thanh khoản thì mức sinh lợi càng thấp. Ngân hàng cần nắm giữ một phần tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu cần thiết như dự trữ bắt buộc, chi trả tiền lãi cho khách hàng gửi tiền. Ngân hàng cũng cần nắm giữ tài khoản thanh khoản để


“dự phòng” trong những trường hợp đột biến nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng. Và trường hợp thứ ba là tài sản thanh khoản được duy trì nhằm mục đích “tấn công” - cho vay nóng trong trường hợp cần thiết.

- Tính thanh khoản của tài sản được thay đổi thường xuyên: khi thị trường bất động sản đang sôi động, bất động sản có khả năng thanh khoản cao và ngược lại; khi NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ, thương phiếu có thể dễ dàng được chiết khấu và ngược lại … Với các chi nhánh ngân hàng tại các vùng hoặc quốc gia khác nhau, tính thanh khoản của tài sản cũng khác nhau … Do vậy thường xuyên phân tích và định lượng tính thanh khoản của mỗi tài sản là cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Các tỷ lệ thanh khoản cần duy trì: Dự trữ sơ cấp/Tổng tài sản.

(Dự trữ sơ cấp + dự trữ thứ cấp)/ Tổng tài sản.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

(Ngân quỹ + chứng khoán thanh khoản)/ Tiền gửi và vay ngắn hạn. Dự trữ sơ cấp/ Dư nợ cho vay.

- Ngân hàng cần xem xét tính phù hợp của từng tỷ lệ, lựa chọn các mức thích hợp cho từng thời kỳ. Ngân hàng cũng xác định tổng tài sản thanh khoản cần nắm giữ thông qua phân tích nhu cầu thanh khoản. Thời gian đáo hạn của tài sản nắm giữ cùng với ngân quỹ phải thỏa mãn yêu cầu dự trữ pháp định và nhu cầu chi trả (cầu thanh khoản).

Chiến lược dự trữ và khả năng sinh lời

Chiến lược dự trữ của ngân hàng, duy trì ngân quỹ và tài sản thanh khoản khác, luôn phải cân nhắc giữa an toàn thanh khoản và khả năng sinh lợi. Ngân hàng phải cân nhắc giữa thu nhập phải từ bỏ trong hiện tại để duy trì thanh khoản với chi phí có thể bỏ ra trong tương lai để mua thanh khoản. Cân nhắc này phải dựa trên phân tích và định lượng nhu cầu thanh khoản và khả năng cung ứng thanh khoản hiện tại và tương lai thông qua tính thanh khoản của tài sản.


Quản lý cung thanh khoản từ phía nguồn – chiến lược huy động

Với sự phát triển của thị trường các công cụ nợ, các ngân hàng có thể phát triển

việc huy động để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí huy động

- Các biện pháp đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên nguồn phụ thuộc rất nhiều vào chi phí và thời gian huy động, tức là phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường nguồn. Hàng loạt các nhân tố, từ chính sách ổn định vĩ mô của Chính phủ và ngân hàng trung ương, sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác trong nước, khu vực và quốc tế, độ nhạy cảm của tiền gửi đối với lãi suất, mạng lưới ngân hàng …tác động đến khả năng mở rộng nguồn nhanh chóng với chi phí thấp của một ngân hàng.

- Nhìn chung các ngân hàng đều thiết lập một chính sách huy động và sử dụng sao cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư và tín dụng dự kiến, đồng thời duy trì khả năng thanh khoản ở mức cần thiết. Vấn đề khó khăn là sự không phù hợp về quy mô và kỳ hạn của các dòng tiền vào với nhu cầu sử dụng của ngân hàng. Việc chuyển hòa kỳ hạn của các dòng tiền vào và ra, tức là tạo sự phù hợp về kỳ hạn của người gửi tiền và người vay tiền là một nội dung quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Khi chuyển hòa kỳ hạn ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu kỳ hạn của khách hàng, đồng thời gia tăng khả năng sinh lời. Tuy vậy, ngân hàng cũng có thể gánh chịu rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Do sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, ngân hàng phải cân nhắc về việc giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn.

Lựa chọn cung thanh khoản từ phía nguồn

- Vay NHNN thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản do lãi suất thường thấp nhất trong khung lãi suất cho vay.

- Vay các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng: các ngân hàng được

nối mạng với nhau và có thể cho vay số tiền tạm nhàn rỗi. Lãi suất thị trường


liên ngân hàng thường chỉ cao hơn lãi suất của ngân hàng trung ương, thủ tục vay mượn đơn giản, phần lớn dựa trên uy tín của ngân hàng vay. Đối với ngân hàng tạm thời thừa dự trữ, việc cho vay sẽ mang lại thu nhập cao hơn.

- Vay bằng cách phát hành các giấy nợ ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi. Lãi suất của các giấy nợ này thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn nhưng lại có thời gian huy động tương đối nhanh. Loại giấy nợ này thường tập trung các doanh nghiệp có doanh số tốt và dân cư có thu nhập cao. Để tăng tính hấp dẫn của các giấy nợ, nhiều ngân hàng đã tìm cách thiết lập lại thị trường mua bán các loại giấy nợ.

- Ngân hàng có thể tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm huy động được nhiều hơn. Biện pháp này được áp dụng khi ngân hàng cần vốn với chi phí cao.

- Nhiều ngân hàng sử dụng các biện pháp mở rộng và đa dạng hóa khách hàng gửi tiền như mở chi nhánh ở các vùng, các quốc gia khác nhau, cung cấp nhiều loại hình tiền gửi và dịch vụ kèm theo, tăng tiện ích cho khách hàng, tạo nhiều sản phẩm mới … để hạn chế nhu cầu thanh khoản thời vụ và chu kỳ. Đây là chiến lược đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng chính cấu trúc nguồn.

So sánh cung thanh khoản từ bên tài sản và bên nguồn vốn các ngân hàng thương mại phải cân nhắc khả năng huy động vốn nhanh (với các điều kiện về lãi suất, thị phần, mạng lưới …) và việc nắm giữ tài sản thanh khoản. Nếu chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản thanh khoản lớn hơn chi phí huy động nhanh, các ngân hàng có xu hướng đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng huy động, là đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên nguồn.

Trạng thái của thanh khoản ngân hàng là gì?

Những nguồn cung và cầu thanh khoản đa dạng ở trên là yếu tố quyết định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào. Khi cầu về thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản, nhà quản lý phải đối mặt với tình


trạng thâm hụt thanh khoản, lúc này nhà quản lý phải quyết định xem vốn thanh khoản bổ sung sẽ được huy động ở đâu và vào lúc nào. Ngược lại, nếu như tại một thời điểm nào đó, tổng cung thanh khoản vượt quá tổng cầu thanh khoản, tình trạng thặng dư thanh khoản xuất hiện và nhà quản lý phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả qua các khoản thặng dư vốn thanh khoản này cho tới khi chúng cần được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu thanh khoản trong tương lai.

Tóm lại, ta có thể cô đọng bản chất của thanh khoản trong ngân hàng trong hai nội dung sau:

Rất hiếm khi tại một thời điểm tổng cầu thanh khoản bằng tổng cung thanh khoản. Do đó ngân hàng phải thường xuyên đối phó với thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.

Giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời có sự đánh đổi. Ngân hàng càng tập trung nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính của nó càng thấp (các yếu tố khác không đổi).

Các rủi ro lãi suất, tỷ giá, tín dụng … có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng nhưng rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên xảy ra đối với hoạt động ngân hàng. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh toán một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ.

Một ngân hàng được coi là thanh khoản nếu có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn thanh khoản một cách tức thời, tại mức chi phí hợp lý vào thời điểm có nhu cầu. Do đó, một ngân hàng được xem là thanh khoản khi:

Có sẳn trong tay một lượng tài sản cần thiết (lượng tài sản dự trữ thanh

khoản bên tài sản có)

Hoặc là phải có khả năng đi vay hay huy động tức thời được nguồn vốn thanh khoản hay bán được các tài sản thuộc bên tài sản có.

Trục trặc trong thanh khoản thường là tín hiệu đầu tiên về những khó khăn

tài chính đối với ngân hàng và hậu quả tiếp đến có thể là:

Mất dần những người gửi tiền truyền thống.


Buộc phải chuyển hóa những tài sản có thanh khoản tiền do thiếu hụt tiền mặt.

Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắc khe hơn: Ví dụ như phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao … và có thể bị từ chối cho vay.

Tất cả những biểu hiện này cho thấy ngân hàng đang mất dần khả năng

thanh khoản và đang tiến đến bờ vực phá sản.

Ngày nay, thị trường tiền tệ phát triển với nhiều công cụ phong phú, đa dạng, tiện dụng và hiệu quả. Chính vì vậy nhiều ngân hàng cho rằng có thể đi vay được một lượng vốn lớn tại bất kỳ thời điểm nào để đáp ứng được nhu cầu thanh khoản cần thiết, do đó đã xem nhẹ việc duy trì một lượng tài sản thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản thường xuyên của ngân hàng.

2.2.2. Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro thanh khoản của ngân hàng

2.2.2.1. Nguyên nhân tiền đề:

Có ba nguyên nhân chính khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:

Nguyên nhân thứ nhất: Ngân hàng huy động và vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều ngân hàng phải đối mặt với rủi ro không trùng khớp về mặt thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Thực tế là ngân hàng thường có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ, có đặc điểm là phải được hoàn trả tức thời nếu người gửi có nhu cầu, như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn … Vì vậy, ngân hàng luôn phải sẵn sàng thanh khoản.

Nguyên nhân thứ hai: Sự nhạy cảm của tài sản tài chính trước những thay đổi về lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tiềm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến dòng tiền gửi cũng như dòng tiền vay và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các tài


sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí

đi vay trên thị trường tiền tệ của ngân hàng.

Nguyên nhân thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm suy giảm niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Giả sử một buổi sáng các quầy chi trả tiền hay các máy trả tiền tự động của ngân hàng đóng cửa với lý do là thiếu tiền mặt tạm thời, và không thể thanh toán các tờ séc chuyển đến cũng như những khoản tiền gửi đến hạn thì ngân hàng đó có nhiều khả năng, đang đứng trước nguy cơ phá sản và nếu có vực lại được thì một phần nào đó giảm bớt lòng tin gửi tiền của khách hàng. Một trong những việc quan trọng đối với nhà quản lý ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch của họ, khi nào rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản phù hợp.

2.2.2.2. Nguyên nhân từ hoạt động:

Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên tài sản nợ hay bên tài sản có

của ngân hàng.

Nguyên nhân bên tài sản nợ: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi những người gửi tiền thực hiện rút tiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc bán bớt tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong tất cả các nhóm tài sản nợ, tiền mặt là phương tiện đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng tiền mặt là tài sản không đem lại thu nhập lãi cho ngân hàng, do đó các ngân hàng có xu hướng giảm tối thiểu tài sản ở dạng này. Để tăng thu nhập, các ngân hàng phải đầu tư tiền vào các tài sản ít thanh khoản hơn hoặc những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền, nhưng chi phí để chuyển hòa thành tiền ngay lập tức với các tài sản khác nhau thì khác nhau. Khi phải bán một tài sản ngay lập tức thì giá của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp có thời gian để tìm kiếm người mua và thương lượng về giá. Kết quả là một số tài sản chỉ có thể chuyển hóa thành tiền ngay lập tức tại mức giá bán rất thấp, do đó có thể đe dọa đến khả


năng thanh toán cuối ngày của ngân hàng. Ngoài thanh lý tài sản ngân hàng có thể tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung thông qua việc vay trên thị trường tiền tệ.

Nguyên nhân bên tài sản có: Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng, cho phép người vay tiền được quyền rút tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó, miễn là họ tuân thủ các điều kiện, điều khoản trong cam kết đó. Khi một cam kết tín dụng được người vay thực hiện, thì ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếu không ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tương tự như bên tài sản nợ, để đáp ứng nhu cầu bên tài sản có, ngân hàng có thể giảm số dư tiền mặt, chuyển hóa các tài sản có khác thành tiền mặt, hoặc đi vay các nguồn vốn bổ sung trên thị trường tiền mặt.

2.2.3. Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM

a) Tác động của rủi ro thanh khoản đến mỗi NHTM riêng lẻ:

Làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng (do chi phí huy động tăng

đồng thời phải cắt giảm nguồn cung tín dụng).

Trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phá sản và sụp đổ của ngân hàng.

b) Tác động của rủi ro thanh khoản đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế:

Việc phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của người gửi tiền, kéo theo sự rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống chứ không chỉ của một ngân hàng riêng lẻ.

Tăng trưởng của nền kinh tế bị giảm sút.

2.2.4. Các nhân tố tác động đến thanh khoản ngân hàng

Thanh khoản luôn đóng vai trò đăc biệt đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng thương mại suy giảm về thanh khoản nó có thể dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng. Do đó, cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Các nhân tố này có thể được chia ra làm hai nhóm: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của

Ngày đăng: 07/10/2024