DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu | Tên bảng | Trang | |
1 | Bảng 2.1 | Thống kê số học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông của huyện Trà Ôn trong 3 năm từ 2016 – 2018. | 37 |
2 | Bảng 2.2 | Thống kê số phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng thư viện của 5 trường ở huyện Trà Ôn. | 38 |
3 | Bảng 2.3 | Thống kê đội ngũ cán bộ quản lí năm học 2017 – 2018. | 38 |
4 | Bảng 2.4 | Thống kê đội ngũ giáo viên của các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn. | 39 |
5 | Bảng 2.5 | Mẫu khảo sát thực trạng. | 40 |
6 | Bảng 2.6 | Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. | 42 |
7 | Bảng 2.7 | Đánh giá việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở Giáo dục - Đào tạo. | 43 |
8 | Bảng 2.8 | Đánh giá việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường Trung học phổ thông. | 45 |
9 | Bảng 2.9 | Đánh giá việc thực hiện hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dự. | 46 |
10 | Bảng 2.10 | Đánh giá việc thực hiện hoạt động chuyên đề (cấp trường, tổ) | 47 |
11 | Bảng 2.11 | Đánh giá việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. | 49 |
12 | Bảng 2.12 | Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 51 |
13 | Bảng 2.13 | Đánh giá về các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 52 |
14 | Bảng 2.14 | Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường Trung học phổ thông. | 53 |
15 | Bảng 2.15 | Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. | 55 |
16 | Bảng 2.16 | Thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. | 56 |
17 | Bảng 2.17 | Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. | 57 |
18 | Bảng 2.18 | Thực trạng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường | 58 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên
- Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên Tại Trường Trung Học Phổ Thông
- Hoạt Động Tự Học, Tự Bồi Dưỡng Của Giáo Viên
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Ký hiệu | Tên bảng | Trang | |
xuyên cho giáo viên. | |||
19 | Bảng 2.19 | Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 60 |
20 | Bảng 2.20 | Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. | 61 |
21 | Bảng 2.21 | Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cán bộ quản lí. | 62 |
22 | Bảng 2.22 | Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên | 64 |
23 | Bảng 2.23 | Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện. | 65 |
24 | Bảng 2.24 | Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 66 |
25 | Bảng 3.1 | Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 72 |
26 | Bảng 3.2 | Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên được khảo sát. | 87 |
27 | Bảng 3.3 | Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. | 89 |
28 | Bảng 3.4 | Mức độ khả thi của nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. | 90 |
29 | Bảng 3.5 | Mức độ khả thi của nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. | 91 |
30 | Bảng 3.6 | Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. | 92 |
31 | Bảng 3.7 | Tổng hợp đánh giá về mức độ khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên | 92 |
Ký hiệu | Tên bảng | Trang | |
cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. | |||
32 | Bảng 3.8 | Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 93 |
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Ký hiệu | Tên biểu đồ | Trang | |
1 | Sơ đồ 1.1 | Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường Trung học phổ thông. | 15 |
2 | Sơ đồ 1.2 | Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường Trung học phổ thông. | 25 |
3 | Biểu đồ 2.1 | Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 51 |
4 | Biểu đồ 2.2 | Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 67 |
5 | Biểu đồ 3.1 | Tổng hợp mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. | 94 |
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chất lượng của giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này cần được bồi dưỡng thường xuyên về năng lực và phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho giáo viên (GV) trong trường trung học phổ thông (THPT) là một nội dung quản lí không thể thiếu đối với hiệu trưởng trường THPT.
Hoạt động BDTX cho giáo viên trung học phổ thông (THPT) và quản lí (QL) hoạt động BDTX cho GV THPT càng trở nên quan trọng khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về phê duyệt “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục PT” (Thủ tướng Chính phủ, 2015). Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 về phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục PT giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2015” (Thủ tướng Chính phủ, 2016). Đề án đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV và cán bộ quản lí (CBQL) cơ sở giáo dục PT bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục PT, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Qua đề án, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THPT càng được khẳng định; việc nâng cao chất lượng GV được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, là yêu cầu cấp thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT hiện nay.
Trong thời gian vừa qua, công tác BDTX cho đội ngũ GV THPT đã được Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Long quan tâm thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo GV xây dựng kế hoạch và tổ chức BDTX cho đội ngũ GV cốt cán của Tỉnh; chỉ đạo các trường PT trong Tỉnh xây dựng kế hoạch BDTX cho GV tại đơn vị và khuyến khích mỗi GV thường xuyên tự đổi mới, tích cực tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai công tác BDTX cho GV THPT và quản lí công tác BDTX cho GV tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long tuy được quan tâm thực hiện nhưng chưa thật sự hiệu quả: công tác QL của hiệu trưởng thể hiện một số hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động BDTX cho GV trong trường, năng lực tự học và bồi dưỡng chuyên môn của một số GV chưa đáp ứng theo yêu cầu.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề BDTX cho GV và QL công tác BDTX cho GV các bậc học khác nhau tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Xuất phát từ các lí do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” là cần thiết, nhằm tìm ra các biện pháp QL góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT của địa phương này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT và khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, luận văn đề xuất các biện pháp QL hoạt động này tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên việc quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT này vẫn còn một
số hạn chế, do ảnh hưởng bởi một số yếu tố thuộc về CBQL nhà trường, về cá nhân GV và các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV trong trường THPT.
Nếu hệ thống hóa được lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT và làm sáng tỏ thực trạng về QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, thì sẽ đề xuất được các biện pháp QL hoạt động này mang tính cấp thiết và khả thi cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT.
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và khảo sát ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT công lập của chủ thể QL là hiệu trưởng nhà trường.
6.2. Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 5 trường THPT công lập của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long: trường THPT Trà Ôn, trường THPT Lê Thanh Mừng, trường THPT Vĩnh Xuân, trường THPT Hựu Thành và trường THCS - THPT Hòa Bình (chỉ khảo sát ở bậc THPT của trường này).
6.3. Về khách thể khảo sát: Mẫu khảo sát 115 người, bao gồm: 5 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng, 25 tổ trưởng chuyên môn, 75 GV tại 5 trường THPT nói trên.
6.4. Về thời gian khảo sát: Khảo sát thực trạng diễn ra trong 2 năm học: 2016
- 2017 và 2017 - 2018.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Quan điểm hệ thống - cấu trúc đòi hỏi phải xem xét đối tượng nghiên cứu là hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận liên quan với nhau. Vì thế, nghiên cứu, khảo sát thực trạng một cách toàn diện: tất cả các nội dung liên quan đến công tác quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT; tất cả các đối tượng liên quan đến hoạt động này trong trường PT; tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động này tại trường phổ thông.
Các biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT được đề xuất trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sự hỗ trợ hợp lý giữa các biện pháp, nâng cao đồng bộ hiệu quả quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic đòi hỏi nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động BDTX GV cho THPT vào những khoảng thời gian, không gian và điều kiện cụ thể. Việc này giúp cho công tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp, thể hiện được tính logic, chặt chẽ và khoa học trong nghiên cứu.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài nhằm nghiên cứu và đánh giá công tác quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT trong điều kiện thực tế và cụ thể của các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Xuất phát từ quan điểm thực tiễn, có thể đề xuất một số biện pháp cần thiết quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu lí luận trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động BDTX cho GV và QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT để xây dựng khung lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi