Kiểm Tra, Giám Sát Và Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Về Bồi Thường, Hỗ, Trợ Và Tái Định Cư

Ngoài ra, việc bố trí xây dựng khu tái định cư tập trung cần hạn chế tối đa những thay đổi về phạm vi địa giới hành chính có ảnh hưởng trực tiếp đến cư dân như: sự thay đổi về hộ khẩu, các giấy tờ có liên quan kèm theo.

Thứ hai, về quy mô dự án tái định cư:

Trên cơ sở các dự án đầu tư cần triển khai thực hiện theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được phê duyệt, Chủ đầu tư các dự án chủ trì, phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc UBND cấp thị xã và UBND xã, phường nơi có dự án tiến hành điều tra xã hội học, khảo sát nhu cầu của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực giải phóng mặt bằng để xác định nhu cầu các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải di dời cần bố trí tái định cư, báo cáo UBND thị xã quyết định quy mô khu tái định cư.

1.2.3.4. Lập và thực hiện các dự án tái định cư

a. Quy định lập khu tái định cư

Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư; cơ sở hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Việc lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.

Đối với dự án khu tái định cư tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu tái định cư phải bảo đảm kết nối theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b. Thực hiện bố trí tái định cư

Theo Điều 86, Luật Đất đai 2013 việc thực hiện bố trí tái định cư được quy định như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, phường , địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.

Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 6

- Quá trình bố trí tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

- Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã, phường, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.

- Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do UBND cấp tỉnh quyết định.

- Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.

1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồi thường, hỗ, trợ và tái định cư

a. Thực hiện kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là một trong những khâu quan trọng của quản lý nhà nước. Kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ kịp

thời phát hiện những sai sót, sai phạm trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013 của nước ta, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ XHCN. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước nói chung, bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng; phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quan tâm, đặc biệt là giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai mà phần lớn số vụ việc là liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương.

c. Giải quyết khiếu nại về bồi thường hỗ trợ và tái định cư.

Theo quy định của pháp luật, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi được xác định như sau:

Thứ nhất, các quyết định hành chính

Theo khoản 8, Điều 2, Luật khiếu nại 2011 thì: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số vấn đề cụ thể”.

Như vậy, các quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm:

- Quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

- Quyết định kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định kiểm đếm bắt buộc;

- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Quyết định cấp, hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thứ hai, các hành vi hành chính

Theo khoản 9, Điều 2, Luật khiếu nại 2011 thì: “hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”.

Hành vi hành chính trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bị khiếu nại là hành vi của người thi hành công vụ khi giải quyết các công việc thuộc phạm vi quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể gồm các hành vi:

- Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

- Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại và pháp luật tố tụng hành chính.

d/ Giải quyết tố cáo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tố cáo về thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư, khi Nhà nước thu hồi đất là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai nói chung pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Thẩm quyền và trình tự giải quyết tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư được thực hiện theo quy định của pháp luật tố cáo.

1.2.3.6. Tổng kết, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở địa phương

Tổng kết, đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng. Qua tổng kết đánh giá, giúp nhà quản lý đánh giá được mặt tích cực cũng như những hạn chế đối với quyết định quản lý của mình, cũng như chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, để từ đó có những biện pháp khắc phục giúp quá trình quản lý đạt được kết quả mục tiêu quản lý đã đề ra.

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một công việc hết sức phức tạp, nhạy cảm và luôn có nhiều thay đổi. Do đó, Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đòi hỏi phải được tổng kết đánh giá thường xuyên, nhằm kịp thời điều chỉnh những bất cập trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Việc đánh giá cần tập trung vào các nội dung còn nhiều bất cập phổ biến hiện nay như: cách xác định giá bồi thường về đất; công tác bố trí tái định cư; chính sách ổn định sản xuất …

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

1.3.1. Hệ thống pháp luật

Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải phù hợp với yêu cầu của Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp khác, phải thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý theo pháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tính hiệu lực của hệ thống pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong những tiêu chí hàng đầu cho việc thực hiện pháp luật về vấn đề này. Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013; Luật Đất đai năm 2003;

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về thường, hỗ trợ, tái định cư và các văn bản có liên quan khác...Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nhưng để thực hiện pháp luật về vấn đề này có hiệu quả thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên đây cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau (Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

1.3.2. Sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống Chính trị.

Tính phù hợp về chính trị khi thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan hành chính nhà nước tức là yêu cầu bắt buộc phải hiện thực hóa được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là hướng chủ yếu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chế hóa thành pháp luật. Trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của pháp luật, các chủ thể quản lý nhà nước xem xét để đưa ra các quy định quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Hoạt động thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kịp thời thể chế yêu cầu trên, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chương trình thực hiện, quá trình thực hiện phải phục vụ cho việc phát triển đất nước. Trong quản lý nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trong quản lý nhà nước”.

Bên cạnh đó, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp khi Nhà nước thu hồi đất. Bởi nếu pháp luật hợp với đời sống, hợp với nhận thức và lợi ích của người dân, hợp với lợi ích của người thừa hành, thì người dân sẽ tự nguyện thi hành.

1.3.3. Đảm bảo cân bằng lợi ích trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Cân bằng lợi ích là việc Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế chính sách để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước, lợi ích nhà đầu tư và lợi ích chính đáng của những người có đất bị thu hồi. Đây có thể được xem như là một nguyên tắc tối ưu cần phải được lựa chọn để bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan.

Trên cơ sở giải quyết bài toán cân bằng lợi ích, cơ chế này tạo điều kiện để giảm đi đáng kể tình trạng khiếu kiện của người bị ảnh hưởng do dịch chuyển đất đai, tạo đồng thuận để ổn định xã hội trong quá trình phát triển kinh tế.

Việc giải phóng mặt bằng mỗi nơi, mỗi thời điểm, mỗi dự án có thể có những cách làm không hoàn toàn giống nhau, song mục đích cuối cùng vẫn là phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch và bố trí lại các khu dân cư, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội. Muốn đạt được điều này, trước hết phải xác định các lợi ích đan xen sao cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc tiến hành các dự án đạt được hiệu quả tối ưu. Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra rằng: “...bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có QSDĐ phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện...”.

1.3.4. Tổ chức bộ máy; năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước

Để hoạt động thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được diễn ra một cách thông suốt, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên được đảm bảo, từ đó góp phần ổn định và phát triển, kinh tế - xã hội thì một yếu tố đảm bảo không thể thiếu là yếu tố về tổ chức và vận hành hoạt động có hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đặc biệt, bên cạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy thì vấn đề nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm ... của đội ngũ cán bộ, công chức cũng như các thành viên khác của các tổ chức, cơ quan trên là điều góp phần to lớn cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức được đảm bảo một cách tốt nhất, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bởi vì hiệu quả của quá trình quản lý nhà nước tùy thuộc vào việc đào tào, cán bộ, công chức. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì việc đào tạo cho người cán bộ, công chức về kiến thức chuyên môn và trang bị cho họ những phẩm chất đạo đức tốt là điều rất quan trọng. Có được đào tạo tốt thì người cán bộ, công chức mới đủ năng lực và phẩm chất để phục vụ Nhân dân vì Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí