Triển Khai Đăng Ký Và Chứng Minh Giảm Trừ Gia Cảnh.

thay vì hàng trăm người như những ngày trước đó. Sau khi có quyết định giãn, số người tới đăng ký đã giảm trên 50%, trở vể mức bình thường.

Ngoài quyết định giãn thời hạn đăng kí mã số thuế, Cục Thuế Hà Nội còn gửi công văn cho các doanh nghiệp, các cơ quan chi trả thu nhập về lộ trình cấp mã số thuế. Cục Thuế Hà Nội cũng báo cáo Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế về việc khấu trừ 10% hoặc 20% đối với các khoản thu nhập từ

500.000 trở lên, hiện Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế đã đồng ý thống nhất phương án dù có mã số thuế hoặc chưa có mã số thuế đều khấu trừ 10%. Do vậy việc có mã số hoặc chưa có mã số thuế cũng không ảnh hưởng đến tình hình nộp thuế của tổ chức cá nhân trong diện phải đóng thuế. Vấn đề này cũng được giải thích rõ cho các doanh nghiệp, cho nên việc cấp mã số thuế tại Cục Thuế Hà Nội đã được thực hiện quy củ và đúng theo yêu cầu mà cơ quan thuế đã thông báo.

Kiến nghị chung của nhiều tổ chức, cá nhân là nên kéo dài hạn đăng ký thuế bởi lẽ ngành thuế đang quá tải, có nhiều vướng mắc và để tổ chức, cá nhân có thời gian hoàn thiện hồ sơ. Hơn thế nữa, hiện ngành thuế mới tập trung hoàn tất hồ sơ cho tổ chức, cá nhân làm công ăn lương tuy nhiên lại vẫn sẽ áp thuế với đối tượng không cư trú. Đây là điều không phù hợp. Vì vậy cần kéo dài thời hạn để cho những đối tượng này khai và có mã số thuế.

Theo ước tính của Cục Thuế Hà Nội tổng số đối tượng cần cấp mã số thuế trên địa bàn Hà Nội khoảng 1,5 triệu người và sẽ được cấp dần trong năm 2009. Trong đó trên 70.000 các doanh nghiệp, cơ quan chi trả thu nhập đã đăng ký mã số thuế thì tiếp tục được dùng mã số thuế đó. Đối với tổ chức phải thực hiện đăng ký mã số thuế mà chưa có mã thì tại Hà Nội thống kê được khoảng 8.000, đến ngày 31/12 Cục Thuế Hà Nội đã nhận được khoảng 6.000 hồ sơ đăng ký. Còn trong đợt cấp mã số thuế này sẽ có khoảng 800.000 mã số thuế TNCN được cấp. Nhưng tới thời điểm này Cục mới nhận được khoảng 18.000 hồ sơ, trong đó

có gần 10.000 hồ sơ đã được giải quyết. Theo đó, hầu hết hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế TNCN phải lùi sang năm 2009.

Sở dĩ số lượng người đăng ký quá đông là do chưa hiểu hết thủ tục vì 31/12/2008 chỉ là hạn để những tổ chức, cơ quan chi trả thu nhập (hội, sở, ban ngành không kinh doanh), các cá nhân hành nghề độc lập hoặc cá nhân có thu nhập khác, đăng ký trực tiếp nộp thuế tại cơ quan thuế mà chưa có mã số thuế phải hộp hồ sơ đăng ký mã số thuế. Các cơ quan chi trả đã có mã số thuế rồi thì sử dụng luôn mã số đó để nộp thuế không phải đăng ký lại. Hiện tượng như trên là do những đối tượng khác chưa đến hạn nhưng lo ngại bị phạt cũng đã đổ xô đến đăng ký, dẫn đến tình trạng quá tải. Theo Cục Thuế Hà Nội các cá nhân làm công ăn lương sẽ nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan chi trả thu nhập để các đơn vị này nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan thuế trong quý I/2009. Các trường hợp còn lại sẽ được cấp mã số thuế trong tháng 4/2009.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng việc người dân đổ xô đến đăng ký cho kịp thời điểm trước 31/12/2008 cũng là hợp lý. Bởi vào thời điểm đó nếu sau ngày 01/01/2009 - thời điểm Luật Thuế TNCN có hiệu lực, không hề có thông tư hay thông báo gì về việc nếu cá nhân không có mã số thuế thì sẽ không bị khấu trừ ở mức cao nhất như quy định (như thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương là 20%) hay sẽ không bị phạt do đi đăng ký mã số thuế chem. khiến người dân hết sức lo lắng. Hơn thế nữa, việc đi đăng ký mã số thuế là việc sớm muộn đều phải thực hiện nên tâm lý của đối tượng nộp thuế muốn đăng ký trước thời hạn là cũng dễ hiểu, bởi họ cũng phải chủ động đi đăng ký mã số thuế sớm để lo các thủ tục khác liên quan. Và thực tế quá trình cấp mã số thuế cá nhân cho các đối tượng chịu thuế TNCN tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành khác cũng khá chậm, liệu có hoàn thành theo đúng kế hoạch của Tổng cục Thuế hay không?

Hơn thế nữa cũng có nhiệm vụ như nhau, số lượng đơn vị chi trả nhiều, số đối tượng nộp hồ sơ đăng ký thuế lớn không hề kém Cục Thuế Hà Nội

nhưng không hề xảy ra hiện tượng ùn tắc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Để giảm thiểu thời gian tiếp nhận và tiết kiệm chi phí cho xã hội, Cục Thuế TP HCM đã chủ động thiết kế mẫu tờ khai để các đơn vị chi trả thu nhập thông tin cho người lao động rồi copy vào đĩa mềm gửi cho cơ quan thuế. Đây là một hình thức vô cùng sáng tạo đáng học tập của Cục Thuế TP HCM và cũng là bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế Hà Nội cũng như cục thuế các địa phương khác học hỏi và suy ngẫm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tính đến hết tháng 1, cơ quan thuế đã tiếp nhận trên 2 triệu hồ sơ đăng ký thuế TNCN của những người làm công ăn lương và cấp mã số thuế cho khoảng 150.000 người. Trong đó, Cục Thuế Hà Nội tiếp nhận khoảng

125.000 hồ sơ đăng ký từ hơn 1.800 đơn vị chi trả lương cho người lao động, tính đến hết tháng 1 đã có khoảng 1.400 mã số thuế được cấp cho tổ chức và

Triển khai áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam - 8

30.000 mã số cấp cho các cá nhân. Tại TP HCM, cơ quan thuế đã nhận hồ sơ đăng ký thuế của khoảng 1,5 triệu người lao động và đã cấp mã số thuế cho khoảng 70.000 đối tượng.6

4.3. Triển khai đăng ký giảm trừ gia cảnh.


4.3.1. Nội dung giảm trừ gia cảnh.

Giảm trừ gia cảnh là nội dung rất mới, thể hiện tính nhân văn của Luật Thuế TNCN, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước của mọi công dân. Thủ tục giảm trừ gia cảnh là nội dung quan trọng khi chuẩn bị triển khai Luật Thuế TNCN. Theo đó các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương tiền công sẽ được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN. Trên thực tế, người phụ thuộc bao gồm rất nhiều đối tượng nên việc tính giảm trừ gia cảnh phải tuân thủ những nguyên tắc sau:


6 Trích Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 2/09

Một là, cá nhân nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng năm 2009 trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn tạm giảm trừ gia cảnh nếu thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định.

Hai là, mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó. Trường hợp có chung một người phụ thuộc thì các đối tượng nộp thuế phải tự thỏa thuận với nhau để có đăng ký giảm trừ vào một đối tượng nộp thuế. Mức giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

Ba là, đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này. Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn không cho phép thay đổi việc kê khai người phụ thuộc vào giữa năm tính thuế, cũng như không cho phép chia đôi khoản giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng cho hai người nộp thuế.

Việc kê khai phụ thuộc hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của mỗi người. Đơn vị chi trả không phải chịu trách nhiệm gì về việc kiểm tra kê khai người phụ thuộc của người làm công ăn lương mà việc kiểm tra sẽ hoàn toàn do cơ quan thuế chịu trách nhiệm. Căn cứ vào bản kê khai của cá nhân đã nộp cho cơ quan thuế sẽ kiểm tra đối chiếu. Trường hợp phát hiện hồ sơ chứng minh người phụ thuộc không đúng hoặc không đủ hoặc không phù hợp với tờ khai đăng ký người phụ thuộc, cơ quan thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế điều chỉnh hoặc bổ sung. Trường hợp không điều chỉnh hoặc bổ sung sẽ thông báo lại cho đơn vị chi trả thu nhập để đơn vị chi trả thu nhập điều chỉnh lại số người phụ thuộc được giảm trừ. Tuy nhiên, để đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp

cá nhân nộp thuế cố tình khai gian, khai trùng, khai không đúng về người phụ thuộc, cơ quan thuế sẽ phối hợp với đơn vị chi trả thu nhập và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để kiểm soát và quản lý. Bên cạnh đó, toàn bộ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc gửi tới cơ quan thuế sẽ được nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Trên cơ sở đó, hệ thống công nghệ thông tin tại cơ quan thuế sẽ xác lập mã nhận diện về người phụ thuộc và chính mã nhận diện này sẽ cho phép cơ quan thuế loại trừ những trường hợp gian lận nhằm mục đích tránh thuế, lách thuế.

4.3.2. Triển khai đăng ký và chứng minh giảm trừ gia cảnh.

Để được hưởng quyền lợi tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì bắt buộc người nộp thuế phải có thu nhập từ tiền lương tiền công, hay thu nhập từ kinh doanh; đồng thời phải đăng ký hoặc kê khai và nộp hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc cho đơn vị trực tiếp quản lý và cơ quan thuế.

Công tác quản lý kê khai người phụ thuộc đã được hướng dẫn khá chi tiết trong thông tư 84/2008/TT-BTC nay là TT 62 có kèm theo các mẫu tờ khai thực hiện đăng ký và kê khai thuế TNCN. Bộ Tài chính đã chỉ đạo, thủ tục kê khai người phụ thuộc phải rất đơn giản thuận tiện, thể hiện quan điểm cải cách hành chính theo chiến lược hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2010.

Ví dụ:Thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì ngay từ đầu năm phải tiến hành việc đăng ký người phụ thuộc và nộp hồ sơ cho đơn vị mình đang làm việc để được tính tạm trừ vào tiền lương, tiền công trước khi khấu trừ thuế.

Đầu năm, chậm nhất là ngày 30/1 đối tượng nộp thuế lập 02 bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh thông mẫu số 16/ĐK-TNCN gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm) đối tượng nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người

phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư 84/2008) gửi cho cơ quan trả thu nhập.

Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển dụng) sau ngày 30/1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.

Nếu trong năm có thay đổi về người phụ thuộc hoặc mức thu nhập, người nộp thuế phải làm gì? Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc người nộp thuế chỉ nộp một lần cho cơ quan thuế mà không phải năm nào cũng nộp, khi có thay đổi về tuổi tác của người phụ thuộc, chẳng hạn con cái hết tuổi vị thành nhiên, máy tính sẽ tự động loại bỏ đối tượng phụ thuộc. Ngoài ra, đối với những thay đổi về tăng thêm giảm đi, người nộp thuế phải khai điều chỉnh bổ sung ngay trong năm. Căn cứ vào tờ khai điều chỉnh cơ quan chi trả thu nhập sẽ áp dụng ngay.

4.3.3. Những vấn đề vướng mắc khi triển khai đăng ký giảm trừ gia cảnh.

Một số khái niệm liên quan đến người phụ thuộc chưa được quy định rõ ràng: Bộ Tài chính không hướng dẫn rõ khái niệm “không nơi nương tựa” và để chứng minh thuộc diện “không nơi nương tựa”, cá nhân người nộp thuế phải có các loại giấy tờ gì? Phương án được đưa ra là nên quy hiểu “không nơi nương tựa” là người sống cùng đối tượng nộp thuế, cách làm này sẽ giúp cho UBND cấp xã, nơi đối tượng nộp thuế cư trú có thể xác nhận trách nhiệm nuôi dưỡng. Các cục thuế đề nghị cần bổ sung quy định về hồ sơ chứng minh cho đối tượng này, cụ thể như quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế đối với đối tượng này.

Thủ tục xác nhận giấy tờ chứng minh người phụ thuộc cũng rất phức tạp: Quá nhiều loại giấy tờ cần kê khai, xác nhận; song người nộp thuế lại chỉ

được khuyến cáo là nên “kê khai trung thực”. Do không có mẫu đơn xác nhận chung nên người dân tự lập ra đơn xác nhận. Điều này đã khiến người dân phải đi tới đi lui nhiều lần để được xác nhận. Ví dụ một cá nhân cần làm đơn xác nhận đã hết tuổi lao động, không có lương hưu, kinh doanh. Tuy nhiên khi nộp đơn, UBND phường từ chối xác nhận điều này, mà chỉ xác nhận là hiện thường trú tại địa chỉ của cá nhân đó. Điều này hóa ra thành thừa, bởi nếu như thế, người dân chỉ cần photocopy, công chứng hộ khẩu là đã có thể chứng minh được nơi ở rồi.

Hiện nay, ngành thuế đang quá tải khi số lượng người đăng ký quá đông, tiến độ thực hiện đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh có xu hướng khẩn trương và tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề quá khó bởi có không ít vướng mắc khiến đối tượng nộp thuế lẫn UBND các địa phương khó xử. Theo UBND các phường, xã tại Hà Nội và TPHCM, gần đây xuất hiện nhiều đơn đề nghị UBND địa phương xác nhận gia cảnh. Tuy nhiên UBND phường, xã khó có thể xác nhận chính xác. Ví dụ: Hiện nay UBND các phường xã đã nhận được một số đơn đề nghị xác nhận đối tượng cư trú có trách nhiệm nuôi dưỡng cháu ở quê. Điều này là quá khó. UBND xã phường không thể nào xác định được mối quan hệ của người phụ thuộc đang sống ở tỉnh khác và người dân đang cư trú trên địa bàn, càng không thể nào biết được có đúng là người dân đang cư trú trên địa bàn có trách nhiệm nuôi dưỡng cháu đang sống ở tỉnh khác hay không và cũng không thể biết hết được thu nhập của người dân để xác nhận. Thực tế là hệ thống UBND xã, phường không thể xác nhận thông tin kê khai trên.

Điều này xảy ra tương tự đối với việc xác nhận tỉ lệ tàn tật. Thông tư 84/2008/TT_BTC có hướng dẫn cần có bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên, hoặc bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật, không có khả năng lao động. Tuy nhiên, hầu hết việc xác nhận mức độ tàn tật, không có khả năng lao động đều đẩy cho cơ quan y tế. Đa số UBND

phường, xã đều không thể biết; vì thế cũng không thể xác nhận được điều này, và hầu hết UBND phường xã luôn từ chối xác nhận thông tin liên quan. Nhưng Thông tư 62 ra đời đã quy định kĩ hơn trách nhiệm của UBND phường, xã với từng trường hợp xác nhận tỉ lệ tàn tật nhất định.

Một vấn đề khác là không ít cơ sở y tế, bệnh viện cũng cho rằng, hiện nay chưa có sự thống nhất phối hợp giữa cơ quan y tế và cơ quan thuế. Không ít nơi cho rằng, việc lập nên một hội đồng giám định tỉ lệ tàn tật, không có khả năng lao động là rất phức tạp và tốn kém. Thế nhưng, nếu không có hội đồng này thì các cơ sở y tế chỉ có thể dừng lại ở việc khám sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như chỉ dựa vào việc khám sức khỏe như trên, để mà xác nhận là có hay không có khả năng lao động là rất khó. Đồng thời, đây cũng có thể là kẽ hở lớn để phát sinh tiêu cực và lách thuế.

5. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ.

Điểm mới của Luật Thuế TNCN hiện hành là bổ sung đối tượng là các cá nhân kinh doanh vào diện chịu thuế TNCN thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp như trước đây. Đây cũng là vấn đề gặp nhiều vướng mắc cũng như ý kiến phản hồi từ phía người dân từ trước cũng như sau thời điểm Luật có hiệu lực. Trong phạm vi bài khóa luận chỉ trình bày đối tượng nộp thuế là cá nhân kinh doanh.

Hộ kinh doanh được lợi khi đóng thuế TNCN

Thay vì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức cao, cá nhân kinh doanh hiện nay chỉ chịu mức thuế TNCN từ kinh doanh, và trong nhiều trường hợp, khi tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân được "hời" hơn khi đóng theo thuế TNCN.

Với hộ có đăng ký kinh doanh, mức thuế thu nhập áp dụng theo biểu thuế TNCN mới sẽ thấp hơn nhiều so với mức thuế suất 28% trước đây và mức thuế suất 25% hiện nay, đặc biệt trong những trường hợp có nhiều người chịu giảm trừ gia cảnh. Giả sử một hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh là 20 triệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022