Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có các cộng đồng dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Ngái... sinh sống với những truyền thống văn hoá độc đáo, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Lạng Sơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, năm 2012 đạt 16,5%. Trong đó, thương mại - dịch vụ tăng 23,85%, công nghiệp xây dựng tăng 13,24%, nông
– lâm nghiệp tăng 3,65%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực: nông – lâm nghiệp chỉ chiếm 3,45%, công nghiêp – xây dựng chiếm 25,79%, còn lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 70,76%.
Hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ trong nhiều năm qua diễn ra sôi động, đạt mức tăng trưởng khá. Mạng lưới chợ hạot động ổn định, sức mua khá, tổng mức lưu chuyển hàng hoá 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1318 tỉ đồng tăng 24,53% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, doanh thu du lịch trên địa bàn đạt 560 tỉ đồng, tăng so với năm trước.
Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp - xây dựng tăng thêm. Hoạt động sản xuất công nghiệp ổn định về quy mô, số cơ sở sản xuất, sản lượng, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.
2.1.1.3. Giáo dục Về quy mô
Quy mô trường lớp ở các cấp học, ngành học ngày càng ổn định và phát triển, mở rộng phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu được học tập của con em nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Bảng 2.1. Số liệu về giáo dục của thành phố Lạng Sơn năm 2012
Số trường | Số lớp | Số GV | Số HS | GV/HS | |
Mầm non | 13 | 142 | 269 | 5551 | 0,05 |
Tiểu học | 10 | 213 | 357 | 7007 | 0,05 |
THCS | 8 | 146 | 297 | 4602 | 0.06 |
THPT | 4 | 102 | 265 | 3678 | 0,07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Trưng Cơ Bản Của Dạy Học Tích Cực
- Về Năng Lực Chuẩn Bị Lập Kế Hoạch Dạy Học Môn Học
- Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Đáp Ứng Chuẩn Nghề Nghiệp Theo Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Hiện Nay
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 8
- Thực Trạng Việc Quản Lý Hồ Sơ Dạy Học, Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh
- Thực Trạng Nhận Thức Mức Độ Tác Dụng Nội Dung Bồi Dưỡng Cho Đội Ngũ Giáo Viên
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2012)
Về chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục Mầm non: Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ 5 tuổi đến trường tăng so với năm học trước. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình GDMN mới. Có biện pháp cụ thể, khắc phục khó khăn để triển khai thực hiện Chương trình; GV linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, tạo môi trường phong phú cho trẻ tham gia tích cực các hoạt động. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ có những bước cải thiện tích cực: số trường, số trẻ được học bán trú 2 buổi/ngày, được ăn bán trú tăng so với năm học trước; Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở cả hai thể đều giảm đáng kể.
Chất lượng giáo dục Tiểu học: Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, tỷ lệ khá, giỏi tăng, TB, yếu giảm so với năm học trước
Chất lượng giáo dục Trung học sơ sở và trung học phổ thông: Các giải pháp nâng cao chất lượng được triển khai đồng bộ đem lại hiệu quả rõ rệt. Chất lượng giáo dục trung học được chuyển biến tích cực, tỷ lệ học lực khá giỏi tăng cao. Giáo dục hạnh kiểm cấp học có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hạnh kiểm tốt tăng 2,28% so với năm học trước, tỷ lệ hạnh kiểm trung bình giảm so với năm học trước.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các trường, các phường xã trên địa bàn thành phố. Số HS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng hàng năm có tăng nhưng vẫn còn thấp so với các tỉnh Đồng bằng.
2.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của trường THPT Việt Bắc
Trường THPT Việt Bắc được thành lập ngày 29 tháng 5 năm 1947 tại Phia Tráng tỉnh Cao Bằng. Trải qua các thời kỳ kháng chiến, nhà trường đã phải di chuyển địa điểm nhiều lần. Từ năm 1979 đến nay, trường được đặt tại số 72 đường Phai Vệ - Phường Đông Kinh - TP Lạng Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.
Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 60 HS và 5 thầy cô giáo. Trải qua 66 năm xây dựng và phát triển, trường đã đạt được nhiều thành tích trên các mặt hoạt động, góp phần đào tạo hàng vạn người lao động có trình độ, hàng ngàn CB có trình độ Cao đẳng, Đại học, trên đại học.
Thực hiện chủ đề năm học quyết tâm phấn đấu “quản lý tốt, giảng dạy tốt và học tập tốt” - Tiếp tục thực hiện hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt”. Gắn với hành động, việc làm cụ thể: Phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và với nhân dân nơi cư trú; Gương mẫu trong lời nói, hành động, hiệu quả công tác .Tăng cường ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trước yêu cầu bức thiết của việc nâng cao trình độ tin học, ứng dụng CNTT vào quản lý, soạn giảng, toàn thể CB quản lý và GV đã tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng CNTT.
Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động Hai không với bốn nội dung, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực",
Với sự quan tâm của các cấp và sự nỗ lực của đội ngũ CB quản lý và CBGV nhà trường, chất lượng GD toàn diện liên tục tăng, nhất là trong 5 năm trở lại đây: tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp luôn đạt trên 98%, tỷ lệ thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học đạt từ 35- 45%. Từ năm 1997 đến năm 2012, trường THPT Việt Bắc liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là dạy học những môn văn hóa cơ bản, công tác GD hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông được quan tâm đúng mức, các phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao cũng được quan tâm đẩy mạnh, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, bổ ích cho HS góp phần đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Với những thành tích đã đạt được, nhà trường vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý:
Năm 1951: Được Bác Hồ gửi thư khen ngợi
Năm 1958: Được UBHC khu Việt Bắc tặng Bằng khen
Năm 1990: Được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba Năm 1997: Được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì
Năm 2002: Được nhận Huân chương lao động hạng Nhất
Năm 2007: Được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng ba. Năm 2012: Được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhì
2.1.3. Quy mô, chất lượng đào tạo của trường THPT Việt Bắc
2.1.3.1. Quy mô đào tạo
Bảng 2.2. Qui mô về học sinh Trường THPT Việt Bắc các năm học từ 2008 – 2013
Số lớp | Số học sinh | Khối 12 | Khối 11 | Khối 10 | ||||
Số lớp | Số HS/Lớp | Số lớp | Số HS/Lớp | Số lớp | Số HS/Lớp | |||
2008-2009 | 48 | 2.250 | 16 | 49 | 16 | 46 | 16 | 46 |
2009-2010 | 55 | 2.215 | 16 | 45 | 19 | 39 | 20 | 38 |
2010 - 2011 | 60 | 2.390 | 19 | 38 | 19 | 39 | 22 | 41 |
2011-2012 | 60 | 2.402 | 18 | 42 | 22 | 40 | 20 | 38.7 |
2012-2013 | 60 | 2.332 | 22 | 40 | 20 | 36 | 18 | 40 |
( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)
Là trường THPT công lập duy nhất trên địa bàn TP Lạng Sơn, nên quy mô nhà trường tương đối lớn so với các trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên CSVC còn hạn chế (số phòng học 32, phòng học bộ môn: 03; phòng thực hành Tin: 02) nên nhà trường gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động NGLL, số học sinh trong một lớp đông nên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giang dạy. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường.
2.1.3.2. Chất lượng
Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục các năm học từ 2008-2013
Số học sinh | Học lực | Hạnh kiểm | |||||||
Giỏi | Khá | TB | Yếu | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||
2008-2009 | 2.250 | 22 | 737 | 1.340 | 151 | 1.625 | 520 | 89 | 16 |
Tỉ lệ % | 0.98 | 32.76 | 59.56 | 6.7 | 72.2 | 23.1 | 4.0 | 0.7 | |
2009-2010 | 2.215 | 42 | 778 | 1.309 | 86 | 1.659 | 504 | 43 | 9 |
Tỉ lệ % | 1.9 | 35.1 | 59.1 | 3.9 | 74.9 | 22.8 | 19.4 | 0.4 | |
2010-2011 | 2.390 | 113 | 1.120 | 1.085 | 72 | 1.720 | 577 | 85 | 8 |
Tỉ lệ % | 4.72 | 46.86 | 45.4 | 3.0 | 71.96 | 24.14 | 3.55 | 0.33 | |
2011-2012 | 2.402 | 98 | 1.155 | 1.049 | 99 | 1.576 | 694 | 105 | 27 |
Tỉ lệ % | 4.07 | 48.08 | 43.67 | 4.12 | 65.6 | 28.89 | 4.37 | 1.12 | |
2012-2013 | 2.332 | 70 | 1.113 | 1.080 | 69 | 1.608 | 604 | 101 | 19 |
Tỉ lệ % | 3.0 | 47.72 | 46.3 | 2.95 | 68.95 | 25.9 | 4.33 | 0.81 |
( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)
Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của học sinh
Kết quả HSG toàn diện còn rất ít ( đạt 3%) và không ổn định, vẫn còn khá nhiều học sinh học lực yếu (2,95%). Để tiến tới đạt trường chuẩn quốc gia nhà trường cần cải thiện 2 chỉ số trên: tăng số học sinh khá, giỏi đặc biệt là học sinh giỏi toàn diện lên trên 3% và giảm số học sinh yếu xuống dưới 2%
Biểu đồ 2.2 : Kết quả rèn luyện của học sinh
Qua kết quả thống kê và nghiên cứu thực tế tại nhà trường cho thấy : đa số học sinh nhà trường đã có nhận thức tốt (Hạnh kiểm Khá Tốt chiếm trên 95%) hạnh kiểm yếu giảm. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức tự giác cao, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế (HK yếu 0,8 %) còn vi phạm luật an toàn giao thông, bạo lực học đường . Nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tổ chức các buổi hội thảo GVCN,tích cực thực hiện các biện pháp “Giáo dục kỉ luật tích cực” nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.[ 39].
Song song với việc duy trì chất lượng đại trà, chất lượng đào tạo của nhà trường còn thể hiện qua kết quả thi HSG các cấp, qua số lượng học sinh thi đỗ các trường ĐH-CĐ. Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ phát triển giáo dục còn thấp nhưng trường THPT Việt Bắc đã quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để học sinh tích cực học tập và giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng HSG và ôn luyện thi ĐH-CĐ nên số lượng đạt học sinh giỏi các cấp và học sinh thi đỗ ĐH-CĐ đều tăng thể hiện sự nỗ lực học tập của học sinh, sự tận tuỵ và trách nhiệm của giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên chất lượng giải không cao, số giải nhất-nhì rất thấp và tập chung chủ yếu là giải khuyến khích (trên 50%).
Bảng 2.4: Số HSG giỏi và đỗ ĐH - CĐ
HS toàn trường | Số HS lớp 12 | Đỗ ĐH- CĐ | HSG QG | HSG cấp tỉnh | ||||
Nhất | Nhì | Ba | KK | |||||
2008-2009 | 2.250 | 784 | 324 | 0 | 0 | 08 | 26 | 22 |
2009-2010 | 2.215 | 720 | 334 | 2 | 0 | 07 | 31 | 35 |
2010-2011 | 2.390 | 728 | 306 | 0 | 0 | 3 | 4 | 70 |
2011-2012 | 2.402 | 742 | 244 | 0 | 0 | 4 | 4 | 90 |
2012-2013 | 2.332 | 883 | 439 | 0 | 0 | 2 | 4 | 76 |
( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)
2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Việt Bắc
2.2.1. Số lượng, trình độ đào tạo
Bảng 2.5 : Cơ cấu và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên Năm 2013
Môn | Số lượn g | Nữ | Dân tộc | Đảng viên | Trình độ chuyên môn | |||
Cao đăng | Đại học | Sau Đại học | ||||||
1 | Văn | 21 | 20 | 14 | 9 | 0 | 19 | 2 |
2 | Sử | 9 | 7 | 4 | 3 | 0 | 8 | 1 |
3 | Địa | 10 | 10 | 5 | 2 | 0 | 8 | 2 |
4 | Anh văn | 16 | 14 | 8 | 6 | 0 | 15 | 1 |
5 | GDCD | 4 | 4 | 3 | 1 | 0 | 4 | |
6 | Toán | 32 | 20 | 10 | 9 | 0 | 26 | 6 |
7 | Lý | 15 | 12 | 6 | 4 | 0 | 15 | |
8 | Hoá | 12 | 11 | 4 | 2 | 0 | 12 | |
9 | Sinh | 10 | 9 | 5 | 4 | 0 | 10 | |
10 | TD | 7 | 3 | 3 | 2 | 0 | 7 | |
11 | Tin | 8 | 7 | 7 | 3 | 0 | 8 | |
12 | Kỹ CN | 4 | 1 | 0 | 0 | 0 | 4 | |
13 | Kỹ NN | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | |
14 | T.Trung | 2 | 2 | 1 | 0 | 0 | 2 | |
15 | GDQP | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 4 | |
Tổng | 155 | 122 | 70 | 46 | 0 | 143 | 12 | |
Tỉ lệ % | 78.7 | 45.2 | 29.7 | 0 | 92.3 | 7.7 |
( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)
Số lượng giáo viên đạt tỉ lệ 2.22 GV/lớp, chưa đủ so với quy định tại TT 35/2006/ TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 23/8/2006 là 2.25 GV/lớp, vì vậy khó khăn cho việc bố trí GV đi học nâng cao trình độ.
Qua thống kê về giới tính của giáo viên trong 03 năm học trở lại đây, số lượng giáo viên nữ nhiều hơn nam, năm học 2012 -2013, nữ : 78.7%, sự chênh lệch về giới tính khiến công việc quản lý gặp khó khăn trong duy trì thời gian, thời khóa biểu, do phụ nữ thường nghỉ chế độ như thai sản, ốm hoặc theo thiên chức người vợ, người mẹ trong gia đình nên việc tự đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Điều này đòi hỏi công tác quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trường cần quan tâm chú ý đến các điều kiện, khả năng của giới tính để tìm ra những biện pháp quản lý, bố trí nhiệm vụ phù hợp và thuận lợi cho đội ngũ giáo viên.
Về trình độ đào tạo 100% đạt chuẩn đào tạo nhưng số lượng giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn còn quá ít (7.7%) do đi đào tạo về thường chuyển công tác đến các vị trí thuận lợi hơn. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực đội ngũ và yêu cầu đạt trường chuẩn Quốc gia, trong thời gian tới nhà trường cần tạo điều kiện, khuyến khích và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ ổn định về nhân sự, phát triển về chất lượng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp.
2.2.2. Độ tuổi
Bảng 2.6 : Thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên
Độ tuổi | Số lượng | % | Ghi chú | |
1 | Dưới 30 | 34 | 21.9 | |
2 | Từ 30 đến 45 tuổi | 113 | 72.9 | |
3 | Trên 45 tuổi | 8 | 5.2 | |
Tổng | 155 |
(Nguồn: Trường THPT Việt Bắc)