Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 15

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.1. Về lý luận

Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, về đặc thù lao động của giáo viên THPT, các tiêu chí của năng lực dạy học do chuẩn nghề nghiệp quy định, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên và quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và năng lực dạy học đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc so với chuẩn nghề nghiệp, phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong những năm vừa qua, từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn để hạn chế khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên , nhằm nâng cao năng lực dạy học, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Từ sự phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Trường THPT Việt Bắc, dưới ánh sáng của các vấn đề lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Hệ thống những biện pháp mà đề tài xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên với mục đích nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục căn bản toàn diện.

Mặc dù không có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của các đồng chí cán bộ, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ cốt cán trường THPT Việt Bắc và các cán bộ quản lý của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn đều khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn.

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Tiếp tục mở rộng các hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuẩn hóa nhằm đổi mới nhận thức và nâng cao nhận thức về quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng, quản lý sự thay đổi trong giáo dục.

Xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chu kỳ nội dung sát hợp với các yêu cầu, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp đã ban hành. Trong giai đoạn trước mắt, đặc biệt chú ý đến rèn năng lực xây dựng môi trường học tập thân thiện, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, năng lực phát triển nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GD &ĐT Lạng Sơn

Xây dựng các chế tài để nâng cao hiện thực, hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Chỉ đạo các trường THPT thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ

Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên. Khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và

kiểm định chất lượng để tăng cường kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng theo chuẩn.

2.3. Đối với nhà trường

Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đội ngũ giáo viên, đảm bảo các điều kiện để bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, chất lượng thực.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn cho CBQL, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .

Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng năng lực dạy học giáo viên so với chuẩn nghề nghiệp.

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực dạy học theo chuẩn mà giáo viên của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung.

Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với giáo viên, kịp thời động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý nhà trường. NXB ĐHQG Hà Nội,

3. Đặng Quốc Bảo. Phát triển nguồn nhân lưc-phát triển con người. Tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Công văn số 3408/BGDĐT-GDTrH ngày 15/6/2010 về việc Bồi dưỡng về giảng dạy cho giáo viên cấp THCS ,THPT.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008). Quy định chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

9. Bộ Giáo Dục & Đào tạo. Dự thảo chiến lược giáo dục 2011-2020. Mạng giáo dục – Education Network.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng. NXB Giáo Dục Việt Nam,

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012). Đại cương khoa học quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,.

12. Nguyễn Đức Chính (2011), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội,

13. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD, ĐHGD-ĐHQG Hà Nội.

14. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB giáo dục.

15. Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học (ban hành kèm theo quyết định số12/2011/QĐ-BGD&ĐT-ngày 28/3/2011).

16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo Dục Việt Nam,.

17. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ

XXI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đặng Xuân Hải (2012). Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội,

21. Đặng Xuân Hải (2012), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội,

22. Đặng Xuân Hải - Đào Phú Quảng (2008), Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và Đào tạo. Bài giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý.

23. Nguyễn Trọng Hậu. Đại cương khoa học quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản

24. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, tập 1 và 3. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Đặng Thị Thanh Huyền (chủ biên) (2013), Tài liệu Đổi mới công tác chỉ đạo chuyên môn. Viện nghiên cứu KHQLGD.

26. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường,

Giáo trình khoa Quản lý Giáo dục - Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục

29. Lê Trần Lâm (1992), Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Đại học Sư phạm Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục-một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB ĐHQG Hà Nội.

31. Hồ Chí Minh (1990), Vấn đề giáo dục. Nxb Giáo dục.

32. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Nxb Từ điển Bách điển, Hà Nội.


33. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN


PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ


Trường: .......................................................... Năm học: ........................................

Họ và tên giáo viên: .................................... .............................................................

Môn học được phân công giảng dạy: .....................................................................


(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)

Các tiêu chí

Điểm đạt được

Nguồn minh chứng

1

2

3

4

1

2

3

4

5

6

7

8

* TC 3. Năng lực dạy học













+ tc 1. Xây dựng kế hoạch dạy học





+ tc 2. Bảo đảm kiến thức môn học





+ tc 3. Bảo đảm chương trình môn học





+ tc 4. Vận dụng các phương pháp dạy học





+ tc 5. Sử dụng các phương tiện dạy học





+ tc 6. Xây dựng môi trường học tập





+ tc 7. Quản lý hồ sơ dạy học





+ tc 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của học sinh





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 15

- Tổng số điểm:

-Giáo viên tự xếp loại:

2. Đánh giá chung ( giáo viên tự đánh giá):

a) Những điểm mạnh:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

b) Những điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

c) Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- ...............................................................................................................................


Ngày .... tháng .......năm......

Giáo viên

Ký và ghi rõ họ tên

Phụ lục 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN


PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Trường: .......................................................... Năm học: ..............................

Tổ chuyên môn: ................................................................................................

Họ và tên giáo viên được đánh giá: .................................................................

Môn học được phân công giảng dạy: ...........................................................

1. Đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn:

(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)

Các tiêu chí

Điểm đạt được

Ghi chú

1

2

3

4


* TC 3. Năng lực dạy học






+ tc 1. Xây dựng kế hoạch dạy học






+ tc 2. Bảo đảm kiến thức môn học






+ tc 3. Bảo đảm chương trình môn học






+ tc 4. Vận dụng các phương pháp dạy học






+ tc 5. Sử dụng các phương tiện dạy học






+ tc 6. Xây dựng môi trường học tập






+ tc 7. Quản lý hồ sơ dạy học






+ tc 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học sinh






- Tổng số điểm:

- Xếp loại (xuất sắc, khá, TB, kém) :

2. Đánh giá chung của tổ chuyên môn:

a) Những điểm mạnh:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

b) Những điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

c) Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................


Ngày .... tháng .......năm......

Tổ chuyên môn (Ký và ghi rõ họ tên)

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí