Thực Trạng Bồi Dưỡng Llct Cho Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở

hướng phát triển nguồn nhân lực.

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng LLCT, quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang; chỉ ra được ưu, nhược điểm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang bao gồm: nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng

- Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang: thực trạng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang

2.1.2.3. Khách thể khảo sát

- 13 cán bộ quản lý và giảng viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang.

- 110 học viên tham gia lớp học bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang trong năm 2017.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch bồi dưỡng, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở.

- Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp quan trọng nhất để nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng LLCT và quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang.

2.2. Thực trạng bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở

Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập giữ vai trò, vị trí là cầu nối, giữ mối liên hệ giữa người truyền đạt và người tiếp thu kiến thức trong quá trình giảng dạy. Do đó, việc đầu tư và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố Tuyên Quang đã được được trú trọng đầu tư. Đến nay, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố đã được trang bị đầy đủ máy tính xách tay, máy chiếu phục vụ giảng dạy giáo án điện tử và công tác văn phòng.

Nhìn chung, việc đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập cũng như công tác khai thác sử dụng máy chiếu projector ở các lớp bồi dưỡng đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học.

2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng các lớp lý luận chính trị

Đội ngũ báo cáo viên, giảng viên tham gia hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang hầu hết là báo cáo viên, giảng viên cấp thành phố, các đồng chí là cấp ủy viên, trưởng, phó các ban chuyên môn, đoàn thể của thành phố, tất cả được đào tạo cơ bản, có trình độ LLCT, phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công tác.

Bảng 2.1. Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang


Năm


Tổng số

Trình độ

chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Sau

ĐH

ĐH

Cao

Đẳng

Cử nhân,

Cao cấp

Trung

cấp

cấp

2014

10

0

10

0

10

0

0

2015

11

01

10

0

11

0

0

2016

12

01

11

0

12

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực - 7

Nguồn: Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Tuyên Quang

Qua bảng 2.1 ta thấy phần lớn cán bộ, giảng viên tham gia bồi dưỡng cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang phần lớn có trình độ Đại học với tỷ lệ trên 90%; trên 100% cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị.

Bên cạnh đó về cơ cấu giới tính giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Nam 07 đồng chí, chiếm khoảng 58,33%, nữ 05 đồng chí, chiếm 41,67%. Trong đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý là 100%.

Cơ cấu về độ tuổi, số cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng dưới 40 tuổi, 02 đồng chí chiếm 16,67%; từ 41 tuổi - 50 tuổi 06 đồng chí,

chiếm 50%; từ 51 tuổi - 60 tuổi 04 đồng chí, chiếm 33,33%.

2.2.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị

2.2.3.1. Thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng

Để tìm hiểu thực tế những phương pháp bồi dưỡng nào đã sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, chúng tôi nêu câu hỏi 1- phụ lục 01 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy trong hoạt động bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở‌

ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang



TT


Phương pháp giáo dục

Mức độ sử dụng


Tổng điểm


Thứ bậc

Hiệu quả sử

dụng


Tổng điểm


Thứ bậc

TX

(3đ)

ĐK

(2đ)

CSD

(1đ)

Tốt

(3đ)

Khá

(2đ)

TB

(1đ)

1

Phương pháp

thuyết trình

9

3


33

1

5

5

2

27

2

2

Phương pháp

nêu vấn đề

8

4


32

2

4

2

4

21

4

3

Phương pháp

trực quan

6

6


30

3

7

5

0

31

1

4

Phương pháp

thảo luận nhóm

4

8


28

4

2

4

6

20

5

5

Phương pháp sắm vai và xử lý

tình huống


2


5


5


21


7


1


5


6


19


6

6

Phương pháp

diễn đàn

4

5

3

25

5

0

6

6

18

7

7

Kết hợp các

phương pháp

5

5

2

27

6

6

3

2

26

3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả


Nhận xét kết quả bảng 2.2: Chúng tôi tính tổng điểm mức độ sử dụng và xếp thứ bậc. Kết quả: Các phương pháp được CBQL, GV sử dụng thường xuyên nhất là: Phương pháp thuyết trình (33 điểm, xếp thứ 1), phương pháp nêu vấn đề (32 điểm, xếp thứ 2), phương pháp trực quan (30 điểm, xếp thứ 3), phương pháp thảo luận nhóm (28 điểm, xếp thứ 4).

Các phương pháp được sử dụng ở mức độ trung bình là phương pháp diễn đàn (25 điểm, xếp thứ 5), kết hợp các phương pháp (27 điểm, xếp thứ 6), phương

pháp sắm vai và xử lý tình huống (21 điểm, xếp thứ 7).

Cùng bảng khảo sát, chúng tôi xin ý kiến đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả sử dụng của các phương pháp trong hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBQL cấp cơ sở. Kết quả như sau: Trong số những phương pháp bồi dưỡng LLCT mà các CBQL, GV thường xuyên sử dụng thì phương pháp trực quan; kết hợp các phương pháp; phương pháp thuyết trình được đánh giá là có hiệu quả sử dụng tốt (lần lượt xếp thứ 1, 2, 3 trong tổng số 6 bậc tương ứng với 6 phương pháp).

Một số phương pháp có mức độ sử dụng ít nhưng mang lại hiệu quả khá tốt là kết hợp các phương pháp (có tổng điểm hiệu quả sử dụng là 26 điểm, xếp thứ 3), phương pháp nêu vấn đề (có tổng điểm hiệu quả sử dụng là 21 điểm, xếp thứ 4). Các hoạt động bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thông qua h́nh thức tổ chức các tṛ chơi dễ thu hút đông đảo học viên tham gia, tạo được sự hứng thú cho học viên.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Theo chúng tôi, việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung giảng dạy là hết sức quan trọng để đảm bảo hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Hơn nữa, cán bộ chủ chốt là những người đã có kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn, đã từng được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. Việc lạm dụng phương pháp thuyết trình dễ gây sự nhàm chán cho học viên. Vì vậy, trong bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần khai thác, phát huy vốn hiểu biết, kinh nghiệm của họ bằng các phương pháp chiếm ưu thế như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sắm vai và xử lý tình huống, phương pháp diễn đàn. Kết quả khảo sát thực trạng này cũng là thông tin mà nhà quản lý cần tham khảo để chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy trong quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

2.2.3.2. Thực trạng sử dụng hình thức bồi dưỡng

Hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng. Điều này đòi hỏi CBQL, GV không những chỉ cần có nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng cho CBCC cấp cơ sở tại Trung tâm bồi dưỡng mà còn phải biết sử dụng những hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT phù hợp, thu hút được CBCC cấp cơ sở tham gia. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các hình thức bồi dưỡng LLCT cho các CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang chúng tôi nêu câu hỏi số 2 (Phụ lục 1) trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang

TT

Các hình thức bồi dưỡng

Phù hợp

Chưa phù hợp

CBQL

GV

CBQL

GV

1

Tổ chức các khóa học bồi dưỡng tập trung

82,11

100

27,89

0

2

Tổ chức các khóa học bồi dưỡng bán tập trung

45

0

55

100

3

Tổ chức BD theo các chuyên đề hàng năm

80

100

20

0

4

Bồi dưỡng theo chức danh, nhiệm vụ

40

50

60

50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua số liệu ở bảng 2.4 cho thấy: Việc bồi dưỡng LLCT cho CBCC được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên mức độ hợp lý của các hình thức theo đánh giá của những người tham gia lực lượng bồi dưỡng và những người trực tiếp được bồi dưỡng là có sự khác nhau.

Hình thức được cán bộ quản lý đánh giá hợp lý nhất đó là tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung (82,11% ý kiến thống nhất). Theo các nhà quán lý thì hình thức này là phù hợp đúng theo hướng dẫn của Trung ương còn các hình thức khác là tùy vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương để thực hiện. Học tập trung theo đợt sẽ giúp việc tổ chức khoa học, giảng viên và CBQL cấp cơ sở có điều kiện trao đổi thảo luận làm sáng tỏ các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.

Hình thức bồi dưỡng LLCT bán tập trung: 45% cán bộ quản lý cho rằng hợp lý nhưng 100% ý kiến của giảng viên đánh giá không hợp lý. Tại sao việc bồi dưỡng LLCT bán tập trung lại có nhiều giảng viên cho là không hợp lý? Tìm hiểu lý do của vấn đề này tôi được biết CBQL cấp cơ sở bây giờ cùng một lúc phải giải quyết nhiều công việc, mất nhiều thời gian trong việc tham gia các khóa bồi dưỡng dẫn đến rất khó tập trung nghe giảng, mặt khác do đặc thù công việc ở địa phương, nhất là các CBQL cấp cơ sở công tác ở lĩnh vực đoàn thể, chính trị- xã hội…thường xuyên tham gia sản xuất nông nghiệp ở địa phương dẫn đến rất khó triệu tập để bồi dưỡng LLCT, nếu thực hiện hình thức này sẽ không hiệu quả vì thực tế học viên hiện nay chỉ học để có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng việc hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ theo quy định.

Hình thức tổ chức BD theo các chuyên đề hàng năm đều được cán bộ quản lý và giảng viên tán thành trên 80%, bởi vì chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước luôn có sự điều chỉnh cho phù hợp bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, nếu CBQL không đi BDLLCT thì khó nắm được những điểm mới các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương, do đó hình thức này nhận được nhiều sự ủng hộ.

Bồi dưỡng theo chức danh, nhiệm vụ là hình thức phổ biến thực hiện tại trung tâm bồi dưỡng, song ý kiến các nhà quản lý lại đánh giá thấp nhất. Chúng tôi cho rằng nếu hình thức này được sử dụng tốt sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn và bổ sung các hình thức bồi dưỡng khác.

2.2.4. Kết quả bồi dưỡng lý luận chính trị

Với mục tiêu nhằm trang bị những kiến thức lý luận chính trị và kỹ năng giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, vấn đề bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là một trong những vấn đề lớn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Từ năm 2014 đến năm 2016, hoạt động bồi dưỡng LLCT đã được Đảng ủy thành phố Tuyên Quang triển khai thực hiện, đã mở được nhiều lớp bồi dưỡng LLCT:


Bảng 2.4. Kết quả mở các lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt của Đảng ủy thành phố Tuyên Quang trong 3 năm (từ năm 2014 đến năm 2016)‌


Năm


Lý luận chính trị cơ bản

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, bồi dưỡng Bí thư

chi bộ và cấp uỷ


Bồi dưỡng chuyên đề


Nghiệp vụ công tác đoàn thể


Triển khai học tập, quán triệt nghị quyết

Thông tin thời sự, báo cáo viên, tuyên truyền viên

Số

lớp

Học

viên

Số

lớp

Học

viên

Số

lớp

Học

viên

Số

lớp

Học

viên

Số

lớp

Học

viên

Số

lớp

Học

viên

2014

05

420

02

212

02

420

02

85

06

1425

03

425

2015

05

560

02

252

03

515

03

87

08

1524

05

514

2016

05

714

02

231

04

452

04

89

11

1823

05

621

Tổng

15

1694

6

695

9

1387

9

261

25

4772

13

1560

Nguồn: Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Tuyên Quang


47

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí