Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Llct Cho Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Đảng Bộ Thành Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang Theo Định Hướng Phát

Kết quả trên cho thấy, hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cáp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang tương đối ổn định; hằng năm, đều mở được các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các chương trình bồi dưỡng LLCT, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể được quan tâm duy trì thường xuyên. Số lớp và số học viên tham gia các lớp luôn chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ chương trình, nội dung đào tạo.

Trong tổ chức thực hiện, Đảng bộ thành phố đã tích cực trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị, gắn lý luận với nghiệp vụ, lý luận với thực tiễn. Coi trọng công tác đánh giá, xếp loại học viên; phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng soạn giáo án điện tử, sử dụng máy chiếu; kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống với hiện đại để tăng lượng thông tin bài giảng, hấp dẫn người học. Hình thức tổ chức thảo luận trên lớp, giải đáp thắc mắc, hệ thống kiến thức được các cán bộ, giảng viên, báo cáo viên thực hiện có hiệu quả, nề nếp. Thực tế cho thấy, qua trao đổi, thảo luận đã kịp thời bổ sung kiến thức, làm phong phú thêm về lý luận và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Do vậy, kết quả bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Các chương trình bồi dưỡng khác sau khi kết thúc lớp học đều có đánh giá, nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học viên.

Tuy nhiên, trong hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế nhất định như: Bồi dưỡng vẫn mang tính đại trà chưa thật sự gắn với quy hoạch cán bộ dẫn đến tình trạng số lượng CB được cử đi bồi dưỡng nhiều, trong khi chất lượng bồi dưỡng còn hạn chế; các lớp bồi dưỡng được mở ra nhiều nhưng không qua điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nên CB được cử đi bồi dưỡng nhiều nhưng bản thân họ

thấy việc bồi dưỡng như vậy rất lãng phí thời gian trong khi công việc ở cơ sở thì nhiều nên tình trạng đi bồi dưỡng không đầy đủ, hoặc đi muộn về sớm cũng thường xảy ra; việc đào tạo trình độ Sơ cấp lý luận chính trị là chương trình bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên nhưng nhiều năm nay không mở được lớp; Các lớp bồi dưỡng chuyên đề và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đoàn thể được mở hằng năm đạt rất thấp cả về số lượng và tỷ lệ các học viên tham gia; chất lượng bồi dưỡng chưa được xem xét đánh giá đúng thực chất, hầu hết các chương trình không được kiểm tra đánh giá nhận thức sau bồi dưỡng, chưa có sự phối hợp với đơn vị công tác trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng cán bộ đảng viên sau đào tạo, khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác của học viên sau chương trình bồi dưỡng còn thấp...

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

2.3.1. Thực trạng quản lý kế hoạch bồi dưỡng LLCT

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng, quyết định đến kết quả và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của mỗi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, công tác lập kế hoạch và quản lư kế hoạch bồi dưỡng của Đảng bộ thành phố Tuyên Quang luôn được quan tâm và đầu tư nhiều công sức.

Để tìm hiểu về việc lập kế hoạch hoạt động BD LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang tác giả đã điều tra bằng phiếu hỏi các cán bộ quản lý, giảng viên tham gia bồi dưỡng tại câu hỏi 3 (Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về việc lập kế hoạch bồi dưỡng CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

Đơn vị: %



TT


Tiêu chí

Mức độ

Rất

tốt

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

kém


1

Cụ thể hóa yêu cầu về trình độ LLCT của cán bộ chủ chốt cấp cơ

sở trong kế hoạch


0


66,67


33,33


0


0


2

Nghiên cứu kỹ định hướng phát triển nguồn nhân lực trước khi lập

kế hoạch bồi dưỡng CBCC CCS


0


0


25


33,33


41,67


3

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của CBCC CCS trước khi lập kế

hoạch bồi dưỡng LLCT


0


0


25


16,67


58,33


4

Lập kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn

nhân lực


0


0


16,67


41,67


41,67

5

Lập kế hoạch đổi mới phương pháp

bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS

0

0

16,67

16,67

66,67


6

Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng hình thức bồi dưỡng LLCT cho

CBCC CCS


0


0


16,67


58,33


25

7

Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt

động bồi dưỡng cho CBCC CCS

0

0

0

50.00

50.00

8

Lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất

phục vụ hoạt động bồi dưỡng

0

41,67

41,67

16,67

0


9

Lập kế hoạch lựa chọn ngũ báo

cáo viên; mời báo cáo viên cấp tỉnh và trung ương


0


58,33


0


8,33


33,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực - 8

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Như vậy, hằng năm, Đảng bộ thành phố Tuyên Quang đều xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS. Theo kết quả khảo sát từ đội ngũ CBQL và GV, hoạt động quản lý công tác lập kế hoạch bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS bước đầu đã có nhiều dấu hiệu tích cực, những nội dung bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực đã được Bí thư Đảng bộ quan tâm. Trong kế hoạch hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS đã có đề cập đến các yếu tố con người, cơ sở vật chất, nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Những nội dung được lãnh đạo quan tâm thực hiện tốt đó là:

Cụ thể hóa yêu cầu về trình độ LLCT của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong kế hoạch được các CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện tốt (66,67%), mức độ khá (33,33%). Việc làm này giúp CBQL và GV có căn cứ để triển khai hoạt động bồi dưỡng và thực hiện bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS một cách hiệu quả nhất.

Việc xây dựng kế hoạch thành lập đội ngũ báo cáo viên, mời báo cáo viên cấp tỉnh và trung ương tham gia hoạt động bồi dưỡng bước đầu được quan tâm. Đây là một giải pháp hợp lý, bởi vì để đạt được hiệu quả trong công tác bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ CBCC thì trước hết phải có đội ngũ báo cáo viên có năng lực chuyên môn tốt. Nội dung này được đội ngũ CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện tốt (58,33%); Tuy nhiên vẫn còn 33,33% CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện yếu ở nội dung này. Đây là một vấn đề cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS.

Công tác lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng được các CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện tốt (41,67%), khá (41,67 %). Điều đó khẳng định Đảng bộ thành phố đã quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả hoạt động quản lý công tác lập kế hoạch bồi dưỡng LLCT cho CBCC vẫn còn tồn tại những hạn chế đó là: Chưa quan tâm đến nhu cầu bồi dưỡng LLCT của CBCC ở nội dung nào, những nội dung nào cần được bồi dưỡng cho CBCC hiện nay. Công tác khảo sát, lấy kiến về nhu cầu cần bồi dưỡng của CBCC, GV trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng LLCT, có 58,33% CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện "Yếu kém”. Công tác chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng chưa được coi trọng trong chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS (không có CBQL, GV nào đánh giá mực độ thực hiện tốt các nội dung trên); việc thành lập đội ngũ báo cáo viên; mời các chuyên gia tham gia hoạt động bồi dưỡng chưa được Đảng bộ quan tâm đúng mức. Điều đó bộc lộ hoạt động quản lý bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS chưa được chỉ đạo một cách sát sao của Đảng bộ, đồng thời kết quả đó cũng nói lên nguyện vọng, mong muốn được bàn bạc, đóng góp ý kiến của đội ngũ GV với Đảng bộ thành phố trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn trong hoạt động này.

2.3.2. Quản lý tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Để tìm hiểu về công tác tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC cấp cơ sở, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra và tổ chức phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý tại câu hỏi số 4 (Phụ lục 01), sau khi tổng hợp phiếu và các ý kiến trả lời, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang


STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Rất tốt

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

kém


1

Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho các giảng viên thực hiện bồi

dưỡng LLCT cho CBCC CCS.


0


83,33


16,67


0


0


2

Xác lập cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng

LLCT cho CBCC CCS.


0


66,67


25


8,33


0


3

Thống nhất về mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tiến hành bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn

nhân lực.


0


0


50


16,67


33,33


4

Phổ biến yêu cầu cho đội ngũ giảng viên về hoạt động bồi dưỡng CBCC CCS theo định

hướng phát triển nguồn nhân lực.


0


0


8,33


66,67


25

5

Tạo điều kiện thuận lợi để giảng

viên thực hiện nhiệm vụ.

0

0

25

41,67

33,33


6

Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các ban ngành đoàn thể trong bồi dưỡng LLCT cho

CBCC CCS


0


25


33,33


41,67


0


7

Thẩm định tài liệu bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định

hướng phát triển nguồn nhân lực


0


0.00


8,33


66,67


25

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả


Kết quả bảng trên cho thấy các nội dung trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Trong đó việc lựa chọn và giao nhiệm vụ cho các giảng viên thực hiện bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS được triển khai tốt (83,33% CBQL, GV đánh giá ở mức Tốt); Xác lập cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng LLCT cho CBCC

CCS cũng được triển khai thực hiện tốt (66,67% đánh giá ở mức tốt). Lựa chọn và giao nhiệm vụ phù hợp với nhu cầu, năng lực của cán bộ sẽ khích lệ được tinh thần, hứng thú làm việc của đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng, từ đó họ sẽ phát huy được năng lực, sở trường và mong muốn cống hiến thật nhiều cho công việc. Việc xác lập cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng tạo nên sự thống nhất, đồng thuận, nhịp nhàng trong hoạt động, vừa giúp nhà quản lý dễ dàng điều hành hoạt động, vừa khiến những người trực tiếp thực hiện hoạt động cảm thấy hài lòng, thoải mái. Như vậy, có thể nói, những yếu tố này góp phần tạo nên hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý tổ chức thực hiện bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS cũng còn tồn tại những hạn chế, chưa hiệu quả của nhà quản lý đó là: Thống nhất về mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tiến hành bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực (33,33% ý kiến đánh giá ở mức yếu); Phổ biến yêu cầu cho đội ngũ giảng viên về hoạt động bồi dưỡng CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực (66,67% ý kiến đánh giá ở mức Trung bình); Thẩm định tài liệu bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực (66,67% đánh giá mức Trung bình). Theo chúng tôi, trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng, việc thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tiến hành bồi dưỡng; thẩm định tài liệu bồi dưỡng; phổ biến yêu cầu cho giảng viên là những nội dung mà nhà quản lý cần quan tâm thực hiện tốt vì đó là những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng. Thực trạng này đòi hỏi Đảng bộ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố phải có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS.

2.3.3. Chỉ đạo thực hiện chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

Chỉ đạo là một trong bốn chức năng quản lý góp phần quyết định chất lượng của hoạt động thực tiễn. Khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang đối với câu hỏi số 5 (Phụ lục 1) , chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực‌

(ý kiến của CBQL, GV)



TT

Các biện pháp chỉ đạo của Bí thư đảng ủy

Mức độ thực hiện

Rất tốt

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Chỉ đạo nghiên cứu định hướng phát triển nguồn nhân lực trước khi lập kế

hoạch bồi dưỡng CBCC CCS


0


0


16,67


58,33


25


2

Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của CBCC CCS trước khi

lập kế hoạch bồi dưỡng LLCT


0


0


41,67


50


8,33


3

Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo

định hướng phát triển nguồn nhân lực


0


0


50


33,33


16,67

4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi

dưỡng LLCT cho CBCC CCS

0

0

25

58,33

16,67

5

Chỉ đạo xây dựng hình thức bồi

dưỡng LLCT cho CBCC CCS

0

8,33

50

33,33

8,33


6

Chú trọng đến việc tăng cường khả năng tương tác của các học viên

tham gia bồi dưỡng


8,33


16,67


58,33


16,67


0


7

Chú trọng đến khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên và khả năng phát triển năng lực riêng của

từng học viên


0


75


16,67


8,33


0

8

Tôn trọng tính sáng tạo của cá nhân

của học viên tham gia bồi dưỡng

0

58,33

41,67

0

0


9

Coi trọng trách nhiệm và quyền hạn của GV; đề cao tinh thần làm việc tập thể khi tổ chức hoạt động

bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS


0


58,33


33,33


8,33


0


10

Chỉ đạo khảo sát, đánh giá hiệu quả của từng phương pháp bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức bồi dưỡng

LLCT cho CBCC CCS


0


0


41,67


58,33


0

11

Chỉ đạo lựa chọn phương pháp bồi

dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng

0

0

25

50

25

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022