Trường Trung Học Cơ Sở Chất Lượng Cao Và Ý Nghĩa Của Việc Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Trường Trung Học Cơ Sở Chất Lượng Cao Trong Bối

khá lâu: Trị quốc dựa vào nhân tài. Ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442) ông cha ta đã chỉ rõ "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế được mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”. Muốn có nhân tài "phải vun trồng, bồi dưỡng nhân tài". Mục đích ban đầu của việc mở Quốc Tử Giám là dạy dỗ các con cháu của Hoàng gia. Tuy nhiên, Quốc Tử Giám đã hoàn toàn vượt qua mục đích này và trở thành nơi đào tạo nhân tài cho đất nước kể từ khi thành lập [dẫn theo 15].

Ở nước ta ngay từ năm 1950, Bác Hồ đã chỉ thị phải tuyển chọn những thanh niên có đủ những tiêu chí cần thiết, gửi sang Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu học tập để đào tạo thành trí thức bậc cao cho đất nước; ra quyết định mở trường khoa học cơ bản, trường sư phạm cao cấp trên đất bạn... để tạo dựng một lớp người có tài có đức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khi hòa bình lập lại [31].

Các nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi

Cuốn sách Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trung học phổ thông của tác giả Cao Cự Giác đã đề cập đến các vấn đề lý luận như: Một số quan niệm về học sinh giỏi; Bồi dưỡng học sinh giỏi với việc đào tạo nhân tài cho đất nước; Các nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi; Mục tiêu và các biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi; Xã hội hóa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Những vấn đề lý luận trên là cơ sở để tác giả tham khảo để triển khai cơ sở lý luận của đề tài [11].

Lê Thị Hữu Huyền trong công trình Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 10 trung học phổ thông chuyên đã nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, tác giả khẳng định “Việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của các cơ quan chức năng và của mỗi trường, mỗi giáo viên. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường chuyên là công tác tuyển

chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi. Làm thế nào để đạt kết quả tốt, quả là một vấn đề không đơn giản” [19].

Các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nam (2012) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên [22] trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đã đề ra các biện pháp như: Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thiết thực với từng bước đi thích hợp; Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo sự đồng thuận trong các hoạt động; Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Các biện pháp bồi dưỡng và phát triển học sinh giỏi. Những biện pháp nêu trên tác giả luận văn có thể kế thừa để xây dựng các biện pháp cho đề tài.

Công trình nghiên cứu của Hoàng Khắc Tiệp (2012) về Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay [30] đã đề xuất các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động trong nhà trường, tạo sự đồng thuận trong các hoạt động; Đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi; Cải tiến chế độ chính sách thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Tạo động lực cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Đầu tư thỏa đáng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. Những biện pháp nêu trên tác giả luận văn có thể kế thừa để xây dựng các biện pháp cho đề tài.

Công trình nghiên cứu của Bùi Mỹ Hạnh (2014) về Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amster dam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

[15] đã phân tích, đánh giá nội dung, hình thức bồi dưỡng, điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội, công tác thi đua khen

thưởng và quản lý công tác bồi dưỡng HS giỏi để đề xuất các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực; Đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu; Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục… Những biện pháp nêu trên tác giả luận văn có thể kế thừa để xây dựng các biện pháp cho đề tài.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 3

Công trình nghiên cứu của Ngô Văn Mậu (2014) về Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

[21] đã đề xuất các biện pháp thiết thực như Kế hoạch hóa trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực; Tăng cường đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi….Những biện pháp nêu trên tác giả luận văn có thể kế thừa để xây dựng các biện pháp cho đề tài.

Công trình nghiên cứu của Lê Trường Giang (2015) về Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh hiện nay [12] đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, đề cập tới nội dung quản lý như công tác phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi; Lập kế hoạch; Tổ chức bồi dưỡng và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đưa ra một số biện pháp như: Kế hoạch hóa việc tuyển chọn, phát hiện học sinh giỏi; Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi; Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh; Cải tiến chế độ thi đua, khen thưởng….Những kết quả đạt được của nghiên cứu này là cơ sở để tác giả tham khảo và triển khai thực hiện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2015) về Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên Thái Bình, tỉnh Thái Bình [8] đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thực trạng giáo viên, quản

lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, quản lý hoạt động của giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, quản lý việc học của đội tuyển và mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng. Tác giả đã đã đề xuất các biện pháp rất cần thiết và rất khả thi như: Phát hiện, tuyển chọn, thành lập đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia; Thu hút, tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh chuyên; Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng; Đầu tư cơ sở vật chất; Xã hội hóa giáo dục trong công tác học sinh giỏi; Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. Những biện pháp nêu trên tác giả luận văn có thể kế thừa để xây dựng các biện pháp cho đề tài.

Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, bồi dưỡng học sinh giỏi và quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi rất cần thiết. Mỗi một nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa bàn nghiên cứu. Đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, vì vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu nêu trên tác giả có cơ sở để xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý và bồi dưỡng

1.2.1.1. Quản lý

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định" [23,tr. 8].

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [7].

Trên cơ sở những quan niệm và định nghĩa khác nhau về văn hóa, theo chúng tôi, Quản lý là tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

1.2.1.2. Bồi dưỡng

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực và phẩm chất" [32, tr.79].

Nguyễn Minh Đường: "Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ" [9, tr.14].

Từ các khái niệm nêu trên, theo chúng tôi: bồi dưỡng là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm bổ sung, bồi đắp thêm những kiến thức về tri thức, kỹ năng cho đối tượng được bồi dưỡng, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả trong quá trình lao động.

1.2.2. Học sinh giỏi

Theo Georgia Law “học sinh giỏi là học sinh minh chứng được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt, đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết, khoa học, người cần một sự giáo dục đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó” [dẫn theo 11, tr.8].

Theo cơ quan Giáo dục Mỹ “học sinh giỏi là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc có năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật hoặc các lĩnh vực lý thuyết chuyên biệt. Những học sinh này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ các bình diện văn hóa, xã hội và kinh tế’’ [dẫn theo 11, tr.8].

Từ các khái niệm nêu trên, theo chúng tôi: Học sinh giỏi là học sinh có năng lực, có năng khiếu và tài năng ở một hay nhiều môn học hay lĩnh vực nào đó, học sinh giỏi thể hiện động cơ học tập tốt và đạt trình độ xuất sắc trong quá trình học tập.

Theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, tại điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học quy định: Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường trung học phổ thông chuyên phải thêm điều kiện điểm

trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ [5].

1.2.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi

Bồi dưỡng học sinh giỏi giúp cho người học chủ động tiếp cận những tri thức khoa học phát huy hết nội lực của mình, đồng thời qua đó giúp cho người học biết cách học tập, vận dụng, nghiên cứu và biết sử dụng những phương tiện hiện đại phục vụ cho đời sống hàng ngày. Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình diễn ra hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập của người dạy và người học trên những kiến thức, nội dung chương trình đã được soạn thảo đã được lựa chọn.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình giáo viên tạo ra những điều kiện và môi trường học tập thích hợp cho học sinh giỏi phát huy sáng tạo, trí tuệ, chủ động tiếp thu tri thức, giáo viên giúp học sinh giỏi biết cách nghiên cứu, vận dụng những nội dung tri thức đã học vào thực tiễn để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục.

1.3. Trường trung học cơ sở chất lượng cao và ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay

1.3.1. Trường trung học cơ sở chất lượng cao

Hệ thống trường THCS chất lượng cao do thành phố/huyện xây dựng một trường THCS chất lượng cao. Trường THCS chất lượng cao do Phòng GDĐT quản lý.

Trường THCS chất lượng cao được tổ chức và hoạt động theo các quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS chất lượng cao

- Mục tiêu của trường THCS chất lượng cao: là đảm bảo có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đội ngũ giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và công tác

nghiên cứu khoa học; phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh trên địa bàn phát triển năng khiếu, bộc lộ tố chất trên từng môn học, từng lĩnh vực. Đồng thời, quan tâm thực hiện giáo dục toàn diện cho tất cả học sinh khác trong nhà trường, trong đó chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn của trường THCS chất lượng cao phải cao hơn các trường THCS khác trên địa bàn; là mô hình điểm để triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [10].

- Đặc điểm trường THCS chất lượng cao

+ Có phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá tiên tiến; tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, từng bước nâng cao khả năng và phổ biến sử dụng ngoại ngữ trong học tập và giao tiếp;

+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại; có khả năng phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, lòng nhiệt tình của giáo viên bên cạnh năng lực của học sinh là những yếu tố rất quan trọng làm nên trường chất lượng cao.

+ Môi trường học tập chất lượng cao phải là môi trường học tập mà ở đó học sinh là nhân vật trung tâm của nhà truờng, học sinh được tôn trọng, được chơi, được tham gia các họat động và đóng góp hết mình. Trường chất lượng cao, ngoài việc giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực hài hòa. việc quan trọng nhất ở trường chất lượng cao chính là, tất cả các họat động đều phải hướng vào phát triển năng lực của HS. Và để làm được những điều như trên không cách nào khác là phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ và cơ chế quản lý.

1.3.3. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay

Để phát triển và nâng cao thương hiệu nhà trường, một trong những hoạt động có ý nghĩa chính là bồi dưỡng HS giỏi, việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch về chuyên môn trong đó việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh và quốc gia là một tầm nhìn chiến lược mà mỗi một nhà trường đều phải đặt ra những tiêu chí riêng của mình. Chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay đặt ra yêu cầu cho việc bồi dưỡng HS giỏi phải mang tính chất khái quát cao, mang tính tư duy suy luận logic,và muốn phát huy năng lực của các em thì yêu cầu đối với người thầy (người dạy đội tuyển) cũng phải nắm bắt được xu thế phát triển của giáo dục, những bước tiến nhảy vọt về công nghệ, xu thế phát triển kinh tế thế giới… để từ đó định hướng được vấn đề muốn truyền tải tới học sinh trong các môn khoa học xã hội, còn với bộ môn khoa học tự nhiên, thì yêu cầu người thầy cần đưa vào các bài toán có tính sáng tạo, có tính tư duy trìu tượng cao để học sinh có thể từ bài toán gốc có thể khái quát thành hệ thống các bài toán khác, từ vấn đề khoa học này để sáng tạo ra vấn đề khoa học khác.

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không những đem lại thành tích cho mỗi nhà trường mà còn đem lại thương hiệu cho nhà trường, ngoài ra việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường THCS chất lượng cao, nó còn giúp đội ngũ giáo viên được nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp người giáo viên năng động hơn, sáng tạo hơn, tạo ra một lớp thế hệ học sinh có trình độ chuyên sâu trong việc tiếp thu và nghiên cứu khoa học, tạo ra sân chơi lành mạnh về tri thức, và hơn hết việc bồi dưỡng học sinh giỏi là tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao về khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm tòi và khám phá khoa học.

Trong giai đoạn hiện nay việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao là điều hết sức cần thiết để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới đất nước, phục vụ cho việc đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế về tất cả các lĩnh vực. Do vậy việc đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài là điều mà Đảng ta đã xác định là công cụ xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, nên hơn bao giờ hết việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao là hết sức cần thiết, nó mang vị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023