Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên


Sau hơn 30 mươi năm đất nước đổi mới, hệ thống giáo dục đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước, song các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên vẫn còn tiếp tục xây dựng và chưa hoàn chỉnh. Nhiều vấn đề của khoa học quản lý được vận dụng vào cơ quan giáo dục và các nhà trường đang dần được sáng tỏ. Nhiều vấn đề thực tiễn được tổng kết và bổ sung, hoàn chỉnh. Các vấn đề có tính lý luận như: Kế hoạch hóa giáo dục, kinh tế học giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý trường học, thông tư, chỉ thị, công tác xã hội hóa giáo dục, . . . Nhiều vấn đề đã được cán bộ quản lý giáo dục đi trước và nghiên cứu, đúc kết trở thành nội dung chương trình phong phú và đa dạng.

1.2.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục một cách nghiêm túc, khách quan, hiệu quả, thực chất; vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá như: Thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch; vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề (Có sự tham dự, đánh giá của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn); tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng qua mạng internet (Nếu có đủ điều kiện hạ tầng về công nghệ thông tin). Phát huy, khai thác tối đa phần mềm quản lý đã có ở địa phương hoặc chia sẻ phần mềm quản lý giữa các địa phương để tăng cường tính khách quan hóa kết quả đánh giá, tránh hình thức trong đánh giá.

1.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường trung học cơ sở

Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là dạy học. Do vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng có bản chất là quản lý quá trình dạy học diễn ra trong chu trình, khóa bồi dưỡng cụ thể. Những nội dung cơ bản của quản lý là:

1.3.1. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng.

Hiệu trưởng quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của Hiệu trưởng đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định. Hiệu trưởng quản lý mục tiêu nhằm đảm bảo đi đến mục tiêu đã đặt ra mà không bị chệch hướng.

Hiệu trưởng xác định cho giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tạo điều kiện để giáo viên phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo Dục.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục - 4

1.3.2. Quản lý nội dung, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên cho từng năm học và cho cả giai đoạn. Đồng thời tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các giáo viên trong trường theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình. Kế hoạch bồi dưỡng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hoạt động công tác bồi dưỡng cho giáo viên được thực hiện nghiêm túc, chất lượng. Xuất phát từ những vấn đề mới, những vấn đề khó giáo viên còn vướng mắc, Hiệu trưởng phải đề xuất với phòng GD&ĐT để chỉ đạo các trường thực hiện chuyên đề về những vấn đề đó.Việc làm này đã tháo gỡ cho giáo viên rất nhiều khó khăn đồng thời cũng huy động được trí tuệ tập thể, sự chia sẻ kinh nghiệm, qua đó chất lượng tay nghề của giáo viên được nâng lên rõ rệt.

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS được Hiệu trưởng quản lý bằng kế hoạch và luôn chủ động với nhiều hình thức phù hợp, giải pháp sáng tạo thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng đổi mới giáo dục.

Quản lý nội dung hoạt động bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 2 nhóm chính như sau:


1.3.2.1. Bồi dưỡng thường xuyên

Hiệu trưởng phải xây dựng đội ngũ cốt cán cho nhà trường đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu hợp lý. Tạo điều kiện để giáo viên được tăng cường đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin, phổ biến phương pháp tự học tập, tự bồi dưỡng thông qua các hoạt động chia sẻ, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, học từ xa, học qua mạng internet và phát huy tốt vai trò của CBQL trường phổ thông, của giáo viên cốt cán trong quá trình bồi dưỡng.

Hiệu trưởng tổ chức xây dựng nội dung và biên soạn tài liệu đối với phần nội dung bồi dưỡng bắt buộc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng năm học và từng thời kỳ của địa phương.

Đối với các mô đun trong phần nội dung bồi dưỡng tự chọn, thực hiện hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiên nhiệm vụ bồi dưỡng (Được quy định tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư 26 và Thông tư 27) để biên soạn tài liệu bồi dưỡng. Ngoài tài liệu bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng biên soạn, CBQL trường phổ thông có thể tự khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác phục vụ việc bồi dưỡng.

Hiệu trưởng chủ động, tích cực triển khai thực hiện việc BDTX đối với CBQL trường phổ thông theo qui định tại thông tư 26, Thông tư 27 của bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản có liên quan. Đặc biệt, cần chú ý một số vấn đề như :

1.3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự phát triển của giáo dục, Hiệu trưởng phải có tác động để giáo viên thấy nhu cầu cấp thiết phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trong quá trình dạy học, để không tụt hậu về kiến thức, người giáo viên không thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Hiệu trưởng phải có cơ chế khuyến khích để giáo viên có động lực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Hiệu trưởng có kế hoạch không ngừng nâng cao trình độ chođội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong


thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

1.3.2.3. Bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

- Chương trình tổng thể: Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục THCS giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Chương trình môn học: Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

a) Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

b) Thời lượng giáo dục

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


1.3.3. Quản lý hình thức, phương pháp hoạt động bồi dưỡng giáo viên

1.3.3.1. Quản lý giáo viên tự bồi dưỡng

Việc tự học, đang được coi là phương châm giáo dục “Học thường xuyên, học suốt đời”, xây dựng một “Xã hội học tập”. Hiệu trưởng quản lý kế hoạch tự bồi dưỡng trong từng năm học của giáo viên.

Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng ngay tại đơn vị mình, phát huy yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng.

1.3.3.2. Quản lý bồi dưỡng tập trung

Việc tự học, đang được coi là phương châm giáo dục “Học thường xuyên, học suốt đời”, xây dựng một “Xã hội học tập”.

Hiệu trưởng quản lý kế hoạch tự bồi dưỡng trong từng năm học của GV

Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng ngay tại đơn vị mình, phát huy yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng.

1.3.3.3. Quản lý bồi dưỡng từ xa

Nhà trường phối hợp với cơ sở đào tạo để đưa giáo viên tham gia bồi dưỡng, đào tạo theo khóa hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hoặc theo cụm trường. Hiệu trưởng có sự định hướng bồi dưỡng chuyên môn để phát huy tối ưu trong việc bồi dưỡng chuyên môn, tác động đúng hướng quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao.

1.3.4.4. Quản lý phương pháp bồi dưỡng

Quản lý phương pháp bồi dưỡng cho giáo viên là cách thức mà người quản lý sử dụng hệ thống những cách làm để giáo viên bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả.

Hiệu trưởng cần định hướng để giáo viên sử dụng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn gồm:

- Sử dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp mới.

- Phối hợp các phương pháp tích cực.

- Tập trung sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và PP chuyên gia.

Việc xác định phương pháp cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình bồi dưỡng, đặc biệt là mối quan hệ Mục đích-Nội dung- Phương pháp.


Quản lý đổi mới phương pháp trong bồi dưỡng chuyên môn không có nghĩa là yêu cầu giáo viên phải thay thế các phương pháp bồi dưỡng truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Mỗi phương pháp bồi dưỡng có ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng cho nên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học.

1.3.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trong bối cảnh hiện nay được thiết kế cụ thể để đáp ứng nhu cầu, xác định và tập trung theo các bước sau:

+ Xác định nhu cầu bồi dưỡng.

+ Xác định loại hình bồi dưỡng

+ Sử dụng đội ngũ giáo viên đã qua bồi dưỡng giàu kinh nghiệm để xác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng.

+ Đánh giá mức độ về công tác bồi dưỡng nhằm đảm bảo đội ngũ. Việc bồi dưỡng giáo viên có kế hoạch mang tính thực tiễn cao hơn. Điều này thể hiện qua các phương diện.

+ Xác định những nhu cầu cần thiết của việc học tập, kiểm tra và kiến thức, kĩ năng, phương pháp nào cần được bổ túc, bồi dưỡng.

+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng của từng năm học, cấp học, bậc học và khối học, môn học. Mục tiêu phải cụ thể mang tính hoạch định,và tính khả thi, có thước đo đánh giá được. Mục tiêu phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội và phát triển giáo dục.

+ Phương châm bồi dưỡng: Thuận lợi nhất, kết hợp bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. Kết hợp bồi dưỡng trong hè và tự bồi dưỡng, đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng.

+ Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm ,soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.


+ Phương thức bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh họa sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.

+ Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; thông qua cách tự học. Tự học tự nghiên cứu là cách thức bồi dưỡng tốt nhất được kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác; bồi dưỡng trục tuyến bằng các phần mềm chuyên dụng.

+ Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua việc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập. Kết quả của công tác bồi dưỡng cũng cần được sử dụng trong quá trình đánh giá giáo viên thì hiệu quả của bồi dưỡng mới đích thực có giá trị.

Sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, hệ thống giáo dục đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước, song các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên vẫn còn tiếp tục xây dựng và chưa hoàn chỉnh. Nhiều vấn đề của khoa học quản lý được vận dụng vào cơ quan giáo dục, các nhà trường đang dần được sáng tỏ. Nhiều vấn đề thực tiễn được tổng kết và bổ sung , hoàn chỉnh. Các vấn đề có tính lí luận như: Kế hoạch hóa giáo dục, kinh tế học giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý trường học, Thông tư, Chỉ thị, công tác xã hội hóa giáo dục … Nhiều vấn đề đã được cán bộ quản lý giáo dục đi trước và nghiên cứu, đúc kết trở thành nội dung chương trình phong phú và đa dạng.

1.3.4.1. Về cơ chế chính sách

Thực hiện Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và đào

tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở GDPT

Công văn số 1201/BGDĐT-GDTrH ngày 08/04/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018;

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6 /2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc


xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

1.3.4.2. Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là điều kiện cơ bản quyết định chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên. Cơ sở vật chất bao gồm các thiết bị đồ dùng dạy học trong các nhà trường và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Cơ sở vật chất đầy đủ, có chất lượng, hiệu quả sử dụng cao sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, TBDH phục vụ đổi mới phổ thông.

1.3.4.3. Về tài chính

Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường, bồi dưỡng cho giáo viên. Thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng cho giáo viên kịp thời, công khai tài chính của trường theo quy định.

Kinh phí thực hiện một phần từ nguồn vốn chương trình mục tiêu xây dựng hàng năm, hoặc đơn vị, cá nhân đi học tự chi trả.

Kinh phí thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, thực hiện theo chương II, điều 3 “Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm” của thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 / 01 / 2018 của bộ nội vụ về việc “hướng dẫn một số điều của nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.

1.3.5. Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục một cách nghiêm túc, khách quan, hiệu quả, thực chất; vận dụng linh hoạt các hình thức quản lý kiểm tra đánh giá như: Quản lý thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch, vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ khối thông qua các báo cáo chuyên đề; tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng qua mạng Internet. Phát huy và khai thác tối đa phần mềm quản lý đã có ở địa phương

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí