VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ TÙNG LÂM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đắk Nông, 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ TÙNG LÂM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.140114
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đỗ Thị Lệ Hằng
Đắk Nông, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Lệ Hằng. Các số liệu, tư liệu, nội dung trích dẫn và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Đăk Nông, tháng năm 2022
Tác giả
Võ Tùng Lâm
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện khoa học xã hội tôi đã hoàn thành Luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục”. Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của rất nhiều người.
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn tới TS. Đỗ Thị Lệ Hằng, là giáo viên hướng dẫn đã quan tâm và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cô đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng như giúp tôi rèn luyện thêm kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô trong Ban giám hiệu, Khoa Tâm lý, Giáo dục đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Văn phòng huyện ủy, HĐND&UBND huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song Luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự cảm thông chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người cùng quan tâm./.
Đắk Nông, tháng năm 2022
Tác giả
Võ Tùng Lâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC 8
1.1. Các khái niệm chính của đề tài 8
1.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường trung học cơ sở 14
1.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường trung học cơ sở 19
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG
TỈNH ĐẮK NÔNG ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 28
2.1. Tổ chức nghiên cứu khảo sát thực trạng 28
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk nông 30
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 36
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở 52
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên
trung học cơ sở 56
Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HYỆN ĐẮK GLONG TỈNH
ĐẮK NÔNG 59
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 59
3.2. Các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học
cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 61
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
quản lý 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ | |
BDTX | Bồi dưỡng thường xuyên |
BDCM | Bồi dưỡng chuyên môn |
BDGV | Bồi dưỡng giáo viên |
CBQLGD | Cán bộ quản lý giáo dục |
TBDH | Thiết bị dạy học |
CSVC | Cơ sở vật chất |
CNXH | Chủ nghĩa xã hội |
GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GV | Giáo viên |
KT – XH | Kinh tế, xã hội |
NXB | Nhà xuất bản |
PP | Phương pháp |
QLGD | Quản lý giáo dục |
QLNT | Quản lý nhà trường |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục - 2
- Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tính đến năm 2000 ngành giáo dục hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Tạo nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách. Đảm bảo cơ bản bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Bên cạnh những thành tựu đặt ra ngành Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận còn một số những hạn chế như hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất (Nghị quyết 29- NQ/TW). Cùng với đó Nghị quyết cũng nêu ra “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.
Đây được xem như bối cảnh để Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu tổng quát của đổi mới giáo dục toàn diện được xác định là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”
Để thực hiện mục tiêu tổng quát này Nghị quyết cũng đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trong số những nhiệm vụ và giải pháp này, giải pháp số 6 tập trung vào Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đây được xem như giải pháp then chốt về mặt nguồn nhân lực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Có thể thấy Đảng đã xác định con người, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện mục tiêu đó cần phải đẩy mạnh phát triển giáo dục trong đó cần chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục trung học cơ sở (THCS) nói riêng
Huyện Đắk Glong là huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, điểm xuất phát kinh tế ở mức thấp, địa hình đa dạng vì thế có nhiều ngành nghề liên quan đến cả nông, lâm nghiệp. Toàn huyện Đắk GLong có 07 trường THCS, công tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao nhận thức về học tập cho giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu sự đồng bộ. Vì vậy dẫn đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Đặc biệt công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên ở các trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục vẫn còn những vấn đề bất cập. Các giải pháp quản lí chưa được khoa học, đồng bộ, có nhiều lúng túng, chưa đáp ứng được với yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và tinh thần đổi mới hiện nay.
Đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhận thức của giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa xác định đúng vị trí, vai trò của hoạt động này trong nhà trường; việc triển khai hoạt động này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai của cán bộ quản lí giáo dục chưa khoa học, không thường xuyên. Trong khi đó, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục (CBQLGD )chưa cao; hiệu trưởng các trường THCS chưa xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung phát triển giáo dục, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên chưa hiệu