Nhóm Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Tiễn

cùng những nguyên nhân, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học theo định hướng đổi mới CTGDPT ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu được chuyển giao áp dụng cho Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long chủ thể quản lý các trường tiểu học thuộc thành phố Hạ Long trong hoạt động quản lý bồi dưỡng CBQL trường tiểu học theo định hướng đổi mới CTGDPT.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các quan điểm, lý luận về quản lý, quản lý giáo dục; Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản, đọc sách, báo, bài viết, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.

- Hồi cứu tài liệu để phân tích tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề liên quan làm cơ sở lý luận cho thực tiễn.

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, quản lý của các CBQL trường tiểu học thuộc địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo UBND, lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, chuyên viên phòng GD&ĐT và một số giáo viên các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để đánh giá thực trạng năng lực, hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học giai đoạn hiện nay.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 3

8.3. Nhóm phương pháp bổ trợ

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học, các phần mềm tin học ứng dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC

CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBQL có vai trò đặc biệt quan trọng đến chất lượng giáo dục, đến thương hiệu và sự thành công của một nhà trường, của sự nghiệp giáo dục. Nhiều quốc gia trên thế giới đã rất chú trọng đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của người CBQL nhằm đáp ứng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ mới của nhà trường theo xu hướng phát triển.

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước

Vào giữa thế kỉ XVIII, các nhà khoa học Robert Owen (1771 - 1858), Andrew Ure (1778-1875) đưa ra ý tưởng muốn tăng năng suất lao động cần tập trung giải quyết một số yếu tố chủ yếu là tạo ra phúc lợi công cộng, tìm giải pháp giám sát công nhân, quan tâm đến mối quan hệ giữa người quản lý với người bị quản lý và nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản lý. Tiếp đó Frederick winslow Taylor (1856-1915) với công trình tiêu biểu là cuốn: "Những nguyên tắc quản lý khoa học" xuất bản năm 1911, ông quan niệm: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [16, tr.76].

Henri Fayol (1841-1925) người Pháp đã có công trình "Tổng quát về quản lý hành chính" xuất bản năm 1916. Cống hiến lớn nhất của ông là đưa ra 5 chức năng cơ bản của quản lý, 16 quy tắc về chức trách quản lý và 14 nguyên tắc quản lý hành chính. Theo ông người quản lý nếu có đủ năng lực tư duy và năng lực thực tiễn kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, các quy tắc, các nguyên tắc làm quản lý thì chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức được nâng cao [16, tr.79].

Giáo dục thế kỷ XXI diễn ra trong bối cảnh thế giới có những biến đổi sâu sắc. Nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, đặt ra cho các nhà trường, đặc biệt là người đứng đầu - người Hiệu trưởng những trách nhiệm mới.

Đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ, sự ảnh hưởng của người đứng đầu trường học đới với sự phát triển giáo dục và đất nước, như một số tác giả sau:

Whitake K.S (2003) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về sự thay đổi vai trò của hiệu trưởng và giáo viên trong quản lý, lãnh đạo, trách nhiệm và mối quan hệ với cộng đồng.

Murphy J (1992) đã nghiên cứu về sự cần thiết phải cải tiến việc đào tạo các nhà lãnh đạo giáo dục khi môi trường giáo dục thay đổi, đó là những tác động của các biện pháp cải cách về môi trường làm việc của Hiệu trưởng trường học đến việc hỗ trợ giáo viên thành công, quản lý cải cách và mở rộng cộng đồng nhà trường.

Amy Mednick (2003) đề cập đến vai trò mới của Hiệu trưởng trường học, đó là việc chia sẻ quyển quyết định với giáo viên và nhân viên, cung cấp các điều kiện hỗ trợ các hoạt động, đôn đốc nhân viên tìm hiểu và đổi mới hoạt động thực hành, hợp tác phát triển, quản lý giám sát quá trình thay đổi.

Peter Jones (2007) cho rằng: Hiệu trưởng vừa là nhà quản lý, nhà lãnh đạo, nhà phát triển chương trình giảng dạy và là người sáng tạo. Do đó, Hiệu trưởng phải hiểu biết về vai trò của mình, có định hướng rõ ràng về công việc, xác định được nhu cầu thời gian cho mỗi công việc.

Nhật Bản không chỉ là một quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới mà còn được coi là quốc gia có chất lượng GDĐT tất tốt. Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ GDĐT được phân cấp hoàn toàn cho Hội đồng giáo dục mỗi tỉnh, đó là việc tổ chức bồi dưỡng theo định kỳ, tham quan và học tập tại các quốc gia có nền GD tiên tiến, hoặc liên kết với các trưởng Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức khác để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi các kỹ năng khác. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT còn tổ chức các hội thảo cấp Trung ương cho giáo viên (trong 6 tuần), cho CBQL (trong 4 tuần) và hỗ trợ cho các chương trình bồi dưỡng của các tỉnh.

Phần Lan, một quốc gia có nền giáo dục rất phát triển, là mô hình kiểu mẫu trên thế giới. Công tác QLGD từ Bộ GD tới Sở giáo dục rất được Nhà nước quan tâm, thực hiện dựa trên sự linh hoạt với nguyên tắc phân quyền và hỗ trợ. Trung ương đưa ra các chỉ đạo, hướng dẫn, còn các cơ quan QLGD địa phương hoàn toàn có quyền tự chủ trong việc lập kế hoạch, sắp xếp, đánh giá các chương trình giảng dạy, bồi dưỡng. Công tác bổ túc, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQLGD, giáo viên, chuyên gia tư vấn được tổ chức rất công phu hàng năm tại Trung tâm bồi dưỡng giáo viên đặt tại trường Đại học và trường học mùa hè của địa phương với mục đích cập nhật kiến thức và phương pháp

giảng dạy mới nhất. Trong khi đó, đội ngũ nhà giáo và CB |QLGD đều phải có trình độ từ Thạc sỹ trở lên, được lựa chọn đào tạo từ những sinh viên xuất sắc nhất, có tâm huyết nhất từ hai hệ thống giáo dục Đại học chuyên về học thuật (universiter) và chuyên về kỹ thuật, bách khoa (polytechnics).

Như vậy, công tác bồi dưỡng CBQL trường học được các nước trên thế giới coi là một trong những nhiệm vụ tất yếu và rất quan trọng. Mặc dù nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng có khác nhau song đều đi đến mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến sự thành công cho các nhà trường, góp phần phát triển bền vững ở mỗi quốc gia.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Công tác bồi dưỡng CBQLGD, đặc biệt là giáo dục phổ thông đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như của các tỉnh trong cả nước từ những năm 60, cho đến đều những năm 1990, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT (TW1) được bộ GD&ĐT cho phép thực hiện thí điểm chương trình đào tạo Hiệu trưởng trường tiểu học. Năm 1995, Bô GD&ĐT lại cho phép hai trường CBQL GD&ĐT trực thuộc Bộ liên kết với các Trường Đại học sư phạm đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành QLGD. Năm 1997, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 3481/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/11/1997 về chương trình bồi dưỡng CBQLGD, trong đó có khung chương trình BDCBQL các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, Mầm non, Trung học chuyên nghiệp, Đại học - Cao đẳng, Trung tấm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục Hướng nghiệp - Dạy nghề, nữ CBQLGD, CBQL trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Thanh tra giáo dục, và một số chương trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ QLGD đã được biên soạn cả chương trình và nội dung bài giảng, đã tổ chức huấn luyện nhiều khóa. Tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng (ĐTBD) CBQLGD ở các tỉnh, thành phố cũng đã tổ chức ĐTBD CBQLGD và cán bộ nghiệp vụ giáo dục theo chương trình của Bộ đã ban hành hoặc tự xây dựng các các chương trình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của địa phương. Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-BCSĐ ngày 04/04/2007 về việc phát triển với nội dung: "Triển khai thực hiện đề án đào tạo và bồi dưỡng CBQLGD các cấp, trong đó ưu tiên bồi dưỡng tất cả 35.000 Hiệu trưởng các cấp bậc học". Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị số 39/2007/CT - BGDĐT ngày 31/7/2007 về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục Mầm non, Giáo dục Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên, Giáo dục Chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2007 -2008. Trong Chỉ thị

có nhiệm vụ 4 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo & CBQLGD đã nêu rõ: "Triển khai đào tạo bồi dưỡng các Hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT để đến năm 2010 tất cả các Hiệu trưởng đều phải qua đào tạo bồi dưỡng về quản lý".

Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng cán bộ QLGD đã được chú trọng hơn, quan tâm nghiên cứu với những mục đích, phạm vi, góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, Hiệu trưởng trường học như:

Đề tài: "Xây dựng bộ công cụ đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ở Việt Nam", của TS. Trần Thị Bích Liễu [35].

Đề tài: “Giải pháp củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo" do tác giả Hà Thế Truyền làm chủ nhiệm nhóm nghiên cứu của Học viện QLGD [45].

Đề tài: "Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện An Lão, thành phố Hải Phòng", của Lê Thị Tuyến [47]. Dự án SREM do Bộ GD&ĐT chỉ đạo Học viện QLGD Việt Nam hợp tác với

Học viện Giáo dục Singapore xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore.

Một số giáo trình, sách có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề phát triển GD và QLGD như: "Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay" [9], "Những vấn đề về quản lý nhà trường" [5], "Quản lý giáo dục tiếp tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn" [7], "Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý trường phổ thông" [2] của tác giả Đặng Quốc Bảo, "Cơ sở của khoa học quản lý" [23] của tác giả Nguyễn Minh Đạo, "Quản lý giáo dục" [31] của Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo: "Quản lý và lãnh đạo nhà trường" [30] của Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên), tài liệu chuyên đề (2015), "Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục’’ [26] của Phạm Minh Hạc, "Quản lý hệ thống GDQD và nhà trường" [29] của Đặng Xuân Hải, "Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục" [39] của Nguyễn Ngọc Quang, "Bản chất của hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, thành tựu và xu hướng" [42] của Nguyễn

Gia Quý; "Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo" [54] của Phạm Viết Vượng...

Một số bài viết chuyên đề đăng tải trên các báo và tạp chí, tập san, kỷ yếu như:

Trên tập san của Đai học Tiền Giang, tác giả Đặng Xuân Sơn có bài: "Những năng lực cơ bản của con người thời kỳ CNH-HĐH, suy nghĩ về việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường phổ thông hiện nay" [43]; "Năng lực quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trong đổi mới nhà trường" [21] của Trần Văn Dũng; "Nhận diện năng lực của người Hiệu trưởng" [4] của tác giả Đặng Quốc Bảo, đăng trên tạp chí giáo dục Thủ đô số 64 tháng 4 năm 2015; "Tự đánh giá của Hiệu trưởng theo bản đồ năng lực" [48] nguồn báo nước ngoài, từ internet, "Kỷ yếu Hội thảo khoa học

- phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện nay" [34] của Học viện QLGD; "Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Giải pháp bồi dưỡng Hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường phổ thông" [33] của Học viện QLGD.

Như vậy, vấn đề bồi dưỡng đội CBQL giáo dục nói chung đã được thể hiện trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các Nghị quyết, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành và các công trình nghiên cứu kể trên, ở các góc độ khác nhau đã đề cập đến những vấn đề của đề tài luận văn. Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trường tiểu học như thế nào trước yêu cầu đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện thì cỏn rất ít công trình đi sâu nghiên cứu. Song, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học kể trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện nghiên cứu, triển khai đề tài.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý; Quản lý giáo dục

1.2.1.1. Quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân xuất hiện theo. Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý.

Ngày nay, quản lý đã trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Yếu tốt quản lý tham gia vào mọi lĩnh vực trên nhiều cấp độ và liên quan đến mọi người.

C. Mác nói: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hòa những

hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất với sự vận động của các khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [24, tr.14].

Theo Đặng Quốc Bảo (2006) [2] trong cuốn "Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý trường phổ thông" đã phân tích nội hàm của khái niệm quản lý, đề cập đến những kỹ năng quản lý cơ bản và vấn đề quản lý của nhà trường trong thế kỷ XXI, đưa ra những phân tích, nhận định cụ thể về hoạt động quản lý với những kỹ năng quản lý cần thiết. Đó cũng là một hướng nghiên cứu về năng lực của người quản lý trên cơ sở phân tích hoạt động quản lý để xác định kỹ năng tương ứng.

Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [39, tr.24].

Quản lý xã hội về thực chất là tổ chức khoa học lao động của toàn xã hội. Hai vấn đề cơ bản trong tổ chức khoa học lao động là phân công lao động và hợp tác lao động.

Harold Koontz cho rằng: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất ít nhất" [27, tr.29].

Như vậy, "Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật" và "hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất".

* Các chức năng của quản lý:

Theo nhà quản lý người Pháp Henry Fayol thì quản lý bao gồm các chức năng cơ bản đó là:

* Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, bao gồm soạn thảo, thông qua được những chủ trương quản lý quan trọng.

* Chức năng tổ chức: Đây chính là giai đoạn hiện thực các quyết định, chủ trương bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, tạo dựng mạng lưới quan hệ tổ chức, lựa chọn sắp xếp cán bộ.

* Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo: Là năng lực thuyết phục, là hoạt động gây ảnh hưởng, là sự chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phố hợp các lực lượng làm cho họ thực

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí