DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT | TỪ, CỤM TỪ | |
1 | BDCBQL | Bồi dưỡng cán bộ quản lý |
2 | CBQL | Cán bộ quản lý |
3 | CBQLGD | Cán bộ quản lý giáo dục |
4 | CNH - HĐH | Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa |
5 | CNTT | Công nghệ thông tin |
6 | CTBD | Chương trình bồi dưỡng |
7 | ĐTBD | Đào tạo bồi dưỡng |
8 | GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
9 | GV, NV | Giáo viên, nhân viên |
10 | HTCTTH | Hoàn thành chương trình tiểu học |
11 | KHCN | Khoa học công nghệ |
12 | KTKN | Kiến thức kỹ năng |
13 | KT-XH | Kinh tế - xã hội |
14 | QLGD | Quản lý giáo dục |
15 | CTGDPT | |
16 | HT, PHT | Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 1
- Nhóm Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Tiễn
- Hoạt Động Bồi Dưỡng Cho Cán Bộ Quản Lý Trường Tiểu Học
- Yêu Cầu Phẩm Chất Và Năng Lực Của Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Hiện Nay
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 1.1. Tổng hợp khung phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng trường Tiểu học 22
Bảng 2.1. Quy mô lớp, học sinh, CBQL, và giáo viên, nhân viên các trường Tiểu học thành phố Hạ Long năm học 2016-2017 38
Bảng 2.2. Quy mô trường, lớp, học sinh cấp tiểu học TP Hạ Long 40
Bảng 2.3. Đánh giá về năng lực, phẩm chất 43
Bảng 2.4. Đánh giá về các môn học (Toán, Tiếng Việt) 43
Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ CBQL trường tiểu học 44
Bảng 2.6. Kết quả điểm trung bình do CBQL tự đánh giá và cả GV, NV đánh
giá CBQL 49
Bảng 2.7. Kết quả điều tra phẩm chất và năng lực theo lý thuyết quản lý hiện đại 51
Bảng 2.8. Kết quả điều tra năng lực theo đổi mới giáo dục 53
Bảng 2.9. Kết quả điều tra nhận thức về vai trò của Cán bộ quản lý tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Hạ Long 55
Bảng 2.10. Kết quả điều tra nhu cầu bồi dưỡng của Cán bộ quản lý trường tiểu học 56
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng về nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2018 57
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng 58
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát xác lập nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 61
Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của Phòng GD & ĐT thành phố Hạ Long 62
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động
bồi dưỡng của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long 62
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học 64
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long 65
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long (169 người) 67
Bảng 2.19. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
bồi dưỡng CBQL trường tiểu học Thành phố. Hạ Long 68
Bảng 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 102
Biểu đồ:
vi
Biểu đồ 3.1. Biểu thị tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 104
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa ở nước ta hiện nay. Trong đó, vai trò, vị trí của người cán bộ quản lý là rất lớn. Đặc biệt, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về thực hiện sứ mệnh chính trị của nhà trường, là người lãnh đạo sự vận hành toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường, có dấu ấn tinh thần mạnh mẽ đến sự phát triển của nhà trường. Một Hiệu trưởng giỏi có thể làm thay đổi căn bản bộ mặt, chất lượng giáo dục của một nhà trường. Trung Quốc có câu khẩu hiệu "Có một Hiệu trưởng tốt thì sẽ có nhà trường tốt". Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng để họ phát huy tốt vai trò của mình là vấn đề không hề đơn giản. Tuy nhiên, từ trước đến nay vấn đề bồi dưỡng đội ngũ CBQL chưa được thực hiện đúng với vị trí của nó.
Người Hiệu trưởng ngày nay phải bảo đảm bao quát được hai vai trò, vừa là Thủ trưởng vừa là Thủ lĩnh của nhà trường, là Thủ trưởng, họ phải làm cho mọi người "khẩu phục", chấp hành các quyết định, mệnh lệnh mà họ đề ra; là Thủ lĩnh, họ phải làm cho mọi người "tâm phục", đồng tình, đồng thuận với những đề xuất, những ý tưởng do họ khởi xướng và đồng lòng hướng làm theo. Có câu "Thủ trưởng nào thì phong trào nấy". Hiệu trưởng là lãnh đạo đồng thời cũng là người quản lý cao nhất ở nhà trường, là người đứng đầu, đại diện cho hình ảnh của cả một tập thể, đại diện cho văn hóa nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhìn vào người Hiệu trưởng như thấy có bóng dáng của bản thân mình trong đó. Hiệu trưởng là người thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các thành viên trong tập thể để kịp thời động viên, chia sẻ, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Dân gian có câu "thượng bất chính, hạ tắc loạn" tức là người trên không gương mẫu, không thực hiện đúng vai trò của mình để làm gương cho người dưới noi theo thì dưới sẽ lộn xộn và náo loạn. Hiệu trưởng là người lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động, dẫn dắt tập thể nhà trường vươn lên. Vì lẽ đó, họ được ví như hình ảnh ở trong một câu thành ngữ của Việt Nam "một người hay lo bằng một kho người hay làm".
Thực tế, xã hội luôn vận động, biến chuyển và thay đổi, giống như hình ảnh nước trên dòng sông từng giây thay đổi để có câu "không ai tắm hai lần trên một dòng sông", nhà trường cũng thế, luôn phải vận động để thích nghi với sự đổi thay từng ngày của xã hội. Yêu cầu đặt lên vai người hiệu trưởng, người Thủ trưởng - Thủ lĩnh nhà trường, hơn ai hết phải thích nghi đầu tiên với những thay đổi ấy, luôn giữ nhịp để nhà trường phát triển "cân bằng động" với sự phát triển của xã hội. Nếu Hiệu trưởng bảo thủ sẽ khiến nhà trường trì trệ, chậm phát triển, tụt hậu và lạc hậu. Người Hiệu trưởng ngoài tài năng, cần phải có cái tâm và tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của mỗi nhà trường, họ luôn phải giữ cho mình một cái đầu lạnh và một trái tim nhiệt huyết trong công việc. Người Hiệu trưởng lãnh đạo, dẫn dắt tập thể nhà trường bằng khoa học và nghệ thuật để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Một nhà giáo dục uy tín từng ví "Giáo dục ngày nay được gọi là ngôi nhà văn hóa của dân tộc. Người ta không nhìn thấy giáo dục một cách cụ thể, nhưng có thể cảm nhận được nó trong từng tế bào của cuộc sống. Giáo dục không bị chia cắt bởi thời gian, không bị pha loãng trong không gian". Giáo dục tiểu học lại là nền móng ngôi nhà văn hóa của dân tộc. Cái móng có chắc thì ngôi nhà mới vững. Bậc học này đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách hài hòa của cả cuộc đời con người. Vì vậy phát triển trường Tiểu học có ý nghĩa căn cốt cho sự phát triển của giáo dục phổ thông, trong qua trình phát triển ấy thì vai trò của người CBQL trường tiểu học dẫn dắt nhà trường phát triển là đặc biệt quan trọng.
1.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn đặc thù để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương trong đó có nhiệm vụ "Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt". Theo Thông tư số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 29/05/2015, Thông tư liên tịch Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ có ý nghĩa rất lớn đến công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức giáo dục nói chung trong đó có đội ngũ CBQL trường tiểu học trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Như vậy, khâu then chốt để thực hiện tốt nhiệm trên chính là việc bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học có trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao; có năng lực chuyên môn nghiệp vụ; năng lực quản lý trường tiểu học; năng lực tổ chức, phối
hợp với gia đình, cộng đồng và xã hội đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng và quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học sẽ tạo động lực thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ đối với trường tiểu học nói riêng và giáo dục tiểu học của một địa phương nói chung theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Thông qua bồi dưỡng, đội ngũ CBQL trường tiểu học có khả năng tiếp cận nhanh được với các phương pháp quản lý mới, quản lý hiện đại, có tinh thần mạnh dạn áp dụng các phương pháp quản lý mới, quản lý hiện đại, có tinh thần mạnh dạn áp dụng các phương pháp quản lý mới, quản lý hiện đại, có tinh thần mạnh dạn áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả, có bản lĩnh, nhiệt tình, tận tâm, thân thiện, có kinh nghiệm điều hành, có ý chí vươn lên, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, làm đầu tàu cho tập thể sư phạm nhà trường, mạnh dạn đổi mới, xây dựng được các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn nhằm xây dựng nhà trường theo hướng tiên tiến, hiện đại, có khả năng báo cáo chuyên đề và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, phân công sắp xếp đội ngũ theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường một cách hợp lý để phát huy khả năng của từng cá nhân; ứng dụng được và ứng dụng tốt CNTT trong công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường... giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của cơ quan phòng GD&ĐT. Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý giáo dục gần nhất, sâu sát nhất đối với các trường tiểu học, cho nên mối liên hệ gần gũi, gắn bó ấy sẽ tạo động lực và tác động mạnh mẽ, hiệu quả đến hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học.
"Quản lý là nghiệp xưa nhất và cũng là nghề mới nhất" [30, tr.33], những năm gần đây, mặc dù công tác bồi dưỡng năng lực lãnh đạo quản lý cho đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuyển biến khá tích cực, song nhìn chung, đội ngũ CBQL trường tiểu học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, nhiều khi mang tính hình thức, chưa khoa học và hiệu quả không cao. Vì vậy, vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục là vô cùng cấp thiết.
Cho đến nay, tại thành phố Hạ Long, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục bao gồm đội ngũ Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường tiểu học có trình độ Thạc sĩ QBQL rất ít ( 7%) nguồn kế cận trong diện quy hoạch nguồn CBQL mới bắt đầu tiếp cận. Vì vậy, cho đến nay Hạ Long chưa có một đề tài nào nghiên cứu hay đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” với mong muốn đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học, qua đó, đề ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học của thành phố Hạ Long, có tính khả thi, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đào tạo, của xã hội và đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo nhà trường cho CBQL trường tiểu học, phù hợp với tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở địa phương theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thông hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
4.2. Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học (đề tài chỉ nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường tiểu học) thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
5.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường tiểu học thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Giới hạn về khách thể khảo sát, điều tra
Gồm 03 nhóm:
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Hạ Long, số lượng: 26 người.
- Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ thành phố Hạ Long, số lượng: 17 người.
- Phó Hiệu trưởng và một số giáo viên (quy hoạch nguồn CBQL) các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long; 100 - 126 người.
5.4. Chủ thể thực hiện biện pháp quản lý: Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
6. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua hoạt động bồi dưỡng và chất lượng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được quan tâm, tuy nhiên chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Năng lực CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Chất lượng hoạt động bồi dưỡng và chất lượng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sẽ được nâng cao nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Long theo tiếp cận khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và thực hiện tốt các chức năng quản lý cơ bản trong hoạt động bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của CBQL với địa phương theo định hướng đổi mới CTGDPT hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế