Tổng các bình phương | Bậc tự do(df) | Bình quân độ lệch | Giá trị F | Giá trị Sig. | ||
1 | Hồi quy | 47,590 | 6 | 7,932 | 88,953 | 0,000b |
Số dư | 25,323 | 284 | 0,089 | |||
Tổng | 72,913 | 290 | ||||
a. Biến độc lập: HQLT, TTCD, TGCK, TTLL, PHDV, HQTT b. Biến phụ thuộc: MDHL |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Bệnh Viện Nguồn: Siddiqui & Khandaker, 2007
- Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
- Đánh Giá Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha
- Đối Với Hiệu Quả Của Việc Thanh Toán Viện Phí
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa - 11
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa - 12
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Bảng 4.9: Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy
Nhân tố | Hệ số chưa chuẩn hoá | Hệ số chuẩn hoá | Giá trị t | Giá trị Sig. | Đa cộng tuyến | |||
B | Sai số chuẩn | Beta | Độ chấp nhận | VIF | ||||
1 | (hằng số) | - 0,070 | 0,181 | - 0,390 | 0,697 | |||
TTCD | 0,123 | 0,028 | 0,162 | 4,352 | 0,000 | 0,881 | 1,135 | |
PHDV | 0,317 | 0,036 | 0,379 | 8,853 | 0,000 | 0,668 | 1,498 | |
HQTT | 0,153 | 0,039 | 0,180 | 3,924 | 0,000 | 0,581 | 1,721 | |
TTLL | 0,213 | 0,039 | 0,225 | 5,494 | 0,000 | 0,727 | 1,375 | |
TGCK | 0,153 | 0,031 | 0,181 | 5,005 | 0,000 | 0,932 | 1,073 | |
HQLT | 0,086 | 0,038 | 0,100 | 2,263 | 0,024 | 0,631 | 1,584 |
a. Biến phụ thuộc: MĐHL
Từ Bảng 4.10 cho thấy có 6 yếu tố đánh giá mức độ hài lòng đều có tác động thuận chiều (hệ số β dương) đến sự hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh với mức ý nghĩa Sig = 0.000 đến 0,024 ở tất cả các biến đều < 0,05. Bảng 4.10 cũng cho thấy dung sai các biến (độ chấp nhận) khá cao từ 0,581 trở lên và hệ số VIF của
cả 6 nhân tố nhỏ hơn 2, nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các yếu tố độc lập trong mô hình.
Phương trình hồi quy đối với các biến có hệ số chưa chuẩn hoá có dạng như sau:
F1=-0,070+ 0,162 X1 + 0,379X2 + 0,180X3 + 0,225X4 + 0,181X5 + 0,100X6 + ɛ1
Trong đó: F1: Sự hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (MDHL)
X3. Hiệu quả của việc thanh toán viện phí (HQTT) X4. Thông tin liên lạc (TTLL) |
X5. Thời gian dành cho cuộc khám (TGCK) X6. Sự hiệu quả và liên tục (HQLT) |
4.3.3. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Tóm lại, từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và 6 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2, H3, H4, H5 và H6. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa qua hình 4.1.
H1=0,162
H1=0,225
Sự tôn trọng và chu đáo
Sự hiệu quả và liên tục
Sự phù hợp của dịch vụ
Sự hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Thông tin liên lạc
Hiệu quả của việc thanh toán viện phí
Thu nhập –nghề nghiệp Trình độ học vấn
Thời gian dành cho cuộc khám
H1=0,100
H1=0,379
H1=0,18
H1=0,18
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết | Kết quả kiểm định | |
H1 | Sự tôn trọng và chu đáo giao tiếp thân thiện thì sự hài lòng của bệnh nhân càng cao. | Chấp nhận |
H2 | Sự hiệu quả và liên tục giữa các phòng ban càng nhanh thì sự hài lòng của bệnh nhân càng cao. | Chấp nhận |
H3 | Sự phù hợp của dịch vụ càng tốt thì sự hài lòng của bệnh nhân càng cao | Chấp nhận |
H4 | Thông tin cung cấp càng đầy đủ thì sự hài lòng của bệnh nhân càng cao | Chấp nhận |
H5 | Hiệu quả việc tính tiền viện phí càng chuyên nghiệp thì sự hài lòng của bệnh nhân càng cao | Chấp nhận |
H6 | Thời gian dành cho cuộc khám vừa đủ, cẩn thận thì sự hài lòng của bệnh nhân càng cao | Chấp nhận |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính
Để việc diễn dịch kết quả hồi quy được chấp nhận thì nghiên cứu không được vi phạm các giả định cần thiết sau: Kiểm định mô hình nghiên cứu là một công việc cần thiết và quan trọng, bởi vì nếu mô hình không phù hợp sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu không chính xác và dự báo sẽ khác biệt với thực tiễn.
Xét các vi phạm giả định trong mô hình nghiên cứu
Giả định đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau, nếu có đa cộng tuyến sẽ làm kết quả kiểm định sai lệch, có thể do sự phóng đại kết quả nghiên cứu, điều này sẽ làm lầm tưởng kết quả đạt được tốt nhưng thực chất không đúng như vậy. Phép thử giá trị dung sai, giá trị phóng đại phương sai (VIF). Kết quả cho thấy, tất cả giá trị dung sai của các biến độc lập đều lớn hơn 0,581 và hệ số phóng đại phương sai (VIF) dao động từ 1,073 đến 1,721 < 2 (xem Bảng 4.10 và Phụ lục 7). Như vậy, có thể khẳng định rằng hiện tượng đa cộng
tuyến không là vấn đề trầm trọng đối với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Giả định phân phối chuẩn của phần dư
Trong phân tích hồi qui, một mô hình dự báo tốt nguyên tắc bắt buộc là mẫu có phân phối chuẩn. Trong nghiên cứu sẽ xem xét phân phối chuẩn phần dư bằng cách xây dựng biểu đồ tần số Histogram để quan sát phân phối của phần dư. Theo kết quả phân tích phần dư cho thấy giá trị trung bình Mean = 1,23E-15 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.990 ~ 1 (xem phụ lục 7) có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn trong mô hình không bị vi phạm.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Giả định liên hệ tuyến tính
Xem xét mối liên hệ giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán thông qua biểu đồ phân tán, nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn thì sẽ không có liên hệ giữa giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên trong một đường xung quanh đường đi qua trục tung độ 0 và không tạo thành một hình cụ thể. Theo biểu đồ phân tán (xem Phụ lục 7) giữa phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi qui cho thấy không có mối liên hệ giữa phần dư và giá trị dự đoán. Phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0, do đó giả định liên hệ tuyến tính trong mô hình bị bác bỏ.
Giả định về tính độc lập của sai số
Tính độc lập của sai số là không có tương quan giữa các phần dư với sai số thực ei cho là biến ngẫu nhiên, độc lập, có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi σ2. Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Giả thuyết kiểm định là:
Ho: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0.
Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2. Khi tiến hành kiểm định Durbin-Watson, nếu giá trị d là: 1 < D < 3 thì mô hình không có tự tương quan (Hoàng Trọng & ctg, 2008). Kết quả kiểm định của mô hình bằng kiểm định Durbin-Watson có giá trị D = 1.106 (xem phụ lục 7) cho thấy chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0. Do đó, không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình.
Tóm tắt chương 4
Chương này trình bày tổng quát về đặc điểm mẫu nghiên cứu, mô tả tổng quát kết quả trả lời của mẫu và kết quả kiểm định các thang đo lường. Mẫu nghiên cứu đã phản ánh đặc trưng của đám đông nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA giúp chúng ta rút trích được 6 thành phần đánh giá mức độ hài lòng: (1) Sự tôn trọng và chu đáo, (2) Sự hiệu quả và liên tục, (3) Sự phù hợp của dịch vụ, (4) Thông tin liên lạc, (5) Hiệu quả của việc thanh toán viện phí và (6) Thời gian dành cho cuộc khám. Thang đo các khái niệm nghiên cứu đã đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thông qua sự thoả mãn các điều kiện của phân tích nhân tố EFA và phân tích tương quan Pearson. Kết quả kiểm định của phép hồi quy tuyến tính cho thấy tất cả 6 thành phần đều tác động dương đến mức độ hài lòng ở giá trị sig < 0.05 (mức ý nghĩa 95%). Kết quả kiểm định mô hình cho thấy mô hình phù hợp, không có sự vi phạm các giả định kiểm định, kết quả kiểm định các giả thuyết đều được chấp nhận, và kết quả phân tích các yếu tố đánh giá mức độ hài lòng cho thấy có sự khác biệt là từng phần. Chương 5 tiếp theo
sẽ trình bày ý nghĩa đóng góp của đề tài cùng một số kiến nghị rút ra được từ kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mục đích chính của đề tài này là tìm ra các yếu tố đánh giá Sự hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, đồng thời qua việc khảo sát nhằm đưa ra một mức độ các yếu tố ưu tiên trong việc làm bệnh nhân hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh dựa trên tầm quan trọng của chúng dưới quan điểm của các nhà quản lý của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa.
5.1. Những kết quả chính yếu của nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan đến sự hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định tính bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Qua nghiên cứu định tính, kết quả thang đo liên quan đến mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh gồm 06 yếu tố với 26 biến quan sát: (1) Sự tôn trọng và chu đáo, (2) Sự hiệu quả và liên tục, (3) Sự phù hợp của dịch vụ, (4) Thông tin liên lạc, (5) Hiệu quả của việc thanh toán viện phí và (6) Thời gian dành cho cuộc khám và một mô hình nghiên cứu với 26 giả thuyết nghiên cứu: H1, H2, H3, H4, H5, và H6 được xây dựng và phát biểu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh có tác động dương đến mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Bà Rịa và có ý nghĩa ở mức kiểm định (95%), vì vậy các giả thuyết: H1, H2, H3, H4, H5 và H6 được chấp nhận. Cụ thể, Sự phù hợp của dịch vụ ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số chuẩn hóa β = 0,379 (p=0.000 < 0.05) điều cho thấy điều kiện làm việc tại bệnh viện như trang thiết bị tốt, hiện đại phù hợp, thuận lợi với cơ sở vật chất kỹ thuật và tính chuyên nghiệp của nhân viên phù hợp với việc điều trị là động lực thúc đẩy mức độ hài lòng của bệnh nhân. Yếu tố Thông tin liên lạc tốt ảnh hưởng mạnh thứ hai β = 0,225 (p=0.000 < 0.05) vì sự cung cấp nhanh thông tin về tình hình điều trị, bác sĩ và chuyên viên tư vấn làm cho bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lý và hài lòng điều trị. Yếu tố Thời gian dành cho cuộc khám ảnh
hưởng thứ 3 β = 0,181 (p=0.000 < 0.05), cho thấy thời gian chờ khám chữa bệnh là yếu tố khá quan trọng tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân. Hiệu quả của việc thanh toán viện phí ảnh hưởng thứ 4 với β = 0,180 (p=0.000 < 0.05) điều này cho thấy Bảng kê, hóa đơn tính tiền dễ hiểu; nhân viên sẵn sàng giải thích Bảng kê, hóa đơn tính tiền cho bệnh nhân; khả năng giải quyết thắc mắc cho bệnh nhân là mang đến sự hài lòng và Sự tôn trọng và chu đáo lần lượt ảnh hưởng thứ 5 với β = 0,162 (p=0.000 < 0.05), cho thấy nhân viên đã chú ý đến bệnh nhân, làm cho bệnh nhân yên lòng, những điều riêng tư của bệnh nhân được giữ kín, nhân viên thân thiện với bệnh nhân. Yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là Sự hiệu quả và liên tục với β = 0,162 (p=0.024 < 0.05), cho thấy sự chuẩn bị để xuất viện, sự chuẩn bị cho chăm sóc cần thiết tại nhà, giữa bệnh viện với gia đình bệnh nhân làm tăng sự hài lòng.
5.2. Hàm ý các chính sách cho tổ chức
Công trình nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy một vài yếu tố đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân trong Bệnh viện đa khoa Bà Rịa tác động tích cực đến mức độ hài lòng của họ. Điều này có ý nghĩa rằng các yếu tố này mang tính dự đoán và có thể cải thiện được mức độ hài lòng nếu các nhà quản lý quan tâm thay đổi, tạo điều kiện thỏa mãn nguyện vọng của nhân viên bệnh viện. Trên cơ sở đó, gợi ý cho các nhà quản trị trong việc xây dựng và phát triển thêm các yếu tố đánh giá mức độ hài lòng trong hoạt động khám chữa bệnh, tạo lợi thế cạnh tranh cho bệnh viện đồng thời góp phần duy trì, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
Từ các kết quả đóng góp của nghiên cứu, tác giả đưa ra hàm ý các chính sách cho Bệnh viện đa khoa Bà Rịa trong việc xây dựng và phát triển hoạt động khám chữa bệnh theo những định hướng cụ thể sau:
5.2.1. Đối với Sự phù hợp của dịch vụ
Sự phù hợp của dịch vụ ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số chuẩn hóa β = 0,379 (p=0.000 < 0.05) điều cho thấy điều kiện làm việc tại bệnh viện như trang thiết bị tốt, hiện đại phù hợp, thuận lợi với cơ sở vật chất kỹ thuật và tính chuyên nghiệp của