Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 2

3.2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá quả giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 77

3.2.4. Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền với giáo dục quyền và bổn phận cho giáo viên 78

3.2.5. Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 80

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 82

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 83

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 83

3.4.2. Các bước khảo nghiệm 83

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm 83

Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

1. Kết luận 87

2. Khuyến nghị 88

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý CLB : Câu lạc bộ

GD : Giáo dục

GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo GV : Giáo viên

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HS : Học sinh

NXB : Nhà xuất bản PTDT : Phổ thông dân tộc Q&BP : Quyền và bổn phận THCS : Trung học cơ sở NGLL : Ngoài giờ lên lớp

GDNGLL: Giáo dục ngoài giờ lên lớp TB : Trung bình

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

TNTPHCM: Thiếu niên tiền phòng Hồ Chí Minh TBC : Trung bình cộng

HT : Hiệu trưởng

PHHS : Phụ huynh học sinh HĐ : Hoạt động

PH : Phụ huynh

QL : Quản lý

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL và GV các trường THCS thành phố Hưng Yên về mục đích giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm 45

Bảng 2.2: Thực trạng nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành

phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 47

Bảng 2.3: Thực trạng phương thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành

phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 49

Bảng 2.4: Thực trạng hình thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành

phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 51

Bảng 2.5: Các lực lượng tham gia giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành

phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 53

Bảng 2.6: Thực trạng lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành

phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 55

Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố

Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 57

Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố

Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 59

Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS

thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 61

Bảng 2.10: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng

Yên theo đánh giá của giáo viên 63

Bảng 2.11: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng

Yên theo đánh giá của CBQL 64

Bảng 3.1. Mẫu xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm 73

Bảng 3.2. Mẫu kế hoạch tổ chức giáo dục quyền và bổn phận thông qua

hoạt động trải nghiệm 74

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 83

vi

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 84



MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Quá trình giáo dục ở nhà trường có vài trò quan trọng đến sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Trong quá trình đó, nhà giáo dục ngoài việc cung cấp cho học sinh nội dung tri thức khoa học của các môn học theo quy định còn cần trang bị cho học sinh những kỹ năng để vững vàng trong cuộc sống và học tập tốt hơn.

Học sinh cấp THCS là lứa tuổi có những thay đổi lớn với những bước phát triển nhảy vọt về cả thể chất và tinh thần, đây là lứa tuổi rất dễ chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý, ý thức. Trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ, học sinh dễ có những hành vi lệch chuẩn. Chẳng hạn như coi trọng sự hưởng thụ từ sớm, không quan tâm, không xác định được vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, không chú ý nhiều đến việc học tập và việc tạo lập một cuộc sống vững chắc cho bản thân. Nhận thức của học sinh THCS về mọi mặt của đời sống đều khá non nớt, sức đề kháng trước các tác động xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Bản thân học sinh chưa hiểu rõ mình có những quyền gì và có bổn phận gì để định hướng hành động cho đúng. Đặc biệt trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, vấn đề vi phạm quyền trẻ em diễn ra theo chiều hướng phức tạp nên nhiệm vụ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh ở bậc THCS càng trở nên cấp thiết.

Giáo dục để học sinh THCS hiểu biết về các quyền và bổn phận đã khó, khuyến khích các em thể hiện được các hành vi một cách tự giác trong học tập, lao động còn khó hơn. Các em rất cần được trải nghiệm trong các hoạt động cụ thể để hình thành cảm giác tích cực từ đó có được hành vi ứng xử theo chuẩn mực. Nếu được động viên, khích lệ, ủng hộ, quan tâm các em sẽ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Mặt khác học sinh THCS là lứa tuổi rất ham tìm tòi, hay

khám phá, ham thực hành, chính vì lý do này nên việc tổ chức giáo dục quyền và bổn phận cho các em thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hết sức cần thiết và phù hợp.

Việc giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh nói chung và cho học sinh THCS nói riêng trong nhiều năm nay đã được các cơ quan quản lí giáo dục từ Trung ương đến địa phương quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này trong các nhà trường còn nhiều lúng túng và chưa thực sự có hiệu quả. Tỉnh Hưng Yên là một trong các địa phương đã quan tâm giáo dục nội dung này từ rất sớm. Trong nhiều năm qua, phòng GD-ĐT Thành phố đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS nhưng các hoạt động còn mang tính hình thức, chưa lồng ghép được nhiều thông qua các hoạt động trải nghiệm. Giáo viên chưa có kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh nên trong triển khai còn thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy việc tổ chức hoạt động giáo dục quyền và bổn phận chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Công tác quản lí của Hiệu trưởng nhà trường có vai trò quan trọng trong việc tổ chức cho giáo viên thiết kế được các hoạt động trải nghiệm có sự gắn kết giữa với nội dung quyền trẻ em, bổn phận trẻ em ở nhà trường. Thực tế hiện nay công tác quản lí này chưa chuyên nghiệp do nhiều nguyên nhân về nhận thức cũng như năng lực thực hiện của đội ngũ. Vấn đề đặt ra là cần có được hệ thống các biện pháp chỉ đạo một cách đồng bộ để công tác giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên” với hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục quyền và bổn phận nói

riêng cũng như chất lượng giáo dục học sinh THCS nói chung trên địa bàn thành phố.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS Thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động quyền và bổn phận trẻ em nói riêng cũng như chất lượng giáo dục học sinh nói chung ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm.

- Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh ở trường Trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm.

5. Giả thuyết khoa học

Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em là một nội dung giáo dục có nhiều điểm khác biệt so với các nội dung giáo dục khác trong nhà trường. Chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em phụ thuộc vào công tác quản lí của Hiệu trưởng nhà trường trong đó cần gắn hoạt động giáo dục này với hoạt động trải nghiệm để đảm bảo sự phù hợp với chương trình giáo dục nhà trường. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm mang tính đồng bộ và phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Nội dung nghiên cứu: tác giả luận văn tập trung vào nghiên cứu quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS theo tiếp cận chức năng của hoạt động quản lí.

- Phạm vi khảo sát: Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại 15 trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với 65 GV, 15 CBQL tại các trường trên

7. Phương Pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa… các tài liệu, các văn bản pháp quy, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến giáo dục quyền và bổn phận trẻ em và quá trình quản lí hoạt động này để xây dựng khung lí thuyết của đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp Quan sát: quan sát học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm nói riêng trong nhà trường.

- Phương pháp Điều tra bằng phiếu hỏi trên các đối tượng CBQL thuộc BGH, giáo viên và học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023