Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lí Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Cho Học Sinh Thcs Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm

Yên. Thu thập thông tin, xử lí số liệu nhằm mô tả thực trạng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh và quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm của BGH các trường.

- Phỏng vấn sâu đối với CBQL, giáo viên nhằm bổ sung, làm rõ kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi.

- Xin ý kiến chuyên gia trong việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức quản lý giáo dục Q&BP trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm do tác giả đề xuất.

7.3. Phương pháp toán thống kê

- Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu: sử dụng công thức toán học trong Exel để thống kê, xử lý số liệu đã thu được nhằm biện luận kết quả nghiên cứu trong đề tài.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

Chương 2: Thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Chương 3: Biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC QUYỀN

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 3

VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

i) Một số nghiên cứu về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận trẻ em

Vấn đề quyền trẻ em được nghiên cứu bởi các tổ chức và cá nhân trong mối quan tâm chung về quyền con người bởi trẻ em cũng được xem là một con người độc lập, quyền trẻ em cũng là quyền con người có tính đến đặc điểm lứa tuổi. Những nghiên cứu chính thức về quyền trẻ em được đẩy mạnh sau khi công ước quốc tế về quyền trẻ em ra đời. Các vấn đề nghiên cứu tập trung xung quanh trẻ em cùng bàn luận về các quyền của trẻ em trên nhiều phương diện khác nhau.

Năm 2004, Tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc đã xuất bản tài liệu bàn về giảng dạy quyền con người và tổ chức thực hành tại trường tiểu học có tên Teaching human rights: Practical activities primary an secondary schools (Dẫn theo [19]). Đây là tài liệu giúp học sinh nhận biết những quyền con người cơ bản, đó cũng là những quyền mà trẻ em được hưởng.

Giáo dục Q&BP trẻ em trên thế giới chủ yếu diễn ra trong các hoạt động song hành cùng với quá trình học tập tri thức trong nhà trường. Tại các quốc gia phát triển có nhiều chính sách phục vụ trực tiếp cho các đối tượng trẻ em như trẻ em nghèo trong các khu “ổ chuột”, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo... Mặc dù công ước quốc tế có đề cập đến nội dung quyền của trẻ em dân tộc thiểu số song do đặc điểm dân cư khác nhau nên vấn đề giáo dục và thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em dân tộc thiểu số chưa được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới.

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà trường và các chương trình hành động vì trẻ em có tác dụng giáo dục cộng

đồng đã được thực hiện. Trong các chương trình này có rất nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu đã quan tâm đưa ra các vấn đề về Q&BP của trẻ em, bàn luận và khởi thảo các công trình phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về các quyền của trẻ em cũng như những bổn phận mà trẻ phải thực hiện.

Vũ Ngọc Bình là tác giả tiên phong trong những nghiên cứu về quyền trẻ em và giáo dục các Q&BP trẻ em. Với rất nhiều cuốn sách viết về nội dung này như: “Những điều cần biết về quyền trẻ em” của NXB Chính trị Quốc gia năm 19973 [3]; “Giới thiệu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em” của NXB Chính trị Quốc gia năm 2002 [4].

Tác giả Trịnh Hòa Bình [2] có bài viết “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” trong mục xã hội học thực nghiệm của tạp chí Xã hội học số 4 năm 2005 đã đưa ra kết quả của cuộc điều tra về kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em rất đáng phải lưu tâm. Để đảm bảo các quyền của trẻ em và yêu cầu hợp lí về trách nhiệm của trẻ cần bắt đầu từ sự hiểu biết của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Tuy nhiên dấu gạch nối này cần phải được định hướng lại cho phù hợp hơn, phần lớn kết quả điều tra thể hiện cha mẹ coi trọng việc cung cấp cho con cái một đời sống vật chất đảm bảo nhiều hơn việc chăm sóc cho đời sống tinh thần của đứa trẻ. Như vậy liệu có đủ để đánh giá việc đảm bảo các quyền của trẻ em, hay biết cách đòi hỏi trách nhiệm phù với với con mình?

Vấn đề giáo dục Q&BP trẻ em còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức như: quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) và một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam như: PLAN, Radda Barner… đã tiến hành các chương trình giáo dục Q&BP trẻ em cho các đối tượng, đặc biệt là trẻ em thông qua các hoạt động xã hội và công tác tuyên truyền. Một trong những hoạt động nổi bật để tăng cường giáo dục Q&BP trẻ em phải kể đến đó là việc mở các lớp tập huấn về quyền trẻ em cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được khởi thảo bởi tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển Radda Bernen từ năm 2000 đến 2007. Thông

qua các đợt tập huấn, giáo viên và những người làm công tác quản lí trong các cơ sở giáo dục được trang bị đầy đủ nhận thức về các quyền trẻ em đồng thời còn được rèn luyện các kỹ năng để tổ chức thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh tại trường [24].

ii) Một số nghiên cứu về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm

Xu hướng thực hiện nâng cao nhận thức của học sinh về các quyền và bổn phận của trẻ gắn với các hoạt động sống được các nhà trường quan tâm thực hiện từ lâu. Ở Thụy Điển, Anh và một số nước Châu Âu, quyền trẻ em đã được đưa vào nhà trường để giáo dục học sinh. Ở Pêru, Ensanvado vấn đề giáo dục quyền được đưa vào dưới hình thức ngoại khoá. Ở Thái Lan và một số nước Đông Nam Á, vấn đề giáo dục quyền được đưa vào nhà trường dưới hình thức “trường học bạn hữu”, trong đó phát huy tính thân thiện và các mối quan hệ trong nhà trường để giáo dục các quyền trẻ em cho học sinh theo tinh thần Công ước quốc tế về quyền trẻ em (dẫn theo [19]).

Đối với hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em hiện nay, tại hầu hết các nhà trường đều thực hiện theo hướng tích hợp trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc trong trải nghiệm môn học ưu thế như Đạo đức…

Một trong các tác giả nghiên cứu về quyền trẻ em thông qua hoạt động giáo dục NGLL là tác giả Nguyễn Thị Việt Hà [9]. Công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục các Q&BP tương ứng cho học sinh tiểu học trong các hoạt động GDNGLL ở nhà trường. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa tạo ra luận cứ khoa học đi đến khẳng định vai trò của hoạt động giáo dục NGLL với nội dung giáo Q&BP trẻ em trong nhà trường.

Giáo dục Q&BP trẻ em ở không chỉ diễn ra trong các nhà trường mà được thực hiện trong giáo dục xã hội thông qua các tổ chức, các chương trình giáo dục phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có nhiều chương trình hành động quốc gia diễn ra với sự hợp tác của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế nhằm thực hiện các quyền của trẻ em cùng như tăng cường

giáo dục nhận thức của cộng đồng về vấn đề đảm bảo quyền trẻ em như hỗ trợ dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe, các chương trình vui chơi, giải trí, các chương trình gameshow thiếu nhi... Thông qua việc trải nghiệm những hoạt động này học sinh được trang bị thêm những hiểu biết về các quyền và bổn phận cơ bản của mình.

iii) Những nghiên cứu về quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm

Trên thế giới, việc tổ chức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em lồng ghép với các hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn là hình thức mới mẻ và xa lạ. Tại Việt Nam hoạt động này diễn ra còn khá nhỏ lẻ và chủ yếu tại các trường học ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM…

Kể từ khi chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 công bố, hoạt động trải nghiệm trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục. Hoạt động trải nghiệm có ưu thế để lồng ghép các nội dung giáo dục khác nhau tăng cơ hội thực hành, thực tế cho học sinh vì vậy được các nhà trường chú ý coi trọng trong tổ chức và quản lí.

Tuy nhiên trên thực tế, các tác giả nghiên cứu về quản lí các nội dung giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm khá phong phú như: Tác giả Nguyễn Thế Trung nghiên cứu đề tài “Quản lí giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” [27]

Tác giả Trương Khánh Thành nghiên cứu đề tài về “Quản lí giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường PTDT nội trú THCS Đại từ, Huyện Đại từ, Tỉnh Thái Nguyên” [25]. Xu hướng nghiên cứu này rất phổ biến tuy nhiên hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm. Chính vì lí do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài về quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và hiệu quả của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS trên địa bàn nghiên cứu nói riêng.

1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm quyền trẻ em, bổn phận trẻ em giáo dục quyền và bổn phận trẻ em

* Quyền trẻ em

Quyền trẻ em ở đây được tiếp cận dưới góc độ quyền con người, là một bộ phận hợp thành quyền con người. Do xuất phát từ quan điểm trẻ em cũng là con người, là thành viên của xã hội và là công dân của nhà nước. Các em là đối tượng đặc biệt và có những quyền nhất định, có quyền yêu cầu đảm bảo các quyền con người mà đối với trẻ em được gọi là quyền trẻ em.

Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc: “Quyền trẻ em là những điều mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển mọi mặt phù hợp với đặc điểm thể chất và trí tuệ của trẻ em, đáp ứng nhu cầu của trẻ em được luật pháp bảo hộ và cộng đồng xã hội thừa nhận” [19].

Quyền trẻ em được thừa nhận theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm bốn nhóm quyền cơ bản [16]:

Nhóm quyền được sống còn: gồm các quyền như quyền được khai sinh, có quốc tịch; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng; quyền được nhận làm con nuôi…

Nhóm quyền được phát triển gồm: quyền được học tập; quyền được chăm sóc sức khỏe, được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh; quyền được hưởng nền văn hóa của dân tộc; quyền được tự do kết giao bạn bè; quyền được sống trong hòa bình, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa…

Nhóm quyền được bảo vệ gồm: quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động; quyền được bảo vệ tránh khỏi các chất ma túy; quyền được bảo vệ tránh khỏi sự buôn bán, bắt cóc; quyền được bảo vệ bí mật riêng tư…

Nhóm quyền được tham gia gồm: quyền được tự do biểu đạt ý kiến; quyền được tự do giao kết và hội họp hòa bình…

* Bổn phận trẻ em

Bổn phận của trẻ em ở đây được tiếp cận dựa trên hai khía cạnh: Thứ nhất là bổn phận của trẻ em được luật pháp quy định là những điều mà người lớn mong muốn trẻ em thực hiện được trong ứng xử, trong nhân cách, trong mọi hoạt động, ví dụ: bổn phận yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế (trích bổn phận thứ 5 - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Khía cạnh thứ hai là bổn phận trong sự nhận thức của bản thân trẻ em được hiểu là những điều mà trẻ em nhận thấy mình phải làm để những người thân xung quanh trẻ thấy hài lòng và yêu mến trẻ và được coi là con ngoan, là trò giỏi và là công dân tốt [16].

Bổn phận trẻ em được tiếp cận dựa theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quy định tại điều 21 gồm:

“Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.

Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.

Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân thủ theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế” [16].

1.2.2. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em

Giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh là đề cập đến quá trình nhà giáo dục tổ chức các hoạt động có mục đích hình thành cho học sinh nhận biết và có nhu cầu cũng như khả năng thể hiện các Q&BP trong đời sống.

Dưới góc độ tiếp cận của đề tài này chúng tôi xác định quá trình giáo dục Q&BP trẻ em là một lĩnh vực giáo dục đặc thù trong đó có sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ với các mặt hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chúng tôi tiếp cận quá trình giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh THCS theo khái niệm sau: “Giáo dục Q&BP cho học sinh THCS là quá trình dưới vai trò chủ đạo của giáo viên giúp học sinh chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen phù hợp với Q&BP của học sinh trong các mối quan hệ ở nhà trường, gia đình và xã hội”.

1.2.3. Hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở

Có nhiều tác giả định nghĩa về khái niệm hoạt động trải nghiệm, ví dụ tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: “HĐTN là hoạt động GD thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực” [26]. Theo tác giả Bùi Ngọc Diệp, “HĐTN là hoạt động xã hội, thực tiễn giúp HS tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình GD thực hiện tốt nhất mục tiêu GD. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo” [8].

Nhìn chung, dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở một điểm, coi HĐTN là hoạt động GD, tổ chức theo phương thức trải nghiệm nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách HS.

Theo cách tiếp cận nghiên cứu đề tài này, tác giả tiếp cận theo khái niệm sau: “HĐTN ở trường THCS là hoạt động GD, đó là quá trình được tổ chức có mục đích, có kế hoạch của GV, trong đó GV xác định nội dung và cách thức tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023