tập thể, tính giai cấp, đối lập với lối sống, nếp sống tư bản chủ nghĩa chạy theo đồng tiền, lối sống thực dụng.
Trong những thập kỉ gần đây vấn đề lối sống, nếp sống của học sinh, sinh viên cũng được nghiên cứu nhiều. Trong cuốn “The student revolution Aglobananalysis” xuất bản năm 1970 tại Ấn Độ đã đề cập đến vấn đề của sinh viên thế giới: thái độ đối với những sự kiện chính trị, đảng phái, chính sách của Chính phủ: sự tham gia của các sinh viên trong phong trào chính trị- xã hội ở các nước; các tổ chức xã hội và đoàn thể của sinh viên… Nhưng vấn đề nếp sống cũng chỉ được xem xét và mô tả một cách rời rạc, chưa khai thác được khía cạnh văn hóa trong một chỉnh thể nếp sống, lối sống.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu lối sống, nếp sống đã được đề cập đến từ lâu qua nhiều công trình nghiên cứu công phu như công trình “Việt Nam phong tục”của Phan Kế Bính (1875-1921). Trong tác phẩm này hầu hết những phong tục xã hội, phong tục trong gia tộc, thói quen, nếp sống của con người Việt Nam kể từ xưa đến đầu thế kỷ XX được tác giả phản ánh một cách khách quan, từ đó ca ngợi những phẩm chất, thói quen tốt của con người Việt Nam, đồng thời mạnh dạn phê phán các yếu tố lạc hậu, trì trệ trong các phong tục, thói quen, nếp sống… không phù hợp với thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc. Tư tưởng tiến bộ của Phan Kế Bính đã được Đảng ta quán triệt trong các nghị quyết nhằm xây dựng ở Việt Nam một nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại cũng đã nhấn mạnh việc xây dựng “Đời sống mới” (sau này đổi thành nếp sống mới), cách làm việc mới, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ lòng nhân ái, kính già, yêu trẻ, có lối sống thật thà, khiêm tốn, trung thực, yêu lao động, yêu đồng bào và yêu Tổ quốc. Trong lúc nước nhà chưa thống nhất, việc xóa bỏ, cải tạo nếp sống cũ lạc hậu và xây dựng nếp sống mới là nhiệm vụ to lớn
và phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành, như Hồ Chủ tịch nói: “Một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [22, tr.151].
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề văn hóa, Nếp sống văn hóa, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, con người mới. Vấn đề nghiên cứu nếp sống, Nếp sống văn hóa đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Tiêu biểu là trong Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung Ương khóa VIII, Đảng ta đã dành riêng để bàn về lĩnh vực văn hóa. Nội dung nghị quyết gồm 6 vấn đề quan trọng thì vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống được đặt lên đầu tiên. Trong toàn văn nghị quyết V thuật ngữ lối sống, nếp sống được nhắc đến nhiều lần như “tư tưởng đạo đức và lối sống là những vấn đề then chốt của văn hóa” hay như “lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh”. “Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, đạo đức, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước…Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số…Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX đã nhấn mạnh: “…Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị xã hội mới làm cơ sở và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”; đặc biệt trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đề cập việc “…Phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các hội văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, các hộ gia đình, cá nhân, các trí thức tham gia hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa. Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục văn hóa
- thẩm mỹ, nếp sống văn minh, hiện đại trong nhân dân”. Như vậy, có thể khẳng định vấn đề nếp sống, quản lý nếp sống, Nếp sống văn hóa của các tầng lớp nhân
dân, trong đó có lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên đã được các nhà lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội rất quan tâm.
Trong thời gian gần đây việc nghiên cứu lối sống, nếp sống nói chung và lối sống, nếp sống học sinh, sinh viên nội trú nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm và một số công trình, luận án đã đi sâu vào những vấn đề cụ thể như:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 1
- Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 2
- Trường Phổ Thông Dtnt Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
- Nội Dung Quản Lý Giáo Dục Nếp Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Dân Tộc Nội Trú
- Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Hỗ Trợ Cho Hoạt Động Giáo Dục
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
+ Vũ Dũng: “Nếp sống xã hội của sinh viên” Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (01/1997)
+ Mạc Văn Trang : “Đặc điểm lối sống Sinh viên hiện nay và những biện pháp giáo dục lối sống cho Sinh viên” Đề tài cấp Bộ.
+ Khúc Năng Toàn : “Nếp sống có văn hóa của sinh viên sư phạm” Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, Hà Nội 1999.
+ Trần Văn Trọng: “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hóa 3, Bộ Công an”, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, Hà Nội 2009
+ Trần Công Thanh: “Thực trạng và các biện pháp giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, mã số 5.07.03, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Hà Nội 1999.
+ Đinh Thị Tuyết Mai: “Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý đời sống sinh viên nội trú - Đại học Quốc gia Hà Nội”, mã số 60.14.05, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, Hà Nội, 2003.
Như vậy có thể thấy vấn đề nếp sống, quản lý nếp sống học sinh, sinh viên nội trú là một đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên trong các công trình của các tác giả mà chúng tôi tìm kiếm được thì chưa có công trình hay bài viết khoa học nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề quản lý học sinh nội trú. Nếu nghiên cứu về học sinh nội trú thì các tác giả mới chỉ đi sâu vào khía cạnh ôn tập và tự học mà chưa đề cập, phân tích đến các mặt khác như ăn ở, sinh hoạt tại ký túc xá của học sinh nội trú. Đã có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đưa ra thực trạng và giải pháp quản lý về các hoạt động ngoài giờ lên
lớp và đời sống là những hoạt động song song với hoạt động học tập nhưng không nghiên cứu về học sinh nội trú mà là sinh viên của các trường đại học.
Mặt khác, ở trường Phổ thông DTNT Hòa An cho đến nay, cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu về công tác học sinh nói chung và công tác học sinh nội trú nói riêng. Chính vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú là vấn đề mới mẻ phù hợp với yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và đổi mới giáo dục hiện nay.
1.2. Giáo dục và giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh
1.2.1.Nếp sống và nếp sống văn hóa
1.2.1.1. Nếp sống
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Thói quen in sâu vào cách làm vào suy nghĩ gọi là nếp” [34, tr.21],
L.V. Côkan cho rằng: Nếp sống của con người được coi như là sự phán ánh của cá nhân vào xã hội, còn lối sống của con người được coi như sự phán ánh của xã hội vào cá nhân.
Như vậy có thể nói rằng nếp sống là những hành vi ứng xử của con người được lặp đi lặp lại, được định hình trong đời sống thành nề nếp, thói quen thành phong tục, tập quán của cá nhân hay nhóm và được xã hội công nhận. Đặt trong mối quan hệ chung, nếp sống bao gồm nếp sinh hoạt, hoạt động, cách thức giao tiếp….Nếp sống chính là những quy tắc, nội quy, kỷ luật phù hợp của nhóm xã hội đã trở thành hành vi của mỗi cá nhân phù hợp với điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là phù hợp với đặc trưng hoạt động nghề nghiệp. Đây chính là cơ sở khoa học để hình thành và giáo dục nếp sống cho thanh niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng.
Nếp sống có những đặc điểm sau ;
- Nếp sống là những phẩm chất, thuộc tính có tính ổn định cao.
- Nếp sống là những hành vi đã trở thành thói quen có tính tự động hóa.
- Nếp sống không tách rời khỏi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định trong cuộc sống hàng ngày của con người.
1.2.1.2. Nếp sống và khái niệm liên quan
Thuật ngữ “văn hóa” ở nước ta hiện nay dùng trong các khoa học xã hội và nhân văn có nguồn gốc ở cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, từ "văn hóa" cũng xuất hiện rất sớm. Lưu Hướng (thời Tây Hán, Trung Quốc) trong sách “Thuyết Uyển bài Chi Vũ” viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực”. Đây là quan điểm Văn trị giáo hóa, nhân văn giáo hóa, nghĩa là đem cái Đẹp của con người (nhân văn) làm chuẩn mực giáo dục những người khác trong các bộ tộc xung quanh vùng Hoa Hạ thoát khỏi tình trạng dã man, kém hiểu biết. Ở phương Tây, “văn hóa” có nguồn gốc từ chữ La tinh “cultus” với nghĩa cụ thể (nghĩa đen) là khai hoang, trồng trọt cây lương thực (Cultus Agri). Sau này được mở rộng nghĩa dùng trong xã hội chỉ sự gieo trồng trí tuệ cho con người, giáo dục đào tạo con người (Cultus Animi). Nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa thuật ngữ “văn hóa” theo cách hiểu này. Nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588 - 1679): "Lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần" [1, tr.17-19]. Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) định nghĩa văn hóa theo trình độ phát triển: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội [1, tr.17-19]. Năm 1988, khi phát động Thập kỷ Thế giới Phát triển Văn hóa, Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đã tiếp cận văn hóa theo nghĩa là toàn bộ diện mạo đặc trưng khắc họa nên bản sắc của mỗi dân tộc: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Cùng với sự giao
thoa và tiếp biến văn hóa, thuật ngữ “văn hóa” đã dần dần thâm nhập vào đời sống xã hội và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.. Học giả Đào Duy Anh trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” đã khẳng định: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng “văn hóa tức là sinh hoạt” [2, tr.13]. Như vậy, chúng ta có thể tiếp cận văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau. Song, dưới góc độ phương pháp luận nghiên cứu về nếp sống văn hóa thì cần tiếp cận văn hóa như tổng thể chiều sâu, bề rộng, tầm cao các giá trị mang tính nhân văn do con người sáng tạo theo tiêu chí chân, thiện, mỹ trong tiến trình lịch sử và trở thành nhân tố nuôi dưỡng, hoàn thiện, phát triển phẩm chất con người cùng đời sống cộng đồng.
Gần gũi với khá niệm nếp sống là khái niệm lối sống. Lối sống là một khái niệm được các nhà triết học, xã hội học nhắc đến từ rất sớm. Theo Max Weber, lối sống thể hiện vị trí của các nhóm xã hội. Khái niệm lối sống được mô tả như kiểu sống của một nhóm xã hội, giai cấp, là một cộng đồng người cùng chung một vị trí kinh tế. Còn Dean Cenell thì cho rằng lối sống không phải chỉ biểu hiện trong lĩnh vực nghề nghiệp, lao động mà còn cả trong giải trí nữa. Thực tế cho thấy con người trong xã hội hiện đại không những có nhiều sản phẩm tiêu dùng hơn mà còn có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn để giải trí.
Từ nhận định đó, các nhà nghiên cứu lối sống đã đưa ra ba cách tiếp cận cơ bản đó là:
Thứ nhất là họ cho rằng lối sống là một phạm trù có ở bên trong của chủ thể như: thói quen, nếp nghĩ, hành vi trong đối xử…nên ít quan tâm tới điều kiện sống và các hoạt động trong cuộc sống. Tức là không dựa vào hoàn cảnh của bên ngoài mà chỉ dựa vào những điều kiện bên trong của chủ thể. Hạn chế của cách tiếp cận này theo A.I Buchenco ở chỗ nó đã loại trừ một yếu tố quan trọng của lối sống là hoạt động của chủ thể và lao động.
Thứ hai xem lối sống như một sự thống nhất các hình thức hoạt động sống và các điều kiện sống của con người, của xã hội. Chính vì thế M.N Rukevich,
cho rằng: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu, nói lên những hoạt động của một nhóm dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định”.
Ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về lối sống. Tác giả Đỗ Trung Lai cho rằng: “Lối sống suy cho cùng là cách dùng đạo đức mà hành đạo ở đời. Lối sống thể hiện bên ngoài của đạo và đức. Nó đã là và luôn là văn hóa” [18, tr34].
Tác giả Phạm Ngọc Định cho rằng : “Lối sống là tổ hợp các phương thức hoạt động sống điển hình của con người đối với xã hội nhất định mà nó được xét thống nhất với các điều kiện hoạt động. Lối sống bao gồm nhiều hệ thống hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống” [9, tr20].
Từ những cách tiếp cận và định nghĩa về khái niệm lối sống đã nêu trên thì có thấy nội hàm khái niệm lối sống phải thể hiện những nội dung cơ bản sau:
- Lối sống phải là phương thức hoạt động sống của từng cá nhân, của một nhóm người hay của cả một cộng đồng.
- Khái niệm lối sống không chỉ giới hạn ở phạm vi hoạt động mà còn thể hiện trong phương thức quan hệ đa dạng và phức tạp của cá nhân, nhóm hay cộng đồng ấy.
- Không thể có một lối sống chung cho mọi thời đại, mọi xã hội. Vì vậy khái niệm lối sống phải phản ánh được tính chất, điều kiện xã hội lịch sử của lối sống.
- Không thể tách lối sống ra khỏi chủ thể của nó có nghĩa là không thể tiếp cận lối sống trong sự rạch ròi hai mặt bên trong chủ thể và hình thức bên ngoài của lối sống.
Từ hướng tiếp cận nêu trên cho thấy khái niệm lối sống có thể hiểu một cách khái quát như sau: Lối sống là một khái niệm tổng hợp, bao gồm nhiều mối quan hệ xã hội, tư tưởng đạo đức, tâm lý, văn hóa, kinh tế và các mối quan hệ
khác của con người, nói lên đặc trưng cho hoạt động và mối quan hệ của con người trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định.
Nếp sống, lối sống là những khái niệm gần gũi, liên quan đến nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Hai thuật ngữ này xuất hiện khá nhiều trên sách, báo của Việt nam trong vài thập niên gần đây.
Trong từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội,1994) đã giải thích như sau:
Lối: hình thức diễn ra hoạt động đã trở thành ổn định, mang đặc điểm riêng… như lối sống giản dị.
Nếp: lối, cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen… như nếp sống văn minh, thay đổi nếp suy nghĩ.
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Thói quen in sâu vào cách làm vào suy nghĩ gọi là nếp”
Giữa hai khái niệm lối sống và nếp sống có 3 cách hiểu khác nhau : Cho rằng nếp sống đồng nghĩa với lối sống
Cho rằng nếp sống có nghĩa hẹp hơn lối sống
Cho rằng nếp sống và lối sống có những mặt khác nhau.
Để phân biệt 2 khái niệm nếp sống và lối sống tác giả A.P.Buchencô cho rằng: Nếp sống không phải là một phần mà là một trong những hình thức biểu hiện của lối sống..
L.V. Côkan cho rằng: Nếp sống của con người được coi như là sự phán ánh của cá nhân vào xã hội, còn lối sống của con người được coi như sự phán ánh của xã hội vào cá nhân [dẫn theo 1].
Từ góc độ lý luận chúng tôi cho rằng: Xem xét một số khía cạnh nhất định thì nếp sống và lối sống có nhiều điểm tương đồng. Nhưng nếu xét về phạm vi thì nếp sống là khái niệm hẹp hơn lối sống. Xét về mức độ ổn định thì nếp sống có tính ổn định hơn lối sống. Chúng tôi tán thành quan điểm của tác giả Mạc Văn Trang: “ Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, là những đặc điểm biểu hiện của