Trường Phổ Thông Dtnt Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân

lối sống đã được định hình thành nề nếp, thói quen của cá nhân (như nét tính cách) của gia đình (nếp nhà, gia phong), của xã hội (phong tục, tập quán, truyền thống). Lối sống mới được nảy sinh hình thành phát triển và đến mức độ được củng cố, định hình mới thành nếp sống. Lối sống và nếp sống không tách rời nhau”.

1.2.1.3. Nếp sống văn hóa

Theo quan niệm phương Đông nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị giáo hóa. Có nghĩa là các bậc thánh nhân dùng Văn để giáo hóa thiên hạ. Nói đến giáo hóa cũng là nói đến dạy dỗ cho nên trong bản chất của khái niệm văn hóa theo quan điểm của phương Đông đã gắn liền với giáo dục.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế, chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Như vậy nếp sống văn hóa có thể hiểu là một nếp sống phản ánh những chuẩn mực của nền văn hóa, nghĩa là nếp sống mà ở đó mọi người xử sự đều thể hiện theo những giá trị, những quy định của xã hội phù hợp với điều kiện và đối tượng cụ thể.

Tóm lại nếp sống văn hóa là những biểu hiện của nếp sống (trong quan hệ hành vi ứng xử, hành động, hoạt động đối với thiên nhiên, đồ vật, với người khác, với cộng đồng xã hội và bản thân) được xem là phù hợp với những giá trị, chuẩn mực văn hóa của xã hội trong những điều kiện hoàn cảnh sống nhất định.

Nếp sống văn hóa được biểu hiện ở các mặt cơ bản sau:

- Nếp sống văn hóa được biểu hiện ở lao động, học tập

- Nếp sống văn hóa được biểu hiện ở quan hệ xã hội và giao tiếp ứng xử

- Nếp sống văn hóa được biểu hiện trong sinh hoạt cá nhân…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Nếp sống văn hóa được biểu hiện ở hoạt động đoàn thể xã hội.

Đối với học sinh, nếp sống văn hóa được biểu hiện trong các hoạt động học tập, sinh hoạt, lao động, trong giao tiếp ứng xử với bạn bè, quan hệ thầy trò…. Vì đây là những hoạt động dễ quan sát trong nhà trường, trong Kí túc xá và cũng là những hoạt động cơ bản hàng ngày của học sinh.

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 4

Nói chung Nếp sống văn hóa là phương thức xử sự trong một tình thế nhất định trong cuộc sống, nó còn là một phương thức sử xự được quy định bởi các giá trị đạo đức. Vì vậy nếp sống văn hóa là những quy ước có tính chu kì tạo thành thói quen cho mỗi người và toàn xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải chứng kiến những xung đột gay gắt giữa lối sống mới và đủ loại nếp sống trong các mối quan hệ xã hội, buộc mỗi cá nhân phải tính toán lựa chọn cho mình một cách sống, nếp sống có văn hóa.

1.2.2. Giáo dục nếp sống văn hóa

1.2.2.1. Giáo dục và giáo dục nếp sống văn hóa

Trong cuốn Giáo dục học (tập 1) do Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên, giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ".

Theo nghĩa hẹp: “Giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu” [23, tr22].

Khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng được trình bày trong cuốn Giáo dục học đại cương của tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy: “Giáo dục là sự

hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố khác tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế xã hội" [19, tr25, 26].

Giáo dục theo nghĩa hẹp được định nghĩa: "Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, niềm tin, tình cảm, thái độ, các kỹ năng lao động và phát triển sức mạnh thể chất" [13, tr27].

Các nhà nghiên cứu khác nhau có những định nghĩa khác nhau về giáo dục, tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi sẽ đi theo quan điểm của Trần Thị Tuyết Oanh: "Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, niềm tin, tình cảm, thái độ, các kỹ năng lao động và phát triển sức mạnh thể chất" [23].

Từ khái niệm Giáo dục, có thể thấy giáo dục nếp sống văn hóa là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo, để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh, nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội, để học sinh học tập, làm việc hiệu quả hơn có lối sống, nếp sống tốt đẹp mang lại lợi ích cho chính học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh là quá trình giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội những giá trị, chuẩn mực văn hóa vào trong hoạt động sống của học sinh nhằm làm cho thái độ hành vi của mỗi học sinh phù hợp với những giá trị chuẩn mực văn hóa của xã hội.

1.2.2.2. Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Nhiệm vụ vận dụng các giá trị văn hóa để giáo dục học sinh là mục tiêu lớn của ngành giáo dục đã được khẳng định trong luật giáo dục: “thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [6, tr.2]. Giáo dục nếp sống văn hóa là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo, để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh, nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội, để học sinh học tập, làm việc hiệu quả hơn có lối sống, nếp sống tốt đẹp mang lại lợi ích cho chính học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh là quá trình giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội những giá trị, chuẩn mực văn hóa vào trong hoạt động sống của học sinh nhằm làm cho thái độ hành vi của mỗi học sinh phù hợp với những giá trị chuẩn mực văn hóa của xã hội.

1.3. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

1.3.1. Trường phổ thông DTNT trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Vị trí, mục tiêu và vai trò của trường phổ thông dân tộc nội trú

Trường phổ thông DTNT là loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà nước thành lập trường phổ thông DTNT nhằm đào tạo các bậc học cho đối tượng con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, là nơi đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc [6, tr.2]. Trường phổ thông DTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Trường phổ thông DTNT là loại trường chuyên biệt mang tính phổ thông, dân tộc và nội trú. Trường phổ thông DTNT còn là nơi để thực hiện chế độ chính sách của Đảng, nhà nước đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số một cách khá đầy đủ và toàn diện nhất. Chẳng hạn như được đầu tư về trang thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy, khu nhà ở nội trú, nhà ăn

cho học sinh, nhà công vụ giáo viên, nhà sinh hoạt văn hóa, giáo dục văn hóa dân tộc với các trang thiết bị kèm theo và hệ thống phòng học, trang thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.

1.3.1.2. Nhiệm vụ của trường phổ thông DTNT

Theo điều lệ trung học trường phổ thông DTNT ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ như các trường phổ thông bình thường còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau (điều 4 - quyết định số 49/QĐ ngày 25/8/2008 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông DTNT):

- Tuyển sinh đúng đối tượng theo kế hoạch được giao hàng năm

- Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Giáo dục lao động hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp.

- Tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú…

- Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục.

1.3.2. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Ở các trường phổ thông DTNT đối tượng đào tạo là con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Phần lớn các em đều ngoan, biết nghe lời khuyên bảo dạy dỗ của thầy cô và người lớn tuổi. Chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất, ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tập thể khác.

Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, giáo dục chưa phát triển. Do vậy, đa số các em còn sống tự nhiên thoải mái từ bé.

Năng lực nhận thức của học sinh không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế, nhất là ở các lớp đầu vào. Một số ít chưa chăm chỉ học tập.

Các phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như thiếu tác phong công nghiệp, uống rượu, bia...

Các em học sinh vùng cao khi hòa nhập với cuộc sống tập thể còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, nhiều mặt chưa có mục tiêu phấn đấu. Vì vậy ngoài việc đáp ứng yêu cầu quản lý học sinh nội trú ở một cơ sở đào tạo, Ban Giám hiệu, giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường phổ thông DTNT còn phải đáp ứng được các năng lực khác như: có vốn hiểu biết về tâm lí, ngôn ngữ, phong tục, tập quán đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương các em sinh sống, biết khơi dậy cho các em lòng tự hào dân tộc và hướng phấn đấu đúng đắn. Giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có kĩ năng tổ chức đời sống nội trú cho các em. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông DTNT phải sâu rộng hơn phù hợp với đặc thù của trường nội trú, với công tác quản lý và giáo dục của nhà trường.

Trong chức năng quy định, trường phổ thông DTNT có nhiệm vụ giáo dục học sinh về văn hóa dận tộc. Giáo dục văn hóa dận tộc nằm trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường phổ thông DTNT, nhằm giáo dục học sinh vừa có phẩm chất văn minh, hiện đại, vừa có phẩm chất dân tộc, truyền thống, trở thành người cán bộ đáp ứng nhu cầu xây dựng công cuộc mới cho quê hương, cho cộng đồng vùng dân tộc. Thực hiện chức năng quy định, trường phổ thông DTNT triển khai nhiệm vụ giáo dục văn hóa dận tộc là một nhiệm vụ chính thức và bắt buộc [6, tr.242].

1.3.3. Nếp sống của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Trong trường phổ thông DTNT ngoài việc học sinh được đào tạo theo chương trình trung học phổ thông họ còn được ăn ở tại chỗ trong kí túc xá của trường. Do vậy nếp sống của học sinh được biểu hiện qua các hoạt động cơ bản như: hoạt động học tập; sinh hoạt cá nhân (ăn uống; vệ sinh cá nhân; đi lại, ngủ, nghỉ ngơi, ...); sinh hoạt tập thể (hoạt động hỗ trợ học tập, hoạt động thông tin, hoạt động thể dục thể thao, du lịch, hoạt động văn hóa văn nghệ, các hoạt động phong trào đoàn thể,...); nếp sống văn hóa ứng xử (văn hóa ứng xử với thầy cô giáo, văn hóa ứng xử với bạn bè, văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh). Các hoạt động của học sinhgồm nhiều mặt và đa dạng, song chủ yếu biểu hiện qua các mặt, gồm:

- Hoạt động học tập

- Hoạt động sinh hoạt cá nhân

- Hoạt động sinh hoạt tập thể

- Hoạt động giao tiếp và ứng xử.

* Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

“Tiên học lễ, hậu học văn” - Phát triển và hoàn thiện nhân cách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An. Thực tế đã chứng minh, trong cuộc sống hiện đại, ngoài những kỹ năng cứng về kiến thức cơ bản thì những kỹ năng mềm trong cuộc sống đang trở nên rất quan trọng và cần thiết, đó chính là những kỹ năng trong nếp sống hàng ngày như giao tiếp, ứng xử, trang phục…để mỗi cá nhân có thể chủ động nắm bắt những cơ hội hoàn thiện bản thân mình, thích ứng được với cuộc sống hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Các em học sinh ngày nay rất năng động trong mọi lĩnh vực của đời sống. Sự thông minh, nhiệt tình đã được xã hội công nhận và đánh giá cao.Tuy nhiên các em cũng còn có những hạn chế như thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm. Việc hoàn thiện những kỹ năng này cho học sinh thông qua nếp sống văn hóa hàng ngày trong nhà trường sẽ trang bị cho các

em những điều kiện cần và đủ để họ có thể tự tin khẳng định bản thân khi ra ngoài xã hội, góp phần vào thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.

1.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

1.4.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh dân tộc nội trú

1.4.1.1. Quản lý

* Khái niệm quản lý

Tùy theo cách tiếp cận, quản lý được hiểu với nhiều cách khác nhau như sau:

Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý, tạo ra sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống, hướng vào mục tiêu nhất định. (Giáo trình

- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Quản lý là một hệ thống xã hội mang tính khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. (Nguyễn Văn Lê - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Theo tác giả Trần Quốc Thành "Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác định" [29, tr.1].

Sự xuất hiện của hoạt động quản lý trong xã hội dẫn đến mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý và những mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố trong hệ thống quản lý. Những mối quan hệ phức tạp gọi là quan hệ quản lý - một kiểu của quan hệ xã hội cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý. Khoa học quản lý đi sâu vào nghiên cứu bản chất của các mối quan hệ quản lý, các quy luật vận động và phát triển của chúng, trên cơ sở đó đề xuất những con đường, phương pháp tối ưu cho sự quản lý hệ thống xã hội nhằm tạo điều kiện cho nó vận hành thuận lợi đạt tới mục tiêu xác định

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023