Thái Độ Của Học Sinh Đối Với Những Hành Động Có Tác Động Đến Môi Trường‌

- Đối với vấn đề về tầm quan trọng của công tác GDMT cho mọi người thì chỉ có 38% số học sinh nhận thức đúng rằng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người là việc làm rất quan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ môi trường. Điều đáng quan tâm ở đây là vẫn còn một tỷ lệ khá cao học sinh các trường chưa xác định được vấn đề nêu ra là đúng hay sai, họ đã trả lời “không biết” đối với những vấn đề này: Có 35% học sinh được hỏi không biết là mình có thể trở thành một tuyên truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương hay không; 62% không biết được rằng giáo dục ý thức BVMT cho mọi người là một việc làm quan trọng và cần thiết để góp phần BVMT…

Như vậy chúng ta có thể thấy nhận thức của học sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên về các vấn đề liên quan đến việc BVMT còn rất thấp, mặc dù đa số các em đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường tới sự sống của con người, những nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm. Điều này phần nào nói lên chất lượng GDMT cho học sinh của các nhà trường, Học sinh mới chỉ được trang bị những tri thức lý thuyết về môi trường mà chưa nhận thấy khả năng và trách nhiệm của chính bản thân các em đối với công tác BVMT hiện nay. Điều này được minh chứng bởi kết quả câu trả lời của HS các nhà trường khi chúng tôi đặt câu hỏi “Theo các em BVMT là trách nhiệm của ai?”. Trong số 100 học sinh được hỏi chỉ có 48/100 học sinh chiếm tỷ lệ 48% sinh trả lời trách nhiệm BVMT là của tất cả mọi người trong đó có lực lượng học sinh trong các nhà trường. Trong khi đó có tới 40% số học sinh cho rằng trách nhiệm BVMT là của những người làm công tác vệ sinh môi trường và của các tổ chức xã hội, 12% số học sinh cho rằng BVMT là trách nhiệm của người lớn.

Kết quả này càng khẳng định công tác GDMT ở các nhà trường THCS thị xã Quảng Yên chưa đạt được mục tiêu cuối cùng của GDMT trong nhà trường phổ thông đó là "… mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất".

Chính những hạn chế trong nhận thức của các em về vấn đề BVMT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành vi tham gia BVMT của các em.

- Thái độ của học sinh đối với vấn đề BVMT và các hành vi góp phần BVMT

Chúng tôi đưa ra 8 hành động có thể xảy ra trong cuộc sống, lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày của con người có tác động đến môi trường sống, trong đó có 5 hành động góp phần BVMT và 5 hành động có thể gây hại cho môi trường để hỏi xem thái độ của các em đối với những hành động đó như thế nào. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Thái độ của học sinh đối với những hành động có tác động đến môi trường‌


TT


Những hành động của con người ảnh hưởng tới môi trường

Thái độ của học sinh

Đồng tình

Phản đối

Không quan

tâm

SL

%

SL

%

SL

%

1

Vứt rác bừa bãi, viết, vẽ bậy lên tường,

bàn ghế

0

0

94

94

6

6

2

Đi vệ sinh không đúng nơi quy định

0

0

97

97

3

3

3

Bẻ cành cây, hái hoa nơi công cộng

0

0

92

92

8

8

4

Chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy

0

0

85

85

15

15

5

Khơi thông cống rãnh

100

100

0

0

0

0

6

Trồng, chăm sóc cây xanh

100

100

0

0

0

0

7

Các hoạt động tuyên truyền BVMT

100

100

0

0

0

0

8

Tố giác những người có hành động

gây nguy hại cho môi trường sống

46

46

0

0

54

54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 8

Từ bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy:

- Đối với những hành động góp phần bảo vệ môi trường như: Trồng và chăm sóc cây xanh, khơi thông cống rãnh, trồng chăm sóc cây xanh được 100% học sinh đồng tình ủng hộ, điều đó phản ánh thái độ đúng đắn của các em đối với những hành vi góp phần BVMT và nó phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi. Ở lứa tuổi học sinh THCS trình độ nhận thức của các em về những

hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội đã phát triển các em đã có khả năng đánh giá mức độ tốt xấu của hành vi tương đối chính xác.

Riêng hành động “Tố giác những người có những hành động gây nguy hại cho môi trường” thì vẫn có 54/100 em chiếm tỷ lệ 54% bày tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm. Số học sinh bày tỏ thái độ đồng tình với hành động này chỉ có 46%. Điều này một lần nữa cho thấy nhận thức và thái độ về trách nhiệm BVMT của học sinh trong các nhà trường còn thấp.

Tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi thấy rằng các em đều nhận ra đó là những hành động gây hại cho môi trường, những hành vi không tốt nhưng một phần các em nghĩ rằng đó là việc của người khác, không liên quan đến mình, một phần các em ngại, không dám phản ứng trước đám đông khi mà nhiều người trong số họ vẫn chưa có nhận thức đúng về các hành vi gây nguy hại đến môi trường. Với thực tế này chúng tôi nhận định công tác GDMT của các nhà trường chúng ta hiện nay, không riêng gì các trường THCS thị xã Quảng Yên mới chỉ giúp người học đạt được những mục tiêu về tri thức, còn mục tiêu về thái độ và hành vi có lẽ vẫn còn là một bài toán trong công tác giáo dục nói chung và GDMT nói riêng ở nước ta hiện nay.

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm đã triển khai ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Chương trình GDMT thông qua HĐTN bao gồm nhiều nội dung khác nhau, tuỳ thuộc vào từng đối tượng, từng lứa tuổi mà nội dung GDMT cũng được xây dựng cho phù hợp. Việc xác định các nội dung GDMT thông qua HĐTN cho học sinh cần căn cứ vào mục tiêu GDMT; đặc điểm tâm, sinh lý và trình độ nhận thức của từng lứa tuổi học sinh. Xác định đúng nội dung GDMT thông qua HĐTN là cơ sở quan trọng để GV có thể lựa chọn và sử dụng một cách hợp lý các phương pháp và hình thức tổ chức GDMT, làm cho quá trình GDMT thông qua HĐTN đạt hiệu quả. Vậy trên thực tế, giáo viên các trường

THCS thị xã Quảng Yên có xác định đúng các nội dung GDMT thông qua HĐTN cần cung cấp cho học sinh THCS hay không? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đặt câu hỏi: Theo các thầy (cô), GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS phải bao gồm những những nội dung nào?

Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10: Thực trạng xác định các nội dung GDMT thông qua HĐTN cho học sinh của giáo viên‌


TT


Nội dung GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS

Ý kiến

của giáo viên

SL

%

1

Các khái niệm cơ bản về môi trường, hệ sinh thái, các thành

phần cơ bản của môi trường…

40

100

2

Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng và phát triển

bền vững

40

100

3

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, tác hại và các

biện pháp giảm thiểu ô nhiễm MT

40

100

4

Mối quan hệ giữa con người và môi trường, tác động của MT và

tài nguyên đến sinh vật và con người …

34

85

5

Các biện pháp để bảo vệ môi trường

40

100

6

Luật bảo vệ môi trường, các chính sách môi trường của Đảng và

Nhà nước

30

75

7

Ý thức - thái độ đối với các vấn đề môi trường

30

75

8

Các kỹ năng, hành vi để bảo vệ môi trường

40

100

9

Ý kiến khác

65

65

Từ kết quả ở bảng 2.10 cho thấy:

100 số CBGV được hỏi đã xác định đúng những nội dung GDMT cần cung cấp cho học sinh THCS bao gồm tất cả những vấn đề liên quan đến môi trường và BVMT như: Các khái niệm cơ bản về môi trường, hệ sinh thái, các thành phần cơ bản của môi trường; nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững; các vấn đề về ô nhiễm môi trường; các biện pháp

để bảo vệ môi trường; và cả những nội dung liên quan đến ý thức - thái độ, các kỹ năng và hành vi để bảo vệ môi trường của con người. Tuy nhiên vẫn còn có một số ít (25%) CBGV chưa xác định, hoặc xác định chưa đầy đủ các nội dung GDMT cần cung cấp cho học sinh, nhất là những nội dung liên quan đến ý thức, thái độ đối với các vấn đề MT và BVMT. Nguyên nhân của thực trạng này theo chúng tôi bắt nguồn từ những nhận thức chưa đầy đủ của một số ít giáo viên về mục tiêu của công tác GDMT cho học sinh hiện nay.

Bên cạnh đó cũng có 65% số giáo viên được hỏi bổ sung thêm ý kiến, cho rằng, ngoài những nội dung nêu trên, GDMT trong nhà trường THCS còn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức hiểu biết về tình hình môi trường và BVMT của địa phương nơi các em sinh sống, học tập.

Theo chúng tôi, đây là những ý kiến rất tích cực, nó phản ánh đúng một trong những nguyên tắc quan trọng trong GDMT thông qua HĐTN đó là cần xem xét các vấn đề môi trường trên quan điểm địa phương. Việc cung cấp cho học sinh những nội dung liên quan đến tình hình môi trường của địa phương không chỉ giúp cho HS có cái nhìn cụ thể về hiện trạng môi trường nơi các em đang sinh sống, học tập mà nó còn góp phần định hướng những hành vi và việc làm của học sinh để BVMT phù hợp với đặc điểm tình hình môi trường của địa phương, đồng thời làm cho hoạt động GDMT thông qua HĐTN của nhà trường mang tính thực tiễn cao hơn.

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức GDMT thông qua HĐTN đã thực hiện ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Hoạt động GDMT thông qua HĐTN có thể tiến hành dưới nhiều hình thức và con đường khác nhau. Mỗi một con đường GD có những thế mạnh riêng. Việc xác định các con đường để tiến hành GDMT thông qua HĐTN phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Đối tượng GD, điều kiện để tiến hành GDMT, năng lực của chủ thể GD… Vậy trên thực tế GV đánh giá như thế nào về khả năng và hiệu quả của các hình thức phương pháp GDMT thông qua HĐTN.

Đối với vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành đặt câu hỏi điều tra nhận thức của CBGV về khả năng tiến hành GDMT thông qua HĐTN và hiệu quả của các hình thức phương pháp GDMT thông qua HĐTN cho học sinh trong các trường THCS thị xã Quảng Yên. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11: Nhận thức của CBGV về các hình thức GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS‌


TT


Các hình thức GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS

Ý kiến của giáo viên

Dễ thực hiện và mang lại hiệu quả

cao

Dễ thực hiện nhưng ít hiệu quả


Hiệu quả nhưng khó thực hiện

Khó thực hiện và không

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tích hợp vào các môn học để

tổ chức hoạt động ngoại khóa

20

50

0

0

20

50

0

0

2

Xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về GDMT và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động

ngoại khoá


22


55


4


10


14


35


0


0

3

Thông qua hoạt động truyền thông MT của các tổ chức

xã hội


30


75


0


0


10


25


0


0

4

Thông qua các phương tiện

thông tin đại chúng

24

60

8

20

8

20

0

0

Từ kết quả bảng 2.11 cho thấy: CBGV các nhà trường đều nhận thấy có thể GDMT cho học sinh thông qua nhiều con đường khác nhau: Xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về GDMT và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, thông qua hoạt động truyền thông môi trường của các tổ chức trong và ngoài nhà trường hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên nhận thức của các giáo viên về khả năng thực hiện và hiệu quả thực hiện GDMT thông qua HĐTN bằng các hình thức đó trong nhà trường lại có sự khác nhau:

- 50% CBGV cho rằng trong nhà trường THCS thì GDMT thông qua HĐTN bằng cách tích hợp vào các môn học để tổ chức hoạt động ngoại khóa là dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó có 50% ý kiến cho rằng GDMT thông qua HĐTN bằng con đường này có hiệu quả nhưng khó thực hiện bởi nó đòi hỏi người GV phải phải có kỹ năng lồng ghép tốt, nếu không sẽ khó thực hiện được mục tiêu GDMT và thậm chí ảnh hưởng đến cả mục tiêu dạy học của bộ môn. Theo chúng tôi, thực hiện dạy học GDMT thông qua HĐTN bằng hình thức này mang lại hiệu quả cao và cũng không khó thực hiện nếu như chúng ta có những biện pháp tốt để bồi dưỡng kỹ năng tích hợp nội dung GDMT vào các môn học cho GV các nhà trường.

- Đối với hình thức GDMT thông qua HĐTN bằng cách: Xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về GDMT và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá thì có tới 35% ý kiến cho rằng đây là con đường GDMT mang lại hiệu quả nhưng rất khó thực hiện trong điều kiện dạy học ở các trường THCS nước ta hiện nay.

Theo ý kiến của chúng tôi, nếu xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về GDMT và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá để tiến hành GDMT cho học sinh thì chắc chắn việc GDMT cho học sinh sẽ mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên trong điều kiện GDMT chưa trở thành môn học riêng trong các trường THCS ở nước ta hiện nay thì việc xây dựng những bài học riêng về GDMT phải được thiết kế dưới hình thức những chuyên đề ngoại khoá về GDMT và phải dành một thời lượng thích hợp trong chương trình dạy học của nhà trường để thực hiện các chuyên đề đó.

2.3.4. Thực trạng tổ chức GDMT thông qua HĐTN cho học sinh ở các trường THCS

Chúng ta biết rằng, trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ có dạy học trên lớp mà còn phải GD học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Chính các hoạt động này sẽ bổ sung và làm sâu thêm những tri thức mà học sinh nắm được thông qua chương trình dạy học trên lớp. Trong GDMT ở các trường phổ thông thì việc tổ chức các HĐTN lại càng cần thiết vì GDMT không có bộ môn riêng, nó được thực hiện chủ yếu qua tích hợp vào các môn học khác. Vì vậy, nếu chỉ dừng lại ở dạy học trên lớp thì mục đích GDMT cho học sinh khó có

thể thực hiện được đầy đủ và trọn vẹn. Mục đích của việc tổ chức các HĐTN là thông qua thực tế giúp học sinh hiểu biết về tình hình môi trường, về tác động của con người tới môi trường, từ đó xây dựng ở học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, hình thành ở các em ý thức BVMT và có kỹ năng, phương pháp bảo vệ môi trường đúng đắn và thiết thực. Có thể nói HĐTN được coi là thế mạnh trong công tác GDMT cho học sinh trong các nhà trường. Vậy trên thực tế ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, việc tổ chức các HĐTN để GDMT cho học sinh diễn ra như thế nào? Mức độ và hiệu quả ra sao?

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra 9 HĐTN có thể tổ chức để GDMT cho học sinh và tham khảo ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường về mức độ tổ chức và hiệu quả tổ chức các hoạt động đó trong nhà trường. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12: Thực trạng mức độ và hiệu quả tổ chức GDMT thông qua HĐTN cho học sinh các trường THCS thị xã Quảng Yên


TT


Các HĐTN có thể tổ chức để GDMT cho học sinh THCS

Mức độ tổ chức của GV

Hiệu quả tổ chức

Thường xuyên (%)

Thỉnh thoảng (%)

Chưa bao giờ (%)

Có hiệu quả (%)

Ít hiệu quả (%)

Không hiệu quả

(%)

1

Tổ chức nói chuyện chuyên đề về GDMT

0

20

80

80

20

0

2

Tổ chức các trò chơi mang tính GDMT

10

45

45

80

20

0

3

Tổ chức các buổi lao động vệ sinh MT

100

0

0

100

0

0

4

Tổ chức cho học sinh trồng cây xanh

quanh khu vực trường

55

45

0

100

0

0

5

Tổ chức cho học sinh thu gom rác thải

85

15

0

100

0

0

6

Triển lãm tranh, ảnh, các tài liệu, mô

hình về MT và BVMT

0

35

65

70

30

0

7

Tổ chức cho HS đi tham quan

0

15

85

100

0

0

8

Tổ chức các cuộc thi, viết, vẽ, tìm hiểu

MT địa phương

0

30

70

50

30

20

9

Sinh hoạt câu lạc bộ MT

0

20

80

100

0

0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022