CBGV tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả HĐTN về GDMT, còn có từ 25% đến 30% ý kiến được hỏi cho rằng CBQL nhà trường chưa làm. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường họ cho rằng: Một số CBQL chưa thực hiện vì họ cho rằng nếu có chỉ đạo thì cũng khó thực hiện được vì khó khăn về thời gian, con người, địa điểm tổ chức, và kinh phí chi thường xuyên cho các nhà trường trong năm hạn hẹp mặc dù CBQL muốn quan tâm tới công tác này nhưng lực bất tòng tâm, vì vậy họ chưa quan tâm đến công tác này, vì thế mà họ không chỉ đạo thực hiện công tác này một cách quyết liệt.
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên
Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra đánh giá GDMT thông qua HĐTN cho học sinh, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến của các khách thể với câu hỏi: Đồng chí vui lòng cho biết công tác kiểm tra đánh giá GDMT thông qua HĐTN cho học sinh ở trường đồng chí được thực hiện như thế nào? Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.17: Thực trạng kiểm tra đánh giá GDMT thông qua HĐTN cho học sinh
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||
Tốt | Tương đối tốt | Chưa tốt | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN về GDMT thông qua các môn học | 22 | 55 | 12 | 30 | 6 | 15 |
2 | Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN về GDMT thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội | 20 | 50 | 15 | 37.5 | 5 | 12.5 |
4 | Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN về GDMT theo chủ điểm tháng | 20 | 50 | 15 | 37.5 | 5 | 12.5 |
5 | Kiểm tra sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức các HĐTN về GDMT cho học sinh | 14 | 35 | 16 | 40 | 10 | 25 |
6 | Kiểm tra việc đầu tư kinh phí cho HĐTN về GDMT | 14 | 35 | 16 | 40 | 10 | 25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Gdmt Thông Qua Hđtn Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh
- Thái Độ Của Học Sinh Đối Với Những Hành Động Có Tác Động Đến Môi Trường
- Thực Trạng Phối Kết Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình, Xã Hội Trong Công Tác Gdmt Thông Qua Hđtn Cho Học Sinh
- Biện Pháp Quản Lý Gdmt Thông Qua Hđtn Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh
- Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Trong Quản Lý Gdmt Thông Qua Hđtn
- Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 13
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Qua kết quả khảo sát bảng 2.17 cho thấy: Các khác thể đều cho rằng việc Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN về GDMT thông qua các môn học là quan trọng và thường xuyên nhất, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá làm tốt mới chỉ đạt 55% và có tới 15% ý kiến cho rằng CBQL các nhà trường không thực hiện nội dung này. Với việc: Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN về GDMT thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội; Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN về GDMT theo chủ điểm tháng, cũng được 50% ý kiến đánh giá làm tốt, 37.5% ý kiến cho rằng chưa làm tốt và có 12.5% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường không thực hiện nội dung này trong công tác kiểm tra đánh giá GDMT thông qua HĐTN cho học sinh. Đặc biệt với hai nội dung: Kiểm tra sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức các HĐTN về GDMT cho học sinh; Kiểm tra việc đầu tư kinh phí cho HĐTN về GDMT, được các khách thể đánh giá là CBQL các nhà trường làm yếu nhất với 35% ý kiến đánh giá làm tốt và còn tới 25% ý kiến đánh giá là chưa làm. Thực tế này cho thấy, đây là một mặt yếu của các trường THCS thị xã Quảng Yên trong công tác kiểm tra đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDMT thông qua HĐTN cho học sinh ở các nhà trường. Vì vậy, các nhà trường trong thời gian tới cần linh hoạt, sáng tạo, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục gìn giữ bảo vệ môi trường nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
2.5.1. Ưu điểm
- Đã được sự quan tâm của Nhà nước, của ngành giáo dục và các ban ngành liên quan cụ thể là thông qua các dự án, hoạt động, các phong trào đã được các tổ chức, các nhà trường thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt là phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Công tác quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên đã được quan tâm chỉ đạo tương đối tốt, tiến hành thường xuyên và
đạt được một số kết quả bước đầu góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trường học “xanh, sạch, đẹp”, “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Sự phối hợp tương đối chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng trong trường tham gia công tác GD bảo vệ môi trường.
- Hầu hết CBQL, GV có năng lực, nhiệt tình, có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng và tác dụng thiết thực của công tác GD bảo vệ môi trường; đa số học sinh THCS năng động, sáng tạo, tự chủ trong học tập và các hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài giờ lên lớp.
- Các nhà trường đã dành một phần nhỏ kinh phí trong công tác giáo dục và bảo vệ môi trường, xây dựng, cải tạo cảnh quan trường lớp.
2.5.2. Hạn chế
- Bộ máy quản lý công tác GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS chưa được kiện toàn. Khả năng tích hợp lồng ghép vào nội dung giảng dạy các môn học, kỹ năng tổ chức các HĐTN chưa đáp ứng yêu cầu của công tác GDMT. Việc thực hiện các chức năng quản lý GDMT thông qua HĐTN của CBQL nhà trường chưa tốt.
- Công tác xã hội hóa giáo dục ở các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt việc phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các HĐTN về GDMT cho học sinh chưa tốt, chưa được được cụ thể trong kế hoạch quản lý của các nhà trường như thực trạng đã nêu.
- Cơ sở vật chất, tài chính, tài liệu tham khảo phục vụ cho các HĐTN về GDMT cho học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đặt ra.
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Do nhận thức của một số CBGV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh trong các nhà trường còn hạn chế, từ đó làm xuất hiện tâm lý coi nhẹ nội dung GDMT cho học sinh.
- Hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác GDMT thông qua HĐTN của CBQL các nhà trường và các cấp liên quan chưa được quan tâm và coi trọng,
chưa có biện pháp hiệu quả. Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trong kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục do Hiệu trưởng và BGH các nhà trường xây dựng, thì nội dung dành cho thực hiện chương trình GDMT thông qua HĐTN được đề cập rất ít, đặc biệt trong kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên thì hầu như không có một tiêu chí nào dành để đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ GDMT của GV trong nhà trường.
- Đa số giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nội dung, phương pháp GDMT thông qua HĐTN cho HS. Điều này càng chứng tỏ sự quan tâm chỉ đạo của CBQL các nhà trường và các tổ chức chuyên môn đối với công tác GDMT còn rất hạn chế.
- Do cơ sở vật chất và những tài liệu phục vụ cho công tác GDMT của các nhà trường chưa đầy đủ, nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức các HĐTN về GDMT của các nhà trường còn hạn hẹp. Dó đó nhiều khi GV khó có thể tổ chức được các HĐTN về GDMT một cách thường xuyên và hiệu quả.
- Một nguyên nhân nữa dẫn tới những hạn chế trong công tác quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên nói riêng và các trường THCS nói chung trong cả nước, theo chúng tôi nó bắt nguồn từ những định hướng của nhà nước về công tác GDMT trong nhà trường phổ thông hiện nay. Ở các nước trên thế giới, GDMT được xây dựng thành môn học riêng và đưa vào chương trình dạy học chính khoá. Trong khi đó ở nước ta hiện nay GDMT mới chỉ dừng lại ở tính chất là một hoạt động chứ chưa trở thành môn học riêng và chưa được giảng dạy như các môn học khác. Việc tích hợp các nội dung GDMT vào các môn học chưa có những hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là HĐTN về GDMT chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nên việc quản lý, tổ chức các HĐTN về GDMT do CBGV các nhà trường thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
2.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên
Thông qua thực tiễn, chúng tôi nhận thấy: GDMT thông qua HĐTN chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách, nhận thức của người dân nói chung, học sinh nói
riêng về GDMT còn nhiều hạn chế, việc quản lý công tác GDMT thông qua HĐTN ở các trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa trở thành nhiệm vụ bức thiết của nhà trường.
Qua trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường chúng tôi được biết nhà trường thường gặp những khó khăn sau đây trong quản lý GDMT thông qua HĐTN cho học sinh:
- Chưa có một hành lang pháp lý bắt buộc phải tổ chức HĐTN về GDMT.
- Không có nội dung chương trình bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức và quản lý các HĐTN về GDMT cho HS.
- Một số CBGV chưa nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN về GDMT nên việc tham gia là miễn cưỡng.
- Tâm lý học để lấy điểm, bằng cấp còn in nặng trong tâm trí cha mẹ học sinh và thầy cô, do vậy cộng đồng và cha mẹ học sinh chưa nhiệt tình trong phối hợp tổ chức HĐTN về GDMT cho HS.
- Năng lực tổ chức, quản lý GDMT thông qua HĐTN cho học sinh của CBQL các nhà trường còn hạn chế.
- Thiếu thời gian, tài liệu, cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác GDMT thông qua HĐTN cho HS ở các nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, điều tra khảo sát, phỏng vấn, xử lý các số liệu ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, thông qua các đối tượng là CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội khác có liên quan tới công tác tổ chức và quản lý GDMT thông qua HĐTN cho học sinh, tác giả nhận thấy:
Những năm qua việc quản lý GDMT thông qua HĐTN đã được các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên quan tâm và đã được một số kết quả bước đầu về nhận thức, về xây dựng văn hóa học đường, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp nên đã góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.
Tuy nhiên qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng chúng tôi nhận thấy:
Ở các trường THCS thị xã Quảng Yên nói riêng và các trường THCS trên cả nước nói chung, hoạt động GDMT đã được đưa vào chương trình dạy học, GD học sinh và được thực hiện chủ yếu qua hai hình thức là lồng ghép vào các môn học đã có và thông qua tổ chức các HĐTN.
Do ở nước ta, GDMT thông qua HĐTN trong các trường học còn là vấn đề khá mới mẻ, GDMT thông qua HĐTN lại chưa trở thành bộ môn riêng và cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về tổ chức thực hiện cho học sinh trong các trường THCS, cho nên mặc dù phần lớn các giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh, GV cũng xác định được những nội dung kiến thức GDMT thông qua HĐTN cần lồng ghép để cung cấp cho học sinh, nhưng việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp của GV để truyền tải những nội dung tri thức về GDMT thông qua HĐTN cho học sinh vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thực sự phù hợp, việc tổ chức các HĐTN nhằm GDMT cho học sinh chưa thực sự phong phú và hiệu quả chưa cao. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả của công tác GDMT trong các nhà trường, mà minh chứng là phần lớn học sinh ở các nhà trường mới chỉ có được những hiểu biết về mặt tri thức lý
thuyết đối với các vấn đề về môi trường và BVMT còn thái độ và sự quan tâm của các em tới các vấn đề về BVMT thì vẫn còn nhiều hạn chế, mức độ thực hiện các hành vi góp phần gìn giữ và BVMT của các em còn thấp, chưa mang tính tự nguyện và chưa trở thành thói quen trong hoạt động thường ngày do các em ít được trải nghiệm thực tế.
Thực tế này đòi hỏi cần có những biện pháp hiệu quả nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý GDMT thông qua HĐTN cho học sinh ở các trường THCS thị xã Quảng Yên đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh… Các bộ phận này dù có chức năng riêng nhưng vẫn có liên hệ, liên kết với các bộ phận khác để giáo dục, đào tạo học sinh của nhà trường. Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính hệ thống trong mọi hoạt động.
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Để đảm bảo cho các biện pháp quản lý GDMT thông HĐTN cho học sinh đưa ra đi đến được thành công thì các biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của nhà trường chứ không thể xây dựng trên các lý thuyết chung chung. Do vậy, khi xây dựng các biện pháp phải luôn tuân thủ nguyên tắc này.
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với các điều kiện của nhà trường và được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa
Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế các nhà trường, phải dựa trên nền tảng các thành tích đã đạt được để xây dựng các biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN cho học sinh sao cho đảm bảo sự kế thừa liên tiếp phát triển. Ngoài ra các biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN cho học