1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm
Kiểm tra là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm của giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:
Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.
Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia.
Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh về các nội dung đã được trải nghiệm để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức chung cũng như các kiến thức mà các em lĩnh hội được từ các hoạt động GDMT, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin, giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động của mình.
Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của GV đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục về môi trường. Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến GDMT,…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng GDMT trong nhà trường.
Kiểm tra đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh.
Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với hoạt động GDMT thông qua trải nghiệm. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá GDMT thông qua trải
nghiệm phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục cấp học. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học sao cho hợp lý và cuối cùng là thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu.
Tóm lại quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường THCS là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý GDMT thông qua trải nghiệm không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một chu trình quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở
Có nhiều yếu tố chi phối việc quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng nhưng chủ yếu vẫn là các yếu tố sau:
- Nhận thức của của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để quản lý tốt công tác GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm thì trước hết CBQL các nhà trường phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò, tác dụng của GDMT trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Trên cơ sở đó mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGV, PHHS và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời CBQL cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm. Có nhận thức đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức thực hiện. Khi PHHS có nhận thức đúng tầm quan trọng của GDMT thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con
em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các hoạt động của lớp, của trường.
- Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng
Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng.
- Năng lực của người tổ chức GDMT thông qua trải nghiệm cho học sinh. Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc;
Để quản lý, tổ chức tốt công tác GDMT thông qua trải nghiệm thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách các hoạt động trải nghiệm cho HS sẽ là yếu tố quyết định.
- Điều kiện CSVC, kỹ thuật, tài chính phục vụ cho công tác GDMT thông qua trải nghiệm.
Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố CSVC, tài chính phục vụ cho hoạt động. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS nói chung và nhất là ở các trường vùng nông thôn, miền núi, dân tộc nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho GDMT thông qua trải nghiệm ở các nhà trường.
- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức trải nghiệm cho học sinh
GDMT thông qua trải nghiệm là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh…
Tiểu kết chương 1
Giáo dục môi trường trong nhà trường THCS hiện nay chưa được xây dựng thành môn học riêng mà chủ yếu được thực hiện thông qua việc lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào các môn học có nội dung liên quan đến môi trường, và thông qua các hoạt động trải nghiệm. Do đó việc xác định nội dung, phương pháp, phương tiện để tiến hành GDMT trong nhà trường THCS cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, cần bám sát vào mục tiêu GDMT cho học sinh THCS đã được xác định, đảm bảo và tạo ra những điều kiện tốt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh để tổ chức GDMT thông qua trải nghiệm cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện. Để thực hiện tốt hoạt động này hiệu trưởng và người quản lý phải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của CBGV, học sinh trong nhà trường, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt công tác GDMT thông qua trải nghiệm.
Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến HĐTN, quản lý HĐTN, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng trong việc quản lý tổ chức thực hiện HĐTN là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh và từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý HĐTN trong nhà trường ở các chương tiếp theo.
Với ý nghĩa đó, chương 1 là nền tảng lý luận để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường THCS thị xã Quảng Yên, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong trường THCS thời gian tới.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về kinh tế xã hội, giáo dục THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên
- Vị trí địa lý: Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên: 31 919,34 ha (chiếm 5.3 diện tích toàn tỉnh). Dân số năm 2014 là 130 106 người (chiếm khoảng 11% dân số toàn tỉnh), với 19 đơn vị hành chính cấp xã, phường.
- Điều kiện kinh tế: Đến năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã đã chiếm 37,1%; du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 29,5%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 33,4%. Từ 2015-2017, giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn đã tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 15%, thu nhập bình quân đầu người tăng 145%. Thị xã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 4,18%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng hơn 2 lần, chi cho đầu tư phát triển tăng 2,25 lần. Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chủ trương xây dựng là tỉnh trung tâm của vùng đông bắc đất nước, vì thế thị xã Quảng Yên sẽ có lợi thế để đẩy nhanh CNH -HĐH.
- Về giáo dục - đào tạo: Toàn thị xã có 6 trường THPT, 19 trường THCS, 1 trường cao đẳng nghề, 19 trường Tiểu học và 20 trường Mầm non. Trong những năm qua các cấp học, các trường học trong toàn thị xã với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tất cả các cấp học đều có lớp học cao tầng và mái bằng. Thực hiện Nghị quyết 05/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ GV đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng GD&ĐT đặc biệt ở cấp THCS phát triển bền vững với kết quả năm sau cao hơn năm trước.
2.1.2. Tình hình giáo dục THCS của thị xã Quảng Yên
Những năm qua sự nghiệp giáo dục của thị xã Quảng Yên đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Quảng Yên là địa phương đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006. Thị xã Quảng Yên có 19 trường trung học cơ sở. Mạng lưới các trường trung học cơ sở được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh.
Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS
Số trường | Số lớp | Số HS | Bình quân hs/lớp | Học sinh lưu ban (%) | Học sinh bỏ học (%) | Tỷ lệ huy động vào lớp 6 (%) | |
2015-2016 | 19 | 256 | 8762 | 34,2 | 1,7 | 0,2 | 100 |
2016-2017 | 19 | 254 | 8654 | 34,1 | 1.5 | 0,2 | 100 |
2017-2018 | 19 | 250 | 8735 | 34,9 | 0,8 | 0,2 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Giáo Dục Môi Trường Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm
- Phương Pháp Gdmt Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm
- Thực Trạng Gdmt Thông Qua Hđtn Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh
- Thái Độ Của Học Sinh Đối Với Những Hành Động Có Tác Động Đến Môi Trường
- Thực Trạng Phối Kết Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình, Xã Hội Trong Công Tác Gdmt Thông Qua Hđtn Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo Phòng GD&ĐT Quảng Yên)
Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Từ năm học 2002 - 2003 Bộ GD&ĐT đã triển khai đồng loạt đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Thông tư 58/2011/TT-BGĐT về quy chế đánh giá xếp loại HS trung học, do đó công tác đánh giá xếp loại HS được thực hiện nghiêm túc và thực chất hơn. Đặc biệt h- ưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ GD&ĐT, những năm học vừa qua, hoạt động giảng dạy và giáo dục ở các nhà trường nói chung, việc đánh giá xếp loại HS nói riêng được toàn ngành triển khai đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của HS hơn.
- Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS ở thị xã Quảng Yên ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa phư- ơng. 100% các nhà trường không có hiện tượng HS tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, có lối sống đua đòi, lười học, bỏ giờ đi chơi điện tử, gây gổ đánh nhau trong trường...
- Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Thị xã Quảng Yên luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu về chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh và HS vào học trường THPT chuyên Hạ Long của tỉnh.
Tuy vậy, tỷ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2017- 2018 tỷ lệ HS học lực yếu là 2,4%, HS học lực kém là 0,3%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”.
Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua
Số HS | Hạnh kiểm ( %) | Học lực (%) | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
2015-2016 | 8762 | 63,1 | 29,55 | 7,2 | 0,15 | 19,1 | 37,8 | 34,86 | 7,7 | 0,54 |
2016-2017 | 8654 | 62,9 | 29,6 | 7,3 | 0,2 | 19,7 | 37,6 | 34,56 | 7,6 | 0,54 |
2017-2018 | 8735 | 66,6 | 28,2 | 5,03 | 0,17 | 21,2 | 42,6 | 33,5 | 2,4 | 0,3 |
(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên)
- Về đội ngũ CBQL: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ CBQL ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực quản lý đã phát huy có hiệu quả trong công tác quản lý. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở, chi bộ Đảng, các tổ chức trong nhà trường được phát huy hiệu quả tốt trong công tác cán bộ ở các nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản lý, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.
Bảng 2.4: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua
TS trường | TSCB QL | Trình độ đào tạo | Xếp loại hàng năm | ||||||
ĐH | CĐ | Chưa đạt chuẩn | Tốt | Khá | Đạt yêu cầu | Chưa đạt yêu cầu | |||
2015-2016 | 19 | 39 | 29 | 10 | 0 | 34 | 5 | 0 | 0 |
2016-2017 | 19 | 40 | 37 | 3 | 0 | 37 | 3 | 0 | 0 |
2017-2018 | 19 | 40 | 40 | 0 | 0 | 40 | 0 | 0 | 0 |
(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên)
- Về đội ngũ GV: GV là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do một trong những nguyên nhân là những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó do sự tác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận GV còn gặp nhiều khó khăn, GV ở các trường THCS hiện nay vẫn thiếu và bất cập về chủng loại GV như thiếu GV Mỹ thuật, Âm nhạc và Tin học. Bởi vậy, muốn nâng cao chất l- ượng giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ GV.