Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp học các trường THCS năm học 2021-2022

của huyện Đắk Glong 35

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại văn học lực, hạnh kiểm của HS 3 năm học gần nhất 36

Bảng số 2.3: Kết quả khảo sát về sự cần thiết, phù hợp của việc GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 39

Bảng số 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong 40

Bảng số 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng tư duy phản biện và sáng

tạo của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong 42

Bảng số 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp và hợp tác của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong 43

Bảng số 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng tự nhận thức và cảm thông của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong 45

Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2

Bảng số 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong 46

Bảng số 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng tự học của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong 48

Biểu đồ 2.1: Kết quả đánh giá chung về thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng sống của học sinh THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 49

Bảng số 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Đăk Glong – Tỉnh Đăk Nông 50

Bảng số 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm cho học

sinh THCS huyện Đăk Glong – Tỉnh Đăk Nông 52

Bảng số: 2.12: Kết quả khảo sát công tác chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm cho học

sinh THCS huyện Đăk Glong – Tỉnh Đăk Nông 55

Bảng số 2.13: Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Đăk Glong – Tỉnh Đăk Nông 56

Bảng số 2. 14: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mang

tính chất chủ quan 59

Bảng số 2.15: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 60

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp đề xuất. 76

Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 77


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Biểu đồ kết quả đánh giá chung về kết quả giáo dục kỹ năng sống của học sinh THCS 49

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ kết quả khảo sát việc thực hiện các chức năng quản lý trên thực tiễn triển khai thực hiện giáo dục kyc năng sống cho học sinh 58

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 77


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất cứ thời đại nào, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Kỹ năng sống (KNS) được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ bản thân, chung sống hòa nhập với những người xung quanh cũng như toàn xã hội. Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung quan trọng nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; hình thành thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân trước các tác động xã hội. Quá trình giáo dục KNS có ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Ngày nay sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã, đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người. Kỹ năng sống là một thành phần quan trọng của nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Chính vì thế nội dung giáo dục KNS đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào giáo dục cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ở Việt Nam Đảng, Nhà nước ta đã rất chú ý quan tâm đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các bậc học; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có định hướng đúng đắn trong việc triển khai, nhân rộng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho thành thiếu niên. Tại Thông tư 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình phổ thông mới, từ đó chúng ta có thể thấy hoạt động trải nghiệm bằng nhiều hoạt động giúp giáo dục học sinh hình thành kỹ năng sống góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong các trường học.

Ở bậc tiểu học các em đã có những kiến thức cơ bản về KNS, tuổi của các em là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh


nghiệm sống, dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, kích động, bước bậc THCS các em phát triển cao hơn về thể chất, thay đổi về tâm lý do đó cần trang bị nâng cao những kỹ năng sống để thích nghi, phù hợp với lứa tuổi tránh tình trạng mất thăng bằng khi đối diện khó khăn, thách thức, những áp lực tác động từ gia đình, xã hội dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển hình thành nhân cách. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là rất cần thiết, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống.

Huyện Đăk Glong là huyện thuộc vùng đặc biệt khó khăn, có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%, đời sống người dân còn thấp với 37,32% thuộc diện hộ nghèo, địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, một số xã cách xa trung tâm huyện hơn 100 km. Trong những năm qua chính quyền, ngành Giáo dục đào tạo đã chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các bậc học, đặc biệt là đẩy mạnh việc quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhờ đó chất lượng giáo dục hàng năm được nâng lên.

Học sinh THCS hiện này cơ bản đã được trang bị KNS, các trường học hiện nay đã từng bước đưa hoạt động trải nghiệm vào lồng ghép để giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh. Tuy nhiên, công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của các trường học trên địa bàn toàn huyện chưa đồng bộ, còn hạn chế, bất cập, kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn lồng ghép với kế hoạch giáo dục chung của nhà trường mà chưa đưa ra kế hoạch cụ thể, chưa gắn từng hoạt động cụ thể nhằm phát huy kĩ năng sống cho học sinh. Cho nên vẫn còn tình trạng học sinh nói tục; đánh nhau; kĩ năng giao tiếp, chưa tự tin trước đám đông; kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy, phản biện của các em còn nhiều hạn chế bất cập, nhiều em còn sa đà vào các tệ nạn xã hội. Đây là những vấn đề gây nhiều nỗi lo cho gia đình, nhà trường, toàn xã hội nói chung và huyện Đắk Glong nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu để phân tích thực trạng, tìm ra các giải pháp thực hiện tốt quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả chọn nội dung “Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt


động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Xác định cở lý luận về Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS; (2) Đánh giá thực trạng về quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; (3) Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

4. Giới hạn và phạm vị nghiên cứu

Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở

Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu tại các trường THCS trên toàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Sử dụng số liệu trong 3 năm học 2018- 2019, 2019-2020, 2020-2021.


Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Các nội dung tác giả tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong chưa đồng bộ, còn hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao so với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Nếu xác định được cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng về việc quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm thì có thể đề xuất các biện pháp cấp thiết và khả thi cho các nhà quản lý, chỉ đạo công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

6. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu

6.1. Cơ sơ lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc học phổ thông.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; các văn bản pháp quy của nhà nước và các tài liệu liên quan đến vấn đề Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.

6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra bằng phiếu câu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, phân tích tổng hợp để khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

6.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng công thức toán học để thống kê, phân tích, xử lý, tổng hợp các dữ liệu thu thập trong nghiên cứu.

6.2.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia


Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia có kinh nghiệm nhằm nâng cao độ tin cậy của các biện pháp đã đề xuất.

6.2.5. Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất, nhằm khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi cuả biện pháp.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị luận văn được chia làm 3 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở

Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tình Đắk Nông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2023