Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các hoạt động khác nhau trong ngành y tế để phục vụ cho việc khám chữa bệnh, điều trị bệnh, chăm sóc bệnh nhân, nghiên cứu, đào tạo…
Hiện nay ở một số nước khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), chất thải rắn y tế được chia làm 5 loại sau: chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hóa học, chất thải bình chứa khí có áp suất, chất thải sinh hoạt. Trong đó, chất thải lâm sàng là loại chất thải nhiễm khuẩn, có nguy cơ lây nhiễm cao và được chia làm 5 nhóm nhỏ: nhóm A, nhóm B, nhóm C, chóm D, nhóm E.
- Nhóm A: Là loại chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm vật liệu bị thấm máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh: bông băng, gạc, găng tay, bột bó, đồ vải, ống truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu…
- Nhóm B: bao gồm các vật sắc nhọm: kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, ca, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể nhiễm khuẩn hay không.
- Nhóm C: Là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi đựng bệnh phẩm v.v…
- Nhóm D: Là chất thải dược phẩm bao gồm: Các loại dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị vấy đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào.
- Nhóm E: Là chất thải lâm sàng bao gồm: các mô cơ quan người, động vật, các bộ phận cắt bỏ của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn) như: chân tay, rau thai, bào thai, xác súc vật v.v…
1.2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
Quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam đã gia tăng rất nhanh vào những năm gần đây và nó được định hướng gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển kinh tế này là vấn đề gia tăng ô nhiễm do công nghiệp gây ra bao gồm cả chất thải công nghiệp nguy hại.
Theo báo cáo của JICA, tổng lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam năm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 5,5 triệu tấn và chất thải nguy hại là 0,86 triệu tấn. Theo dự báo, tổng lượng chất thải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 43.6 triệu tấn (1,55 triệu tấn chất thải nguy hại); dự báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8 triệu tấn chất thải nguy hại); và khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triệu tấn chất thải công nghiệp).
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 1
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 2
- Đối Tượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Đánh Giá Hiện Trạng, Diễn Biến Tình Hình Phát Sinh Chất Thải Rắn Tại Thành Phố Đà Nẵng
- Thành Phần Của Chất Thải Công Nghiệp Ở Thành Phố Đà Nẵng
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lượng chất thải. Phần trăm chất thải công nghiệp nguy hại vào năm 2008 là khoảng 18% trong tổng số chất thải công nghiệp. Việc phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp và ở miền Nam. Gần một nửa số chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương.
Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm tỉ lệ 30%. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn 70% lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại Việt Nam.
1.3. Tổng quan về tình hình phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn trên thế giới
1.3.1. Tổng quan chung
Việc gia tăng về số lượng và các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại do kết quả của việc tăng trưởng kinh tế liên tục, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang trở thành vấn đề gánh nặng đối với các quốc gia và chính quyền địa phương trong việc đảm bảo việc quản lý chất thải một cách hiệu quả và bền vững. Tổng lượng chất thải rắn đô thị (MSW) năm 2006 phát sinh trên toàn cầu ước tính đạt 2,02 tỷ tấn, tăng 7% hàng năm từ năm 2003 (Báo cáo Thị trường về Quản lý chất thải toàn cầu năm 2007). Nó cũng ước tính rằng giữa năm 2007 và 2011, lượng chất thải toàn cầu phát sinh sẽ tăng 37,3%, tương đương với khoảng 8% tăng mỗi năm. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các bên tham gia, Công ước Basel ước tính rằng có tương ứng khoảng 318 và 338 tấn chất thải nguy hại và chất thải khác được thải ra trong năm 2000 và năm 2001.
Tại nhiều quốc gia chất thải y tế được phân loại như là chất thải nguy hại.
Theo ước tính của WHO tổng lượng chất thải y tế của mỗi một người trong mỗi một năm ở hầu hết các nước thu nhập thấp phát sinh từ 0.5 đến 3kg. Không có ước tính về lượng chất thải công nghiệp. Cục Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) ước tính các cơ sở công nghiệp của Mỹ mỗi năm tạo ra và thải bỏ khoảng 7.6 tỉ tấn chất thải rắn công nghiệp không nguy hại. EU ước tính 25 quốc gia thành viên sản xuất ra 700 triệu tấn chất thải nông nghiệp hàng năm. Chất thải điện và thiết bị điện tử hoặc chất thải điện tử cũng là một trong những loại chất thải gia tăng nhanh nhất và bằng 1% tổng lượng chất thải rắn trung bình mỗi năm tại các nước đang phát triển. Dự kiến tăng lên 2% trong năm 2010.
Cho dù các Chính phủ và các tổ chức khác trên thế giới đã và đang nỗ lực đáng kể để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải nhưng vẫn còn nhiều điểm thiếu cần được bổ sung trong vấn đề này. Ngân hàng thế giới ước tính tại các nước đang phát triển các thành phố thường chỉ dùng 20 đến 50 phần trăm ngân sách hiện có của họ cho việc quản lý chất thải rắn (đổ trực tiếp và đốt không xử lý khí thải là bình thường) mặc dù còn khoảng 30-60 phần trăm chất thải rắn đô thị còn chưa được thu gom và có khoảng ít hơn 50% dân số được phục vụ trong việc thu gom chất thải rắn. Ở các nước thu nhập thấp, việc tự thu gom đã chiếm đến 80-90% ngân sách cho việc quản lý chất thải rắn đô thị. Ở các nước có thu nhập trung bình chi phí thu gom chất thải chiếm 50- 80% tổng ngân sách. Ở các nước có thu nhập cao, việc thu gom chỉ chiếm chưa đến 10
% ngân sách, điều này có nghĩa kinh phí còn lại dành cho các cơ sở xử lý chất thải. Ở những nước tiên tiến sự tham gia của cộng đồng làm giảm bớt chi phí thu gom chất thải và tạo điều kiện cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải.
Do vậy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý chất thải với nỗ lực hết sức để giảm khối lượng chất thải và giành kinh phí cho việc quản lý chất thải. Nếu hầu hết các chất thải có thể chuyển thành nguyên vật liệu và tài nguyên được phục hồi thì sẽ giảm được đáng kể khối lượng chất thải cuối cùng và những nguyên vật liệu được phục hồi và nguồn tài nguyên tận dụng được này sẽ tạo ra doanh thu để phục vụ cho việc quản lý chất thải.
1.3.2. Tình hình quản lý CTR tại một số nước trên thế giới
1.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý CTR tại Nhật Bản:
* Cơ cấu tổ chức
Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, có 7 văn phòng MT tại các địa phương, giống như là các chi nhánh của Bộ Môi trường có nhệm vụ:
- Quản lý CTR và tái chế;
- Quản lý việc bảo tồn MT;
- Bảo tồn và phát triển MT tự nhiên;
- Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã.
* Hoạt động:
- Ban hành các bộ luật về quản lý rác thải và tái chế;
- Quản lý rác thải theo mô hình 3R: phân loại rác tại các hộ gia đình thành 3
loại:
+ Rác hữu cơ dễ phân hủy: được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản
xuất phân compost;
+ Rác khó tái chế (hoặc hiệu quả tái chế không cao) nhưng có thể cháy: sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất;
+ Rác có thể tái chế: được đưa các nhà máy tái chế.
* Hiệu quả hoạt động
Theo số liệu của Bộ Môi trường, hàng năm có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong đó chỉ có khoảng 5% phải đưa tới bói chụn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được
xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác.
1.3.2.2. Kinh nghiệm quản lý CTR tại Singapore
* Hoạt động:
- Xúc tiến thực hiện 3R để bảo tồn tài nguyên;
- Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai, trong thời hạn 7 năm;
- Từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phộp.Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bói chụn lấp. Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép;
- Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dòi.
- Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.3.2.3. Kinh nghiệm quản lý CTR tại Minnesota, Mỹ:
* Cơ cấu tổ chức:
Có hai cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chất thải rắn tại Minnesota.
- Cơ quan Kiểm soát ô nhiễm Minnesota (MPCA) trực thuộc Cơ quan Bảo vệ môi trường liên bang, nó phát triển và thực thi các quy định quản lý chất thải của nhà nước. Ngoài ra, MPCA cấp giấy phép quản lý chất thải rắn đối với chất thải xe tải và chủ sở hữu cơ sở chất thải rắn.
- Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota (Oea) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, giáo dục môi trường cho các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, trường học, các nhóm cộng đồng, và của công dân, tập trung cụ thể về giảm chất thải và tái chế. Oea cũng chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch chất thải rắn.
* Mục tiêu quản lý chất thải rắn:
- Giảm số lượng và độc tính của chất thải phát sinh;
- Phục hồi có thể sử dụng vật liệu và năng lượng từ chất thải;
- Giảm thiểu chôn lấp chất thải
- Phối hợp quản lý chất thải giữa cỏc phòn mảng chính trị, và
- Bảo đảm trật tự và phát triển các cơ sở quản lý chất thải.
* Ưu tiên quản lý CTR
- Giảm chất thải và tái sử dụng
- Ttái chế chất thải
- Ủ chất thải và chất thải thực phẩm sân
- Tài nguyên phục hồi thông qua phân bón hoặc đốt và
- Chôn lấp
* Lập kế hoạch quản lý CTR
Lập kế hoạch quản lý chất thải rắn chủ yếu là trách nhiệm quận, nhưng các yêu cầu quy hoạch thay đổi nếu nó là một huyện hay thành phố trong Minnesota. Kế hoạch đề xuất của quận phải được sự chấp thuận của Oea; nó phải bao gồm việc giảm chất thải và các quy định tái chế, cũng như quy định để giảm thiểu lượng chất thải được xử lý tại bói chụn lấp. Chính quyền thành phố phải xây dựng kế hoạch theo quy định gần đây nhất "Kế hoạch chính sách đô thị tầm xa" được thông qua bởi Hội đồng thành phố, và sửa đổi bởi Oea.
* Hình thức thu gom
Chính quyền thành phố có 3 lựa chọn:
- Tự thu gom: thu thập rác thải bằng xe vận tải trong thành phố và người lao
động;
- Thuê tư nhân: hợp đồng với một hoặc nhiều công ty thu gom rác thải để thu
thập rác thải trong thành phố; và
- Mở cửa: thành phố cho phép xe tải được cấp phép thu thập rác thải trong thành phố.
* Hiệu quả của hệ thống:
Oea ước tính số lượng chất thải rắn phát sinh tại Minnesota đã tăng 37 phần trăm kể từ năm 1992, mặc dù có một mục tiêu theo luật định để làm giảm lượng chất thải phát sinh 10% trong thời kỡ đú. Trong số khoảng 5.600.000 tấn, tạo ra:
-> khoảng 47% được tái chế;
->< 0.5% là phân compost
-> khoảng 20% là đốt trong các cơ sở chất thải thành năng lượng, và
-> khoảng 33% được xử lý tại bói chụn lấp. 658.000 tấn đã được chôn lấp ở bên ngoài tiểu bang.
1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- TCVN 6706-2009: Chất thải nguy hại. Phân loại;
- TCVN 6696-2009: Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về Bảo vệ môi trường;
- TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 320:2004- Tiêu chuẩn thiết kế bãi chon lấp chất thải nguy hại;
- Quyết định số 27/2004/QĐ-BXD ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 320-2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Tiêu chuẩn thiết kế;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTG ngày 10 tháng 7 năm 1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải rắn y tế;
- Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Thông tư số 05/2007/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc quản lý đất đai đối với các cơ sở giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục-thể thao, khoa học-công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
- Thông báo số 50/TB-VPCP ngày 19 tháng 3 năm 2007 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc áp dụng các công nghệ xử lý rác được nghiên cứu trong nước;