Kinh Nghiệm Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Của Tỉnh Quảng Ninh


phải cân đối đủ nguồn lực, không để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, các chế độ, chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, căn cứ phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo hướng từng bước tính đủ chi phí, trong đó năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp theo Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Nhà nước thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; đồng thời, Nhà nước có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng còn khó khăn để được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu.

- Trong điều kiện cân đối ngân sách còn khó khăn, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác trong, ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác; dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với thực hiện năm 2015.

Thời gian qua, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, nhất là khu vực FDI và khu vực dân cư. Công tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ thực hiện theo đúng Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ KLHT, hạn chế tối đa khởi công mới. Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn của trung ương để chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Trong thực hiện khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh toán


cho khối lượng hoàn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mới ít. Công tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác quyết toán đầu tư những năm gần đây được tỉnh hết sức chú trọng, chỉ đạo quyết liệt. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2013 đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực quyết toán vốn đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông ở cả cấp tỉnh và cấp huyện. Các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án trọng điểm, dự án xây dựng nông thôn mới... được hoàn thành cơ bản làm thay đổi bộ mặt đô thị, nhiều dự án hoàn thành phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi, an sinh xã hội.

Theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN. Tỉnh đã thực hiện tốt các giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm soát; thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư.

2.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong 13 địa phương trong cả nước có số thu NSNN được điều tiết về Trung ương. Hằng năm, số thu NSNN của Quảng Ninh tăng, nhưng kèm theo đó, số chi NSNN cũng tăng theo. Năm 2014, tổng chi ngân sách của tỉnh ở mức hơn 8.600 tỷ đồng, năm 2015 đã tăng lên 13.200 tỷ đồng, năm 2017 lên gần 16.000 tỷ đồng và năm 2018 gần 18.000 tỷ đồng. Ðiều đáng nói là tuy số chi tăng nhanh, nhưng Quảng Ninh lại có cách xác định chi NSNN theo hướng khác biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.


Định hướng của tỉnh là tiếp tục theo đuổi mục tiêu dành mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Trong ba năm gần đây, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương trên cả nước bố trí vốn cho đầu tư XDCB đạt tỷ trọng hơn 50% tổng chi NSÐP. Theo đó, năm 2014, tỉnh bố trí 54%; năm 2015 là 53,7%; năm 2016 hơn 54%. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đồng thời quyết liệt trong chỉ đạo điều hành ngân sách với tinh thần tiết kiệm CTX để tăng chi NSNN cho hoạt động ĐTPT. Theo đó, toàn bộ số tiền 1.700 tỷ đồng của năm 2015 và gần 2.700 tỷ đồng của năm 2016 có được do tiết kiệm CTX đã được "dồn" cho nhiệm vụ đầu tư, góp phần đẩy mức chi ĐTPT năm 2016 của Quảng Ninh lên 56% tổng chi NSNN, cao gấp gần hai lần tỷ lệ chi ĐTPT của năm 2014 (29,5%).

Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên - 9

Tỉnh đã điều hành linh hoạt ngân sách, sử dụng các nguồn lực khác từ nguồn tăng thu, ứng trước từ nguồn dự phòng tiền lương,... để bổ sung nguồn lực cho ĐTPT. Song song với việc tăng chi cho ĐTPT, Quảng Ninh cũng chủ trương tiết kiệm CTX. Do thực hiện khá sát sao công tác tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, nên hằng năm UBND tỉnh đều giao tăng phần tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khối tỉnh, giảm dần phần NSNN cấp cho các đơn vị. Theo thống kê của Sở Tài chính, so với năm 2014, năm 2017 đã giảm 32 trong số 142 đơn vị hưởng NSNN 100%, đồng thời tăng bốn đơn vị tự chủ 100% về tài chính, đưa số đơn vị tự chủ 100% lên 18 đầu mối, tăng sáu đơn vị tự chủ 70%, sáu đơn vị tự chủ 50% và 14 đơn vị tự chủ 30%. Năm 2018, toàn tỉnh tiếp tục giảm thêm 20 đơn vị ngân sách bảo đảm 100%; tăng thêm 16 đơn vị tự chủ 100%, một đơn vị tự chủ 70% , một đơn vị tự chủ 60%, 13 đơn vị tự chủ 50%, sáu đơn vị tự chủ 30%, bảy đơn vị tự chủ 20%... Như vậy, việc giảm chi NSNN cho khu vực hành chính sự nghiệp đã được Quảng Ninh coi là biện pháp chủ yếu trong cuộc đua giảm chi tiêu NSNN trong khu vực hành chính - sự nghiệp. Vì vậy, Quảng Ninh đã được nhiều địa phương coi là điển hình để học tập về mô hình quản lý chi NSNN gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

2.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm quản lý chi NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học quản lý chi NSNN tỉnh ở Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, dự toán chi NSĐP được lập theo niên độ, cần xác định việc xây dựng dự toán chi sát với thực tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện


có hiệu quả các mục tiêu phát triển KT – XH, là cơ sở để thực hiện tốt kỷ luật tài khóa tại địa phương

Thứ hai, kinh nghiệm các tỉnh đều cho thấy, phải xác định được mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi NS cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu ĐTPT phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, chú trọng ĐTPT kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, động lực thúc đẩy phát triển KT- XH, rút ra từ bài học kinh nghiệm từ tỉnh Quảng Ninh là một trong số ít địa phương bố trí vốn cho đầu tư XDCB đạt tỷ trọng hơn 50% tổng chi NSĐP.

Thứ ba, quản lý chấp hành DT CTX và chi ĐTPT phải được thực hiện theo các nội dung chi gắn với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng NS.

Thứ tư, học tập mô hình quản lý chi NSNN gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước thông qua việc thực hiện sát sao công tác tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, giao tăng phần tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khối tỉnh, giảm dần phần NSNN cấp cho các đơn vị, góp phần giảm chi NSNN cho khu vực hành chính, sự nghiệp – biện pháp chủ yếu trong cuộc đua giảm chi tiêu NSNN trong khu vực hành chính – sự nghiệp. Tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NS thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm CTX vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong các cơ quan hành chính.

Thứ năm, trong quá trình quản lý chi NSNN cần đề cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan nhà nước thông qua các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, thành phố với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về công tác quản lý chi NS góp phần hoàn thiện công tác QLNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham


nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.


Kết luận chương 2

Với mục tiêu nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số địa phương, Chương 2 đã tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

Hệ thống hóa, bổ sung lý luận về chi NSNN bao gồm các nội dung: Luận án đưa ra khái niệm về chi NSNN đặc điểm chi NSNN ở Việt Nam;

Nghiên cứu lý luận về quản lý chi NSNN đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, mục tiêu và nội dung quản lý chi NSNN, nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN cấp tỉnh. Đáng chú ý, tác giả đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN. Các tiêu chí này không chỉ phản ánh kết quả chi NSNN mà còn phản ánh cả quá trình thực hiện chi NSNN gắn với công tác quản lý chi NSNN.

Khái quát kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số tỉnh, thành phố, tác giả đã đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị như: xác định mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN, quản lý chi NSNN gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đề cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong quản lý chi NSNN, xây dựng lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính... Mọi chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư....

Những nội dung trên là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý chi


NSNN; đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Thái Nguyên trong các chương tiếp theo.


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN‌

3.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thái Nguyên cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác của Quân khu 1.

Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Khi tách ra, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Thái Nguyên (tỉnh lị), thị xã Sông Công và 7 huyện: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, Phổ Yên.

Theo Nghị quyết số 32/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, thị xã Sông Công được nâng cấp thành thành phố Sông Công và huyện Phổ Yên được nâng cấp thành thị xã Phổ Yên. Thái Nguyên có 2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B


Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn. Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng. Ngoài ra, khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên như quặng sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, ... Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài. Thái Nguyên có các điểm du lịch như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024